Đới gian triều (intertidal flat) là một hợp phần của bãi triều, hình thành tại những nơi triều hoạt động mạnh, biên độ triều lớn và độ dốc địa hình nhỏ. Bãi triều gồm ba hợp phần: đới trên triều (supratidal flat), đới gian triều và
đới dưới triều (subtidal flat).
Hoạt động lên xuống của thủy triều ở đới gian triều tạo nên các tập trầm tích có cấu trúc phân lớp xen kẹp hay còn gọi là tidal bedding – cấu trúc dạng triều. Các lớp xen kẹp này nhiều khi có chiều dày rất nhỏ (1-2mm), đôi khi cũng có bề dày lớn. Cấu tạo dạng triều được chia ra làm 3 kiểu tùy thuộc vào tỷ lệ giữa bột sét và cát trong trầm tích. Trường hợp cát chiếm ưu thế, tạo kiểu phân lớp xiên sóng (flaser bedding); cát và bột sét tương đương tạo kiểu phân lớp lượn sóng (wave bedding); bột sét chiếm ưu thế so với cát, tạo nên kiểu phân lớp hạt đậu (lenticular bedding).
Thông thường ở đới gian triều cấu thành bởi ba đơn vị: bãi cát triều (sand flat), bãi triều hỗn hợp (mixed flat), bãi bùn (mud flat).
- Bãi cát triều phân bốở phần thấp của đới gian triều, điều kiện sóng và thủy triều hoạt động mạnh, trầm tích chủ yếu là cát thô đến cát mịn có chứa các thấu kính bột sét phân lớp xiên sóng.
- Bãi triều hỗn hợp phân bố ở phần giữa của đới gian triều có cấu tạo phân lớp xen kẹp gồm các tập cát và các tập bột sét nằm xen kẹp nhau cấu tạo phân lớp lượn sóng
- Bãi bùn (mud flat) thuộc phần cao của đới gian triều, chỉ bị ngập nước khi mực thủy triều cao do vậy các trầm tích thường xuyên xuất lộ trên mặt, các yếu tố độ mặn, nhiệt độ cũng có nhiều thay đổi so với phần thấp của đới gian triều [48,57]. Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét chứa các thấu kính cát mịn cấu tạo phân lớp song song.
Trầm tích đới gian triều gặp trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu ở độ
sâu từ 2,0 đến 10,1 m; bề dày trầm tích từ 2,15 đến 4,7m. Trầm tích có thành phần cát chiếm 35-40%, bột chiếm 25-35%, sét chiếm 25-30%; kích thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,06-0,17mm; độ chọn lọc (So) từ 1,4 đến 4,48; giá trị Sk từ 0,4 đến 1,5. Các chỉ số địa hóa môi trường: giá trị pH từ 7,0 đến 8,0; trị số Eh: 80-100 mv; Cation trao đổi (Kt) từ 1,0 đến 1,2; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,1 đến 0,3. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm lượng phần trăm từ 32 đến 35%, hydromica từ 20 đến 30%, montmorinolit từ 27 đến 30 %.
Trầm tích đới gian triều đặc trưng bởi sự có mặt của Bào tử phấn hoa với số lượng lớn như Avicennia sp., Bruguiera sp., Cyperus sp., Excoecaria
mặn lợ chiếm ưu thế Cyclotella stylorum, Cyc. striata, Paralia sulcata,
Thalassionema nitzschioides, Actinocyclus ehrenbergii, Caloneis bannajensis.
Đới gian triều là nơi có dòng triều hoạt động mạnh do vậy các vi cổ
sinh có độ bảo tồn kém. Hóa thạch trùng lỗ khá nghèo nàn về giống loài và cá thể chỉ gặp một số dạng: Elphidium sp., Spiroloculina sp.. Tuy nhiên các loại sò ốc biển và động vật hai mảnh xuất hiện khá nhiều. Trầm tích trong lỗ
khoan bắt gặp các giống loài như: Anadara granosa, Ostrea rivularis, Meretrix meretrix, Macta sp.,... Các sinh vật bám đáy gồm có Aloidis laevis, Macta sp., Meretrix meretrix...
Ảnh 3.18. Trầm tích cát bột sét đới gian triều trong lỗ khoan LKBT2
3.4.7.Tướng cát bột lạch triều
Đồng bằng triều thường bị cắt xẻ bởi mạng lưới các lạch triều và các nhánh triều uốn khúc di chuyển theo chiều ngang trong đới gian triều. Phần thấp (đáy) của lạch triều là các trầm tích hạt thô như cát thô hoặc sạn sỏi, phần trên là các trầm tích hạt mịn (cát mịn, bột, sét) được lắng đọng trong giai
Quá trình hoạt động của thủy triều hình thành các lạch triều phát triển nhằng nhịt trong vùng bãi triều. Lạch triều và nhánh triều có xu thế di chuyển ngang khá rõ nét. Dòng triều sẽ bị biến dạng khi di chuyển vào vùng cửa sông. Hệ quả của sự biến dạng này là quá trình triều lên bị rút ngắn lại và quá trình triều xuống được kéo dài ra. Đây chính là tính bất đối xứng của dòng triều. Do tính bất đối xứng này mà tốc độ trung bình của triều lên lớn hơn tốc
độ trung bình triều xuống. Điều này thúc đẩy quá trình vận chuyển trầm tích thô ngược dòng sông. Quá trình vận chuyển vật liệu thô ngược dòng sông của dòng triều là nguyên nhân của những trầm tích cát có cấu tạo phân lớp dạng xương cá và chiều dày lớn ở lòng sông vùng hạ lưu.
Do tính bất đối xứng của triều mà các thành tạo cát được lắng đọng tại lạch triều và nhánh triều. Phần dưới của tướng cát, cát bột lạch triều và nhánh triều bao gồm các trầm tích hạt thô như cát thô, sạn nhỏđôi khi chứa các sản phẩm bóc mòn từ nơi khác đem đến như than bùn, cuội sét (clayish clast), cành và lá cây. Các hòn cuội sét khá đặc trưng cho các thành tạo tướng lạch triều. Các hòn cuội sét này được dòng triều mang đến trong quá trình đào xẻ, bóc mòn bờ. Nét đặc thù của các hòn cuội sét này là độ dẻo khá cao của sét, do vậy chúng không bị phá huỷ mà chỉ bị vê tròn trong quá trình vận chuyển bởi dòng triều. Dĩ nhiên quãng đường vận chuyển không lớn. Ngoài ra tướng cát, cát bột lạch triều và nhánh triều còn đặc trưng bởi sự có mặt của một lớp mỏng vụn vỏ sinh vật lót đáy lạch. Lớp vỏ này là kết quả của quá trình xói mòn của dòng triều. Khi dòng triều đào khoét, xói mòn đáy và hai bờ thì các vật liệu mịn được sàng lọc và đưa đi khỏi, các vật liệu thô được tập trung lại thành lớp lót đáy. Phần trên trầm tích lạch triều gồm cát trung-mịn, xen ít cát bột màu xám tối [23].
Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích cát lạch triều xuất hiện trong lỗ
chiếm 75-80%, bột chiếm 10-15%, sét chiếm 5-10%; kích thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,13-0,25mm, độ chọn lọc (So) từ 1,6 đến 2,7; giá trị
Sk từ 1 đến 1,5. Cát có thành phần đa khoáng với hàm lượng thạch anh: 65- 80%, mảnh đá: 10-15%, mica: 8-10%, feldspat: 2-5%. Trầm tích có cấu tạo phân lớp xiên chéo dạng xương cá và có dấu vết gợn dòng (current rip).