0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Tướng bột sét trên triề u

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT HOLOXEN VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG (Trang 79 -79 )

Trầm tích bột sét bãi trên triều bắt gặp trong lỗ khoan LKBT2 và lỗ

bột chiếm 45-55%, sét chiếm 35-45%, trầm tích có màu nâu xám đến xám

đen kích thước hạt trung bình Md dao động trong khoảng 0,003 - 0,350mm,

độ chọn lọc trung bình đến kém, giá trị So dao động từ 2,58 đến 4,78, giá trị

Sk từ 0,35 đến 1,57. Các chỉ sốđịa hóa môi trường: giá trị pH từ 5 đến 6; trị

số Eh từ -40 đến 10 mv; Cation trao đổi, Kt từ 0,7 đến 0,8; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,08 đến 0,15. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit dao động từ 40 đến 45%, hydromica từ 20 đến 35%, montmorinolit từ 15 đến 20%.

Đới trên triều có hệ động thực vật phát triển rất phong phú và đa dạng do vậy sự hoạt động thực vật làm cho cấu trúc trầm tích bị xáo trộn ở một số

nơi và để lại những dấu tích như rễ cây hoặc những lỗ hổng do hoạt động của sinh vật sống trong đất hoặc xác động thực vật bị phân hủy. Trong trầm tích có mặt các dạng Bào tử phấn như: Phragmite communis, Typha sp., Cynodon dactylon, Ipomea maritima,.... Các loài tảo mặn-lợ cũng chiếm ưu thế như:

Cyclotella stylorum, Cyc. striata, Paralia sulcata, Coscinodiscus asteromphalus, Coscinodiscus curvatulus. Trầm tích có cấu trúc phân lớp song song đến gợn sóng.

Bảng 3.1. Đặc điểm thạch học, khoáng vật nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ

Bảng 3.2. Đặc điểm cổ sinh và hóa – lý môi trường nhóm tướng bồi lấp thung lũng cắt xẻ

3.3. Nhóm tướng trm tích estuary – vũng vnh.

3.3.1. Tướng sét bt cát bãi triu

Trong vùng nghiên cứu trầm tích bãi triều bắt gặp trong các lỗ khoan LKBT2 và LKBT3, chúng phân bốở độ sâu từ 32m đến 44 m thành phần gồm cát mịn và bột sét màu xám đen có chứa nhiều mùn thực vật và các tàn tích cành, rễ cây. Trầm tích có cấu trúc phân lớp xiên chéo, song song gợn sóng.

Trầm tích gồm cát chiếm từ 25-30%, bột chiếm 25-35%, sét chiếm 40- 45%. Kích thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,04 đến 0,14 mm; độ chọn lọc (So) từ 1,68 đến 4,47; Sk dao động từ 0,21 đến 0,98; độ pH từ 6 đến 7; ; trị

số Eh từ -40 đến 10 mv; Cation trao đổi, Kt từ 0,7 đến 1,2; trị số Fe 2+ S/Corg từ

0,09 đến 0,3. Phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit dao động từ 35

đến 40%, hydromica từ 25 đến 30%, montmorinolit từ 15 đến 35% (Bảng 3.3). Trầm tích chứa Bào tử phấn bao gồm các loài như: Phragmite communis, Typha sp., Cynodon dactylon, Ipomea maritima, Kandela sp.,

Rhizophora sp., ..Các dạng tảo mặn-lợ gồm: Coscinodiscus lacustris, Cyclotella striata, Actinocyclus ehrenbergii, Caloneis bannajensis, Cocconeis placentula….Các giống loài Mollusca trong trầm tích bãi gian triều biển tiến chiếm ưu thế gồm: Crasoostrea gravitesta, Ostrea rivularis, Placuna placentalin, Anadara granosa, Mactra sp. (Bảng 3.3).

