Khái niệm về châu thổ (Delta)

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 71)

Châu thổ (Delta) là phần nhô ra hình thành tại nơi sông đổ vào đại dương, biển, hồ hay vũng vịnh và vật liệu được cung cấp nhanh hơn so với việc chúng bị phân tán bởi các quá trình động lực của biển Elliot (1986). Khái niệm châu thổ lần đầu tiên được Herodotus đưa ra vào năm 400 BC khi ông nhận thấy đồng bằng bồi tích sông Nile có hình dạng chữ DELTA của chữ Hy Lạp. Cấu trúc chính của châu thổ gồm ba phần:

- Đồng bằng châu thổ (Delta plain) - Tiền châu thổ (Delta front)

- Chân châu thổ (Prodelta)

Đồng bằng châu thổ có bề mặt nằm ngang tương đối bằng phẳng, dốc thoải ra phía biển, cấu thành chủ yếu bởi các thành tạo hạt mịn: sét bột, bột cát hạt mịn. Nhìn chung đồng bằng châu thổ là nơi các dòng sông thống trị. Tiền châu thổ là nơi giao thoa giữa môi trường sông và môi trường biển, nơi xảy ra quá trình hoà trộn giữa nước sông và nước biển và do vậy cũng là nơi có tốc độ lắng đọng trầm tích cao. Bề mặt của tiền châu thổ có độ dốc khá lớn. Cấu thành nên tiền châu thổ là các thành tạo cát, cát bột, bột sét với xu hướng thô dần từ dưới lên trên. Chân châu thổ có môi trường thuần tuý là biển, là nơi các vật liệu mịn lắng đọng từ huyền phù hay lơ lửng. Chân châu thổ có bề mặt gần như nằm ngang, cấu thành bởi sét, sét bột hạt mịn [23].

Để hình thành một châu thổ phải đảm bảo điều kiện là nguồn vật liệu do sông cung cấp nhanh làm cho tốc độ lắng đọng trầm tích của bồn lớn hơn tốc

độ lún chìm của bồn trầm tích. Chính vì vậy, điều kiện lắng đọng trầm tích vùng cửa sông là yếu tố quan trọng để hình thành châu thổ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 71)