Giai đoạn bồi lấp thung lũng cắt xẻ

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 116)

Biển tiến Flandrian bắt đầu xảy ra vào thời gian khoảng (20.000 - 18.000 năm BP), khi đó mực nước biển ởđộ sâu từ -100 đến -120m nước.

Thời kỳ trước biển tiến Flandrian vùng nghiên cứu chịu chế độ xâm thực và phong hóa bóc mòn, bề mặt đồng bằng khi đó là các trầm tích Pleistoxen muộn gồm bột sét, cát màu sắc loang lổ thuộc hệ tầng Long Mỹ

(Q13lm). Ở khu vực Bến Tre, phạm vi giữa cửa Đại và cửa Hàm Luông hình thành thung lũng cắt xẻ kéo dài từ lục địa ra phía biển (Hình 4.4). Kết quảđo

địa chấn nông phân giải cao tuyến mặt cắt song song với đường bờ hiện tại ở độ sâu khoảng - 20m nước (Hình 4.2) của Zuo Xue và nnk (2010)[67], xác

định bề rộng của thung lũng cắt xẻở vị trí này khoảng 26-30km. Trên mặt cắt các lỗ khoan ở khu vực Bến Tre xác định được bề rộng thung lũng cắt xẻ

khoảng 20-22km và chiều sâu từ -50m đến -65m (Hình 4.3).

Cho đến nay, kết quả thu thập và xử lý nhiều lỗ khoan vùng nghiên cứu, hàng trăm lỗ khoan vùng đồng bằng sông Cửu Long và các kết quả đo

nước chỉ xác định được duy nhất một hệ thống thung lũng cắt xẻ thời kỳ

Pleistoxen muộn ở khu vực Bến Tre (Hình 4.3).

Quá trình biển tiến Flandrian xảy ra, vùng nghiên cứu chuyển từ chếđộ

xâm thực bóc mòn sang chếđộ bồi lấp thung lũng cắt xẻ.

Kết quả nghiên cứu dao động mực nước biển của Hanebuth và nnk (2000) [43] ở khu vực thềm Sunda, một trong những vùng thềm ổn định nhất của thế giới, bao gồm thềm phía nam Việt Nam, nơi sông Cửu Long đổ ra biển cho thấy mực biển dâng trong khu vực có diễn biến như sau (Hình 4.1):

- Từ 19.000 năm BP đến 14.600 nghìn năm BP, mực nước biển dâng 18m, từ độ sâu -114m nước đến -96m nước với tốc độ dâng trung bình là 4,1mm/năm.

- Từ 14.600 năm BP đến 14.300 năm BP mực nước biển dâng lên rất nhanh từ -96m đến -80mtrong một khoảng thời gian rất ngắn 300 năm, tốc độ

dâng trung bình là 53,3 mm/năm.

- Từ 14.300 năm BP đến 13.100 năm BP mực nước biển dâng từ -80 tới -64 m, với tốc độ 13,3 m/năm.

Hình 4.1. Sơđồ dao động mực nước biển trong Holoxen tại thềm Sunda Hanebuth và nnk (2000)

Quá trình dâng liên tục của mực nước biển làm cho mực xâm thực cơ

sở trong thung lũng cắt xẻ giảm dần độ chênh lệch với mực xâm thực gốc, thung lũng cắt xẻ từ chế độ đào khoét lòng chuyển sang chế độ bồi lấp, giai

đoạn này hình thành các tướng trầm tích lục địa do sông thống trị thuộc hệ

thống trầm tích biển thấp (lowstand systems tract – LST) ở khu vực Bến Tre. Vùng ngoài thung lũng cắt xẻ nơi có địa hình cao nhưở Trà Vinh, Sóc Trăng, có bề mặt địa hình ở độ sâu từ -20 đến -25m vẫn tiếp tục chịu chế độ phong hóa bào mòn tạo nên những tập trầm tích màu sắc loang lổ và chứa sạn laterit bắt gặp trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu (Hình 4.4).

Hệ thống trầm tích biển thấp thành tạo trong thung lũng cắt xẻ ở Bến Tre bao gồm các tướng thuộc nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ bao gồm 05 tướng trầm tích, phân bốở độ sâu - 44 m đến -65,3m. Trong các mặt cắt lỗ

khoan cho thấy sự chuyển tướng từ tướng lòng sang tướng bãi bồi theo trình tự sau: (1) tướng cát sạn sỏi lòng sông → (2) tướng cát bột đê tự nhiên → (3) tướng sét, bột đồng bằng ngập lụt → (4) tướng trầm tích đầm lầy ven sông →

(5) tướng bột sét trên triều (Hình 4.3).

