Tướng cát bột lòng phân lư u

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 97)

Đồng bằng châu thổ có bề mặt địa hình tương đối thấp và độ dốc địa hình nhỏ nên dòng sông chảy trong phạm vi đồng bằng châu thổ thường bị

phân nhánh. Các nhánh sông gọi là phân lưu và vùng giữa các phân lưu gọi là vụng gian lưu. Thông thường trong quá trình hình thành châu thổ sông có thể

phân nhánh nhiều lần giống như các nhánh sông Cửu Long hiện nay. Quá trình phân nhánh và bỏ lòng diễn ra liên tục trong quá trình phát triển của châu thổ. Hiện tượng phân nhánh xảy ra do quá trình tăng trưởng của châu thổ làm cho

độ dốc của bề mặt địa hình châu thổ trở nên ngày càng giảm và đến một lúc nào đó dòng phân lưu không thể tải nổi lượng nước và dòng bùn cát nữa, nó sẽ

phải tìm một đường mới với độ dốc lớn hơn và đường ra biển ngắn hơn [23]. Trầm tích lòng phân lưu chủ yếu là các thành tạo cát thô đến mịn, lòng phân lưu vùng châu thổ nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông, độ dốc địa hình thấp do vậy hiếm khi gặp các thành tạo sạn sỏi. Trong vùng nghiên cứu trầm tích lòng phân lưu gặp trong các lỗ khoan ởđộ sâu từ 7m đến 11,3 m có thành phần chủ yếu là cát trung-thô chiếm 80-85%, bột chiếm 10-15%, sét chiếm 0- 5%. Trầm tích có độ chọn lọc trung bình, giá trị So từ 1,6 đến 2,1; kích thước hạt trung bình (Md) từ 0,12 đến 0,35mm; Sk từ 0,4 đến 1,2. Cát có thành phần chủ yếu là thạch anh chiếm 60-75%, feldspat chiếm 10-15%, mảnh đá chiếm 20-25%.

Trầm tích có chứa các dạng Bào tử phấn hoa nước ngọt và nước lợ:

Polypodiaceae gen. indet.., Taxodium sp., Pteris sp., Osmunda sp., Cyperus

sp. Tảo nước ngọt, lợ gồm các giống loài: Coscinodiscus lacustris, Coscinodiscus subtilis, Epithemia argus, E. pectinalis Eunotia sp. Hóa thạch trùng lỗ hiếm gặp. Trầm tích có cấu tạo phân lớp xiên chéo.

Ảnh 3.16. Trầm tích cát bột lòng phân lưu tại lỗ khoan LKBT1

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 97)