3.3.2.Tướng cát bt lch triu

Lạch triều phần đỉnh estuary gần cửa sông, thuộc phần trong của estuary (inner estuary) có độ uốn khúc mạnh do các động lực triều và sóng bị

giảm mạnh bởi barrier chắn cửa vịnh và phần nước sâu vũng vịnh. Trong lỗ

khoan LKBT3, chúng phân bố ở độ sâu 33 – 38,25m, bề dày 5,25m. Trầm tích có thành phần gồm cát trung mịn đến bột sét có màu xám đến xám xanh. Hàm lượng cát chiếm từ 65 đến 70%, bột chiếm 25-30 %, sét chiếm 5-10%. Kích thước hạt trung bình (Md) dao động từ 0,08 đến 0,2 mm; độ chọn lọc (So) từ 1,5 đến 2,0; Sk dao động từ 0,5 đến 1,17. Cát có thành phần chủ yếu là thạch anh chiếm từ 65 đến 70%, feldspat chiếm từ 5 đến 10%, mảnh đá chiếm khoảng 15 – 20 %. Trầm tích có chứa nhiều mảnh vỏ sò ốc, kích thước từ 0,5

đến 1cm, có cấu trúc phân lớp xiên chéo dạng xương cá.

Mu lát mng thch hc ti LKBT3, độ sâu 34-34,3m; độ chn lc tt, độ mài tròn trung bình; ký hiu: Q – thch anh; Mc – mica; Sv – mnh v sinh vt.

Ảnh 3.7. Trầm tích cát bột lạch triều tại lỗ khoan LKBT3

3.3.3.Tướng sét bt vũng vnh

Phần trung tâm estuary - vũng vịnh (central estuary) là phần trũng nhất của vũng vịnh nơi đó dòng chảy sông giảm mạnh và năng lượng sóng bị ngăn bởi bar cát chắn cửa estuary do vậy môi trường nước sâu và khá yên tĩnh. Trầm tích phần trung tâm estuary gọi là trầm tích vũng vịnh có

thành phần chủ yếu là trầm tích hạt mịn, chứa nhiều mảnh vỏ sinh vật và giàu mùn thực vật làm cho có màu xám đến xám đen. Trầm tích estuary vũng vịnh có độ chọn lọc kém [49].

Trong mặt cắt lỗ khoan LKBT2 và LKBT3 vùng nghiên cứu, trầm tích vũng vịnh phân bố ở độ sâu từ 21,7 đến 33m. Trầm tích có thành phần chủ yếu là bột sét màu xám đen đến xám xanh. Trầm tích gồm: cát mịn chiếm 5-10%, bột chiếm 30-35%, sét chiếm 60-65%, kích thước hạt trung bình Md dao động từ 0,003-0,08mm, độ chọn lọc (So) từ 1,25 đến 3,5; giá trị Sk từ 0,24 đến 1,3. Trầm tích có cấu tạo phân lớp song song dạng phân dải dưới dạng các thấu kính cát mịn nằm xen kẹp trong trầm tích sét bột. Trong trầm tích đôi chỗ gặp các tập sét vón cục màu vàng kích thước các hạt cuội sét từ 0,5-1cm. Các chỉ số địa hóa môi trường: giá trị pH từ 7,5

đến 8; trị số Eh: 60-100 mv; Cation trao đổi (Kt) từ 1,8 đến 2,0; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,4 đến 0,5. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm lượng phần trăm từ 20 đến 35%, hydromica từ 25 đến 30%, montmorinolit từ 25 đến 40 %.

Trầm tích chứa các dạng Bào tử phấn gồm: Acanthus sp., Acrostichum

sp., Bruguiera sp., Cyperus sp., Excoecaria sp., Hibiscus sp., Nypa sp.,

Rhizophora sp., Xylocapus sp.,.... Đặc trưng cho môi trường vũng vịnh như

các dạng tảo sống đáy gồm: Achnanthes brevipes, Caloneis formosa,

Grammatophora marina, Diploneis interrupta, Dip. smithii, Dip. splendida,

Dip. suborbicularis, Dip. weissflogii, ngoài ra còn gặp các dạng tảo trôi nổi như: Actinocyclus curvatulus, A. divisus, Coscinodiscus asteromphalus, Cos.

Lineatus…. Hóa thạch trùng lỗ gồm các giống loài ưa mặn rộng như:

Ammonia beccarii, Am. japonica, Asterorotalia pulchella, Quinqueloculina reticulata, Elphidium sp..

