Pháp luật của Việt Nam đối với các nguyên tắc hoạt động của WTO

Một phần của tài liệu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới wto, thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp việt nam (Trang 30)

5. Bố cục đề tài

2.2.Pháp luật của Việt Nam đối với các nguyên tắc hoạt động của WTO

2.2.1. Một số quy định trong Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế

Để giúp cho những nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được khả thi hơn và đi vào đời sống của doanh nghiệp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Trong văn bản này, hai nguyên tắc được cụ thể hóa bằng cách nêu ra khái niệm trong từng lĩnh vực của hoạt động thương mại quốc tế, nêu ra nguyên tắc, phạm vi áp dụng cũng như những trường hợp ngoại lệ chung và riêng cho cả hai nguyên tắc.

Thứ nhất, đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc, văn bản nêu lên khái niệm của nó trong những lĩnh vực cụ thể của thương mại quốc tế như: thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nhưng nhìn chung đó là sự đối xử không kém thuận lợi hơn đối với những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nước ngoài so với những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cùng loại đó của một nước thứ ba khác là thành viên của WTO. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng là những trường hợp sẽ áp dụng Đối xử tối huệ quốc tại Điều 6 bao gồm: Khi pháp luật Việt Nam có quy định, khi điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định, khi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới đã áp dụng nguyên tắc này với Việt Nam và các trường hợp khác do chính phủ quy định. Sau đó, pháp lệnh nêu lên phạm vi áp dụng và các ngoại lệ trong từng lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sỡ hữu trí tuệ. Nếu như trong các hiệp định của WTO có quy định về Đối xử tối huệ quốc mà rõ nhất là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, những câu từ được thể hiện khó hiểu làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận thì trong văn bản này, nguyên tắc đó đã được “nội luật hóa” thành những quy

định của pháp luật Việt Nam, mang đậm sắc thái từ ngữ của Việt Nam và từ đó giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng trong quá trình hoạt động.

Nguyên tắc Đối xử quốc gia cũng được thể hiện theo bố cục tương tự. Trong đó, khái niệm trong từng lĩnh vực cũng được khái quát: Đó là sự đối xử không kém thuận hơn của nhà nước Việt Nam đối với những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cùng loại trong và ngoài nước. Về trường hợp áp dụng của hai nguyên tắc hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc này lại không được chia thành từng lĩnh vực cụ thể mà chỉ nêu lên khái quát phạm vi áp dụng: “Đối xử quốc gia được áp dụng thuộc Điều 2 của pháp lệnh này theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 của pháp lệnh này trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.” Và bốn trường hợp ngoại lệ riêng đó là: mua sắm của chính phủ do phục vụ cho việc tiêu dùng của chủ thể này; các khoản trợ cấp sản xuất trong nước; các quy định hạn chế thời lượng của phim ảnh trình chiếu; các khoản chi phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.

Bên cạnh đó, trong văn bản còn nêu ra những ngoại lệ chung cho cả hai nguyên tắc tại Điều 5: “1. Không áp dụng Đối xử quốc gia và Đối xử tối huệ quốc trong trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

2. Không áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với ngoại lệ này, Việt Nam đã vận dụng những ngoại lệ chung tại Điều XX và ngoại lệ về an ninh tại Điều XIX của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại để phù hợp với tình hình thực tế của nước ta nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước và nhân dân Việt Nam trong quá trình hội nhập.

2.2.2. Một số cam kết của Việt Nam trong WTO

Khi một nước muốn gia nhập vào ngôi nhà chung WTO thì đều phải đưa ra những cam kết phù hợp với luật lệ chung của tổ chức này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta đã đưa ra và thực hiện trên hai mươi cam kết trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Cam kết về ô tô, về hàng dệt may, về giấy, về điện tử,… Sau đây là một số cam kết có liên quan mật thiết đến các nguyên tắc của WTO.

