Tướng bột sét vụng gian lưu

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 98)

Quá trình phát triển châu thổ, các phân lưu liên tục phát triển vươn ra biển và liên tục biến đổi vị trí, vùng nước nông nằm giữa các phân lưu gọi là vụng gian lưu. Các vụng gian lưu có không gian tương đối lớn, có môi trường thủy động lực khá yên tĩnh, là môi trường thuận lợi cho lắng đọng các trầm tích hạt mịn. Trầm tích chủ yếu là bột sét có cấu tạo phân lớp ngang mỏng.

Trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu, bắt gặp các trầm tích bột sét vụng gian lưu ởđộ sâu từ 7,2 đến 11,5m trầm tích có mầu nâu, thành phần chủ yếu là gồm: cát chiếm 14-18%, bột chiếm 45-50%, sét chiếm 30-35%; kích thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,004-0,09mm, độ chọn lọc (So) từ 1,33 đến 3,56; giá trị Sk từ 0,42 đến 2,69. Các chỉ sốđịa hóa môi trường: giá trị pH từ 7,0 đến 8,0; trị số Eh: 70-100 mv; Cation trao đổi (Kt) từ 1,2 đến 1,4; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,65 đến 0,7. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm lượng phần trăm từ 20 đến 35%, hydromica từ 20 đến 30%, montmorinolit từ 30 đến 35 %. Trầm tích có cấu tạo phân lớp ngang, mỏng.

Vụng gian lưu là vùng nằm giữa các nhánh phân lưu do đó trong trầm tích chứa khá nhiều các dạng cổ sinh mặn – lợ. Các dạng BTPH mặn – lợ

Cyras sp., Hibiscus sp.,. Tảo biển trôi nổi và tảo nước lợ có các dạng đặc trưng như: Cyclotella stylorum, Paralia sulcata, Cyc. Striata, Nitzchia sp.,

Coscinodiscus sp., Coscinodiscus lacustris số lượng ít. Hóa thạch Foraminifera nghèo về số lượng và giống loài: Ammonia beccarii, Am.

japonica, Bolivina dilatata, Bol. punctata,...

Ảnh 3.17. Trầm tích bột sét vụng gian lưu trong lỗ khoan LKBT3

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường trầm tích và lịch sử phát triển địa chất holoxen vùng cửa sông ven biển của hệ thống sông cửu long (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)