Ảnh 3.8. Trầm tích sét bột estuary – vũng vịnh trong lỗ khoan LKBT3

3.3.4. Tướng bar cát chn ca vnh

Phần ngoài cùng của estuary bị tác động mạnh bởi hoạt động của sóng do đó các trầm tích được tái sàng lọc, các trầm tích hạt mịn được cuốn trôi đi, các trầm tích hạt thô sẽ lắng đọng tại chỗ hình thành lên bar cát kéo dài tạo thành barrier chắn ngang cửa estuary (beach barrier). Barrier chắn cửa ngăn chặn sự tác động của sóng biển đối với phần trong của estuary. Quá trình hoạt

động của thủy triều hình thành các lạch triều cắt qua barrier chắn cửa vịnh. Lạch triều chính là nơi lưu thông giữa môi trường estuary với môi trường biển.

Trầm tích bar cát chắn cửa estuary trong vùng nghiên cứu bắt gặp tại lỗ

khoan LKBT2 ở độ sâu từ 22,3 đến 25,9 m có thành phần gồm cát chiếm 80- 85%, bột chiếm 10-15%, sét chiếm 0-5%, trong trầm tích chứa nhiều mảnh vỏ

sinh vật. Đặc điểm thành phần độ hạt có kích thước hạt trung bình dao động từ 0,16 – 0,18 mm; độ chọn lọc tốt, So dao động từ 1,19 đến 1,36; giá trị Sk dao động trong khoảng 0,89 – 1,04. Cát có thành phần đa khoáng, thạch anh chiếm từ 75 đến 85%, feldspat chiếm từ 3 đến 8 %, mảnh đá chiếm khoảng 12 – 20%. Do chịu tác động của sóng, trầm tích nghèo các di tích thực vật và vi cổ sinh. Trầm tích có cấu tạo xiên chéo và có vết gợn dòng.

Mu lát mng thch hc ti LKBT2, độ sâu 23,3-23,7m; độ chn lc tt, độ mài tròn trung bình; ký hiu: Q – thch anh; Mc – mica.

Ảnh 3.9. Trầm tích bar cát chắn cửa vịnh trong lỗ khoan LKBT2

3.3.5.Tướng cát bt sét sau b

Vùng sau đường bờ (backshore) là phần địa hình hơi trũng nằm ngay sau phía bờ biển, ngăn cách với bờ biển là gờ cao (Hình 3.1), sự tác động của biển

đến vùng sau bờ chỉ khi các hoạt động triều cường hoặc sóng biển khi có bão. Do là vùng trũng hẹp, phần sau bờ thường hình thành các đầm lầy trũng thấp, nguồn vật liệu chủ yếu là vật liệu rửa trôi bóc mòn ở phía trên đưa xuống và các thảm thực vật bị phân hủy lắng đọng hoặc đôi khi có các nguồn vật liệu từ

biển vận chuyển vào do dòng triều cường hoặc sóng biển khi có bão. Vùng sau bờ gồm các trầm tích từ mịn đến thô, từ sét bột đến cát, sạn, cuội. Đặc biệt trong đới này có rất nhiều cuội laterit kết vón là sản phẩm tàn tích tại chỗ hoặc từđịa hình cao hơn vận chuyển xuống lắng đọng ở phần dưới.

Tướng trầm tích sau bờ gặp trong các lỗ khoan LKTV ở độ sâu từ

23,4m đến 24,3m (Hình 3.3) thành phần chủ yếu là cát, bột sét có chứa nhiều cuội sạn laterit nằm lót đáy kích thước cuội từ 5mm đến10mm, phủ lên trên là các trầm tích cát bột sét màu xám đen. Cát chiếm từ 40% đến 45%, bột chiếm 20-25%, sét chiếm 30-35%. Kích thước hạt trung bình của trầm tích cát, bột,

sét (Md) từ 0,008 đến 0,1mm, độ chọn lọc kém, giá trị So dao động từ 1,75

đến 3,6 ; giá trị Sk từ 0,4 đến 0,84. Các chỉ sốđịa hóa môi trường: giá trị pH từ 6,0 đến 6,5; trị số Eh: -20 đến 40 mv; Cation trao đổi (Kt) từ 0,7 đến 0,9; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,1 đến 0,2. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm lượng phần trăm từ 25 đến 30%, hydromica từ 20