Thứ nhất là Cam kết WTO đối với ngành dệt may Việt Nam thể hiện nguyên tắc Mở cửa thị trường. Theo như cam kết này Việt Nam phải mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa nước ngoài bằng việc cắt giảm thuế nhập khẩu.26 Bên cạnh đó còn có Cam kết về hạn chế số lượng xuất, nhập khẩu: Việt Nam cam kết từ khi gia nhập WTO sẽ không áp dụng mới và áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp với quy định của WTO.27

Về nguyên tắc Đối xử quốc gia có Cam kết thuế nội địa. Theo đó, Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO khi ban hành và áp dụng các luật và quy định liên quan đến thuế nội địa. Đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử kể từ khi gia nhập WTO.28

Đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc có thể kể đến cam kết chung về thuế quan. Trong đó, Việt Nam sẽ phải bảo đảm các mức thuế suất áp dụng hàng năm không được cao hơn các mức thuế suất cam kết ràng buộc tương ứng. Hay nói cách khác là hằng năm khi chính phủ ban hành các quy định về thuế suất nhập khẩu áp dụng cho các thành viên của WTO sẽ không vượt quá mức đã cam kết nhằm tạo sự bình đẳng cho các thành viên khác.29

Đối với nguyên tắc cạnh tranh công bằng thì mục đích của nó là tạo ra điều kiện thuận lợi bình đẳng cho những doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển. Chính vì vậy, những cam kết của Việt Nam có liên quan đến việc cắt giảm thuế quan hay không hạn chế với số lượng, hay cam kết về các biện pháp phi thuế quan,… Tất cả chúng đều thể hiện được nguyên tắc này. Ví dụ: Cam kết chung về mở cửa thị trường nông sản. Trong đó nêu ra những cam kết về thuế quan cắt giảm đối với từng loại nông sản, mức giảm trung bình là 10,6%, thời gian cắt giảm là từ 3-5 năm,… Tất cả những vấn đề đó là đều hướng tới mục đích cuối cùng là tạo sự bình đẳng cho tất cả thành viên của WTO.30

26 Trung tâm WTO, Cam kết WTO về dệt may, http://www.trungtamwto.vn/an-pham/cam-ket-wto-ve-det- may, 10-11-2014.

27 Trung tâm WTO, Cam kết WTO về hạn chế số lượng xuất, nhập khẩu, http://www.trungtamwto.vn/an- pham/cam-ket-wto-ve-han-che-so-luong-xuat-nhap-khau , 10-11-2014.

28 Trung tâm WTO, Cam kết WTO về thuế nội địa, http://www.trungtamwto.vn/an-pham/cam-ket-wto-ve- thue-noi-dia , 10-11-2014.

29

Trung tâm WTO, Cam kết chung về thuế quan, http://www.trungtamwto.vn/an-pham/cam-ket-chung-ve- thue-quan , 10-11-2014.

30 Trung tâm WTO, Cam kết chung về mở cửa thị trường nông sản, http://www.trungtamwto.vn/an- pham/cam-ket-chung-ve-mo-cua-thi-truong-nong-san , 10-11-2014.

Tóm lại về những nguyên tắc hoạt động của WTO chủ yếu là được thể hiện trong các Hiệp định song phương và đa phương. Trong đó, rõ ràng và phổ biến nhất là Đối xử quốc gia và Đối xử tối huệ quốc. Hai nguyên tắc còn lại được đề cập rải rác trong các văn bản khác nhưng chúng nhìn chung về nguyên tắc đều mang tính ràng buộc với các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiến hành nội luật hóa những quy định này để chúng trở nên thuần việt cũng như gần gũi hơn với doanh nghiệp và công dân Việt Nam.

CHƢƠNG 3

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP

LUẬT

Trong lịch sử của Việt Nam từ xưa đến nay, khi chúng ta gia nhập vào một tổ chức quốc tế nào cũng vậy. Bên cạnh những thuận lợi chúng ta luôn phải đối mặt với những khó khăn lớn lao do nhiều nguyên nhân mang lại. Với WTO cũng vậy, những thuận lợi thì không cần đề cập nhiều bởi đa số doanh nghiệp đều nhận thấy được. Tuy nhiên, đối với những khó khăn thì để có thể phát hiện và khắc phục được không phải là một vấn đề đơn giản.

3.1. Những thuận lợi và khó khăn mà các nguyên tắc hoạt động của WTO tạo ra doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1. Những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam

Từ thời xưa, người Việt có một câu thành ngữ rất đúng đắn: “Phi thương bất phú”. Chúng ta biết rằng nếu muốn phát triển đất nước và đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chỉ có con đường thương mại mà cánh cửa để bước vào đó chính là WTO. Thông qua quá trình tìm hiểu về nó, chúng ta đều nhận thấy rằng không phải một cách ngẫu nhiên mà các nước trong đó có Việt Nam đều cố gắng trở thành thành viên của tổ chức này. Bởi vì khi bước vào đó, các doanh nghiệp trong nước, nền kinh tế quốc gia sẽ có những cơ hội thực sự lớn lao để phát triển, từ đó cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện, nhà nước và chế độ sẽ được ổn định, vững chắc.