Tướng cát sạn lòng sông bắt gặp trong lỗ khoan LKBT2 phân bốởđộ sâu từ -54,7 đến -65,3m là tầng lót đáy nằm trực tiếp trên bề mặt bào mòn của các trầm tích cổ hơn có tuổi Pleistoxen thuộc hệ tầng Long Mỹ.

Đặc trưng của sông miền đồng bằng là sự phát triển của các đê tự nhiên dọc hai bên lòng sông tạo thành địa hình gờ cao hai bên lòng dưới dạng lòng dẫn của sông. Cấu thành đê tự nhiên gồm các trầm tích hạt thô có thành phần chủ

yếu là cát, bột và sét chiếm tỷ lệ thấp. Tại lỗ khoan LKBT2 vùng nghiên cứu, trầm tích tướng cát bột đê tự nhiên gặp ởđộ sâu từ -47,8 đến -54,7m. Vào mùa lũ, mực nước sông dâng cao, tràn qua đê tự nhiên tạo điều kiện lắng đọng trầm tích ngoài đê, hình thành tướng trầm tích đồng bằng ngập lụt.

Tướng trầm tích đồng bằng ngập lụt có thành phần chủ yếu là bột sét chứa cát hạt mịn. Trầm tích đồng bằng ngập lụt hình thành, thúc đẩy nhanh quá trình bồi lấp thung lũng cắt xẻ. Bề mặt của thung lũng cắt xẻ có dạng địa hình dốc thoải từđê tự nhiên về hai phía xa lòng sông hơn, phần tiếp giáp giữa đồng bằng ngập lụt với bậc thềm tạo thành địa hình trũng thấp, sình lầy hình thành các đầm lầy ven sông với diện phân bố hẹp kéo dài và bề dày trầm tích mỏng, chúng tồn tại trong thời gian ngắn, khi lòng sông dịch chuyển đến gần hơn hoặc quá trình bồi lấp của thung lũng cắt xẻ tăng dần lên thì các trũng đầm lầy ven sông cũng dần được bồi lấp bởi các trầm tích bột sét tạo thành bề mặt đồng bằng ngập lụt.

Tại lỗ khoan LKBT3 vùng nghiên cứu bắt gặp tướng trầm tích đầm lầy nước ngọt có thành phần chủ yếu là sét bột màu xám đen có chứa nhiều mùn thực vật và thân cây phân bốở độ sâu từ -53,56m đến -45,5m phủ trực tiếp trên trầm

tích loang lổ Pleistoxen của hệ tầng Long Mỹ. Kết quả phân tích tuổi tuyệt đối của thân cây trong trầm tích đầm lầy ởđộ sâu -54m có tuổi 10.130 ± 110 năm BP.

Vào cuối Holoxen sớm mực nước biển được dâng cao, đường bờ biển tiến gần vào khu vực nghiên cứu và cho thấy sự ảnh hưởng của thủy triều tại vùng nghiên cứu. Trong các lỗ khoan LKBT2 và LKBT3, ởđộ sâu từ -44m đến -48m bắt gặp tướng trầm tích trên triều có thành phần bột sét màu nâu xám đến xám (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đen chứa các dạng Bào tử phấn hoa mặn, lợ như: Phragmite communis, Typha

sp., Cynodon dactylon, Ipomea maritima,.... Trong trầm tích các loài tảo mặn-lợ

cũng bắt gặp như: Cyclotella stylorum, Paralia sulcata, Coscinodiscus asteromphalus, Coscinodiscus curvatulus.

Hình 4.2. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến cửa Đại - cửa Hàm Luông

Hình 4.3. Mặt cắt địa tầng phân tập – tướng trầm tích Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long

S« ng H Ëu S«ng TiÒn (LST) (TST) (HST) HÖ thèng trÇm tÝch biÓn tiÕn HÖ thèng trÇm tÝch biÓn cao HÖ thèng trÇm tÝch biÓn thÊp BÒ m Æt bµo mßn t r−íc b iÓn tiÕn Fl andria n (ma) (a) (m) (am) (am) (a) (a) (am) (a) (a) TrÇm tÝch P leisto xen TrÇm tÝch P leistox en (m) (am)

Hình 4.4. Mặt cắt 3D địa tầng phân tập Holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 116)