đến 30%, montmorinolit từ 30 đến 35 %. Trầm tích có nhiều dấu tích hoạt

động của sinh vật, đôi chỗ có cấu trúc phân lớp song song, trong trầm tích phát hiện nhiều mảnh vỏ sò ốc và thân cây bị hóa than. Hóa thạch bào tử phấn hoa gồm các loài mặn, lợ như: Avicennia sp., Bruguiera sp., Nypa sp.,

Cyperus sp., Cyras sp.,. Các dạng tảo nước mặn và nước lợ gồm:

Coscinodiscus asteromphalus, Coscinodiscus curvatulus, Coscinodiscus lineatus, Cyclotella stylorum... Hóa thạch Foraminifera đặc trưng gồm:

Ammonia beccarii, Am. japonica, Bolivina dilatata, Bol. punctata,

Quinqueloculina elongata, Quin. oblonga, Corbicula sp., Anadara granosa, Lentidium laevis...

Vïng tiÒn bê (Shoreface)

Vïng chuyÓn tiÕp

(Offshore - transition) Vïng xa bê (Offshore)

MHW

MLW §íi sãng vç, tiÒn

bê (swash zone or foreshore) §íi sau bê

(back shore)

Gê cao (berm) (Mean fairweather wave base)Mùc sãng c¬ së

Mùc sãng c¬ së khi cã b·o (Mean storm wave base) MHW: Mùc thñy triÒu cao

MLW: Mùc thñy triÒu thÊp

Ghi chó

Hình 3.1. Mặt cắt phân chia các vùng biển (theo Reading H.G. 1996)

3.3.6.Tướng cát bt sét tin b

Shipp (1984) cho rằng đới tiền bờ (shoreface) được tính từ mực nước thủy triều thấp nhất đến độ sâu 10m nước và chia thành phần cao và phần thấp. Niedoroda và nnk (1984) cho rằng từ đới sóng vỗ đến độ sâu 25m và cũng được chia thành 2 phần, phần thấp và phần cao.

Theo từ điển Các khoa học về Trái đất (Earth sciences dictionary) của

Đại học Oxford, đới tiền bờ (shoreface) được giới hạn từ phần thấp nhất của thủy triều tới độ sâu 10-20m nước.

Trầm tích đới tiền bờ được chia làm 2 phần rõ rệt: Phần trên (Upper shoreface) chịu sự tác động mạnh của sóng, chủ yếu thành tạo các trầm tích hạt thô (cát trung, mịn), cấu tạo phân lớp xiên chéo và hiếm gặp hóa thạch. Phần dưới (lower shoreface) ít bị tác động của sóng tạo điều kiện cho các hoạt

động của sinh vật phát triển trong đới này, trầm tích chủ yếu là các trầm tích hạt mịn (bột, sét).

Trầm tích đới tiền bờ bắt gặp trong lỗ khoan LKST, LKTV và LKBT1 vùng nghiên cứu, phân bố ở độ sâu từ 20,0 m đến 23,4m. Trong lỗ khoan

LKTV tướng trầm tích tiền bờ được chia làm 2 phần rõ rệt, tương ứng với 2 phụ tướng trầm tích sau:

Ph tướng cát bt tin b phn cao: Trầm cát bột phân bố ở phần cao của đới tiền bờ (upper shoreface) bắt gặp trong các lỗ khoan LKTV vùng nghiên cứu, chúng phân bố ở độ sâu từ 22,8m đến 23,4m có thành phần chủ

yếu là cát trung-mịn chiếm 70 – 80%, bột chiếm 10-20%, sét chiếm 0-5%; kích thước hạt trung bình (Md) từ 0,1 đến 0,17 mm, độ chọn lọc (So) tốt (từ 1,1 đến 1,8); giá trị Sk từ 0,8 đến 1,6. Trầm tích có cấu trúc phân lớp xiên chéo.