Thứ nhất, các doanh nghiệp ngoài thị trường quen thuộc trong nước, có thể xâm nhập vào những thị trường mới với nhiều cơ hội lớn hơn để tìm kiếm lợi

nhuận. Thật vậy, số thành viên của WTO hiện nay đã lên đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên 90% thương mại toàn cầu. Trong đó bao gồm cả thị trường của những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, EU,… và những thị trường được xem là hấp dẫn bởi có dân số cao như: Trung Quốc, Ấn Độ, Canada,… Việc này đồng nghĩa là doanh nghiệp trong nước đã có thể tự do hơn để tiến vào các thị trường này. Theo báo cáo của tổng cục thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ bốn mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên tám mặt hàng năm 2010. Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: Hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn trước. Giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước. Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm. Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm. Như vậy kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất mạnh mà đặc biệt là các mặt hàng chủ lực và được xem là thế mạnh của nước ta như hàng dệt may, hải sản và lúa gạo. Về phần thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, các nước châu Á là thị trường đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%; thị trường các nước châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước.31 Đây là một trong những tín hiệu đáng vui mừng nhất cho nước ta, từ những thị trường quen thuộc là các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, chúng ta đã vươn xa hơn tăng kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, các nước Châu Âu và những thị trường có phần mới mẻ như Châu Phi và Châu Đại Dương.

Thứ hai, sản phẩm của Việt Nam dễ dàng tiến vào thị trường các thành viên khác do được đối xử bình đẳng và tăng khả năng cạnh tranh theo những nguyên tắc của WTO. Như đã phân tích ở trên, theo như nguyên tắc MFN và NT thì hàng hóa, dịch vụ và các sản phẩm liên quan đến sở hữu trí tuệ của Việt Nam khi cùng với các sản phẩm cùng loại đến từ những nước khác trong điều kiện bình thường sẽ không bị phân biệt đối xử với nhau và với sản phẩm cùng loại trong nước. Mà đặc biệt là nước ta sẽ được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện thành tựu cắt giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31 Tổng cục Thống kê, Kinh tế xã hội thời kì 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu,

thuế quan của WTO và GATT trong suốt gần bảy mươi năm qua. Đây là một thuận lợi rất lớn cho Việt Nam, khi nước ta vốn dĩ là một nước đang phát triển. Chúng ta phải mất chi phí rất lớn sản xuất ra các sản phẩm của mình để xuất khẩu mà chủ yếu là hàng hóa, từ việc chi phí lao động, nguyên vật liệu, vận chuyển,… Đặc biệt là chi phí mua những dây chuyền công nghệ hay kĩ thuật từ những nước khác. Cho nên nếu sản phẩm của Việt Nam không được đối xử một cách ngang bằng, có thể là bị áp dụng mức thuế cao hơn, thì sẽ mất đi khả năng cạnh tranh về giá vì dù cho chất lượng có tốt đi chăng nữa thì trong thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn này, một bộ phận lớn người tiêu dùng vẫn ưu tiên chọn sản phẩm có giá cả tương đối thấp. Đặc biệt có thể thấy một điều là được hưởng lợi nhiều nhất từ việc này là các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp của nước ta với những con số cụ thể như sau: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 8% mà đáng kể nhất là sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 12,3% so với năm 2006, tương đương 4,9 triệu tấn. Bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 sản lượng lương thực tăng 2,4% (trong đó sản lượng lúa tăng 2,2%/năm). Sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao lượng xuất khẩu. 32

Điều này hoàn toàn không khó hiểu về những con số rất tích cực như vậy, từ xưa đến nay nước ta vốn dĩ có thế mạnh về sản xuất các mặt hàng nông-lâm-ngư nghiệp, là nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nhiều năm qua. Chính vì vậy, khi ngày nay có được đầu ra tốt hơn với lợi nhuận cao hơn các mặt hàng này được tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nhầm phục vụ tối đa cho nhu cấu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm của Việt Nam đảm bảo được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu như trước đây khi xuất khẩu vào một nước, các doanh nghiệp Việt Nam phải lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống luật cạnh tranh của nước đó và các chính sách bảo hộ sản xuất hay những ưu đãi trong nước. Do vậy, khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, hình thức,… bị giảm sút do điều kiện không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, khi là thành viên của WTO, các mối lo ngại trên đã dần biến mất, chúng ta chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu; bao bì,

Một phần của tài liệu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức thương mại thế giới wto, thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp việt nam (Trang 30)