Ảnh 3.11. Trầm tích cát bột tiền bờ (phần cao) tại lỗ khoan LKTV

Ph tướng bt sét tin b phn thp: Trầm tích cát bột sét phân bố ở

phần thấp của đới tiền bờ (lower shoreface) bắt gặp trong lỗ khoan LKTV vùng nghiên cứu ở độ sâu từ 22,1m đến 22,8m, thành phần chủ yếu là bột sét màu xám đen. Trầm tích gồm cát chiếm 15-20%, bột chiếm 40-45%, sét chiếm 35-40%. Kích thước hạt trung bình của (Md) từ 0,01mm đến 0,15mm,

độ chọn lọc kém, giá trị So dao động từ 1,6 đến 2,0; giá trị Sk từ 0,42 đến 0,86. Các chỉ số địa hóa môi trường: giá trị pH từ 7,5 đến 8,0; trị số Eh: 70

đến 100 mv; Cation trao đổi (Kt) từ 1,6 đến 1,9; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,3 đến 0,4. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm

lượng phần trăm từ 20 đến 25%, hydromica từ 20 đến 30%, montmorinolit từ

35 đến 40 %. Trầm tích có cấu trúc phân lớp gợn sóng song song. Trong trầm tích có nhiều dấu tích hoạt động của sinh vật và nhiều mảnh vỏ sò ốc.

Hóa thạch Bào tử phấn hoa gồm các giống loài ngập mặn như:

Rhizofora sp., Avicennia sp., Acrostichum sp., Cyperus sp., Excoecaria sp.. Tập hợp tảo chủ yếu là các dạng tảo biển trôi nổi như: Actinocyclus curvatulus, Cos. subtilis, Thalassiosira excentrica, Triceratium favus,Hóa thạch trùng lỗ gồm các giống loài: Quinqueloculina sp., Elphidium sp.,

Ammonia becarii, Pseudorotalia schroeteriana,.

Bảng 3.4. Đặc điểm cổ sinh và hóa – lý môi trường nhóm tướng estuary - vũng vịnh

3.4. Nhóm tướng trm tích châu th

3.4.1.Tướng sét bt chân châu th

Môi trường thành tạo trầm tích chân châu thổ có vị trí xa bờ biển, môi trường thủy động lực tương đối yên tĩnh. Các trầm tích sét được lắng đọng từ

vật liệu lơ lửng nên thường có cấu tạo phân lớp ngang, song song.

Trong vùng nghiên cứu, trầm tích chân châu thổ xuất hiện trong các lỗ

khoan ởđộ sâu từ 15,3 đến 22,4 m. Trầm tích chân châu thổ gồm cát chiếm 3-5%; bột chiếm 30-40%, sét chiếm 50-60%; kích thước hạt trung bình Md dao động từ

0,005-0,095mm, độ chọn lọc (So) từ 1,73 đến 3,05; giá trị Sk từ 0,16 đến 2,81. Các chỉ số địa hóa môi trường: giá trị pH từ 7,5 đến 8,5; trị số Eh: 70-110 mv; Cation trao đổi (Kt) từ 1,5 đến 1,8; trị số Fe 2+ S/Corg từ 0,3 đến 0,5. Hàm lượng phần trăm khoáng vật sét trong trầm tích: kaolinit có hàm lượng phần trăm từ 15

đến 20%, hydromica từ 20 đến 25%, montmorinolit từ 35 đến 45 % (Bảng 3.5). Trầm tích chứa tập hợp các loài tảo biển trôi nổi gồm: Actinocyclus curvatulus, Ac. divisus, Cos. subtilis, Thalassiosira excentrica, Triceratium favus,Tập hợp Foraminifera bắt gặp trong trầm tích gồm: Quinqueloculina

sp., Elphidium sp., E. hispidulum, Ammonia becarii (Bảng 3.6).

3.4.2.Tướng bt sét tin châu th

Trầm tích cát bột sét tiền châu thổ (delta front) được thành tạo ở vị trí gần bờ hơn trầm tích chân châu thổ và nằm phủ trực tiếp trên các trầm tích của chân châu thổ. Trầm tích có cấu trúc phân lớp xiên, xen kẹp giữa các lớp bột sét là các tập cát mịn, ở xa bờ các tập cát có bề dày mỏng hơn bột sét, càng vào gần bờ thì bề dày các tập cát càng tăng dần, do vậy trong mặt cắt, bề

dày tập cát tăng dần từ dưới lên trên.

Trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu bắt gặp các trầm tích tiền châu thổ ở độ sâu từ 10,06 đến 17,9 m. Trầm tích gồm: cát chiếm 15-20%, bột chiếm

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT HOLOXEN VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CỦA HỆ THỐNG SÔNG CỬU LONG (Trang 79 -79 )

×