Điều kiện công nghệ của các phương pháp SO2 axit tính: Các điều kiện kỹ thuật chủ yếu:

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo (Trang 49)

- Lực nén thủy lực: có ưu điểm là giữ được lực nén ổn định, không phụ thuộc vào độ nâng của che ép Lực nén thủy lực được tạo nhờ các ống dẫn dầu dưới áp lực (hình 2.9) và được

Chất lượng vô

3.3.2.4. Điều kiện công nghệ của các phương pháp SO2 axit tính: Các điều kiện kỹ thuật chủ yếu:

Các điều kiện kỹ thuật chủ yếu:

pH gia vôi sơ bộ: 6,2 - 6,8 (7,0) pH thông SO2 lần 1: 3 - 4 pH trung hòa: 6,9 - 7,3 pH thông SO2 lần 2: 5,8 - 6,2 Gia nhiệt 1: 60 - 700C

Gia nhiệt 2:100 -1050C

Cường độ SO2: 1 - 1,5g SO2/lít nước mía Hàm lượng P2O5 trong nước mía:250 -350mg/l

Điều kiện kỹ thuật cụ thể của phương pháp SO2 có thể có những phương án sau đây:

Phương án 1: pH và nhiệt độ tương đối thấp; Nhiệt độ: - Gia nhiệt 1: 63 - 650C - Gia nhiệt 2: 98 - 1000C

pH: - Gia vôi sơ bộ: 6,2 - 6,8 - Trung hòa: 6,8 - 7,0

Với điều kiện kỹ thuật trên mục đích để loại một số chất màu và chất keo nhưng hạn chế sự phân hủy đường khử tránh hiện tượng tạo chất màu. Phương án này dùng cho nguyên liệu mía có hàm lượng đường khử cao và nước mía không tươi.

Phương án 2: Trung tính hơi kiềm nhẹ.

- pH gia vôi sơ bộ: 7- 7,2 - Trung hòa: 7,2 - 7,5 - Lắng 7- 7,2

Sử dụng phương án này mục đích giảm đường saccaroza bị chuyển hóa và loại được nhiều chất không đường vô cơ. Phương án này dùng cho nguyên liệu mía tươi, đường khử không cao, độ tinh khiết tương đối cao.

Phương án 3: Nhiệt độ cao, độ kiềm cao và cường độ SO2 cao. Lượng P2O5 cho vào nước mía 0,2-0,3% so với mía.

Cường độ SO2: 1,4 - 1,6 g SO2 so với mía

Phương án này dùng cho nguyên liệu sâu bệnh, bão lụt, đường sacaroza chuyển hóa nhanh do vi sinh vật xâm nhập từ những chỗ vỏ mía bị xước, hàm lượng chất keo tăng.

Công đoạn cho vôi vào nước mía:

Cho vôi sơ bộ: Nước mía hỗn hợp thường được cho vôi sơ bộ đến pH = 6,4 - 6,6. Tác dụng gia vôi sơ bộ:

• Trung hòa axit hữu cơ và vô cơ. • Tác dụng trao đổi tạo kết tủa:

2K3PO4 + 3 Ca(OH)2 Ca3 (PO4)2 + 6 KOH K2SO4 + Ca(OH)2 CaSO4 + 2 KOH

MgCl2 + Ca(OH)2 CaCl2 + Mg(OH)2

nước mía và ngưng tụ keo trước khi đun nóng. Trong nước mía có nhiều loại keo, với những pH đẳng điện khác nhau, cần xác định trị số pH thích hợp để ngưng tụ được nhiều keo, đồng thời không ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và phân hủy đường. Sau nữa do tác dụng của Ca2+ đối với chất nguyên sinh tế bào sinh vật nên ức chế được sự phát triển của vi sinh vật.

Cho vôi trung hòa: Lượng vôi cho vào quyết định bởi tính axit của nước mía và nồng độ SO2

trong nước mía. Mặt khác, cho vôi vào nước mía cần đảm bão chất lượng của vôi, giảm phần tạp chất trong vôi, vôi hòa tan đều trong nước...Lượng vôi dùng khoảng 0,2 - 0,3% so với trọng lượng mía ép.

Thứ tự cho vôi vào nước mía đóng một vai trò quan trọng. Thứ tư cho vôi và thông SO2 có thể tiến hành theo 3 cách sau:

Cho vôi trước, thông SO2 sau Thông SO2 trước, cho vôi sau Thông SO2 và cho vôi đồng thời

Trị số pH trung hòa

Trong phương pháp SO2 việc khống chế trị số pH trung hòa là một vấn đề quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm sạch và thu hồi đường

Để tạo việc kết tủa CaSO3 hoàn toàn, cần tránh hiện tượng quá axit vì sẽ tao Ca(HSO3)2 hòa tan và sau đó nếu ở nhiệt độ cao Ca(HSO3)2 sẽ phân ly tạo chất kết tủa đóng cặn ở các thiết bị truyền nhiệt và bốc hơi

Nếu nước mía có tính kiềm, đường khử sẽ bị phân hủy tăng chất màu và axit hữu cơ, tăng lượng muối canxi trong nước mía. Mặt khác trong môi trường kiềm, do tính chất thủy phân của kết tủa CaSO3 nên tạo dung dịch lớn, tăng lượng bùn lọc và do đó tăng diện tích ép lọc

Để tránh các hiện tượng trên, cần khống chế pH lắng trong 7,0

Nhiệt độ

Đun nóng 1: Nhiệt độ đun nóng lần thứ nhất 550C có tác dụng:

- Làm mất mất nước của chất keo ưa nước, tăng nhanh quá trình ngưng tụ keo

-Tăng nhanh tốc độ phản ứng hóa học. Theo Honig thì hiệu suất hấp thụ SO2 vào nước mía tốt nhất là ở 750C

- Ở nhiệt độ càng cao sự hòa tan của nước muối CaSO3, CaSO4 giảm, kết tủa càng hoàn toàn, khi thông SO2 ít tạo hiện tượng quá bão hòa, giảm đóng cặn ở thiết bị bốc hơi và truyền nhiệt

Đun nóng 2: Nhiệt độ đun nóng lần 2 100 - 105 0C. Nếu nhiệt độ quá cao nước mía sôi, lắng sẽ không tốt. Tác dụng của đun nóng lần 2 là giảm độ nhớt, tăng nhanh tốc độ lắng

Đun nóng 3: Nhiệt độ lần 3 từ 110 - 1150C. Tác dụng: tăng khả năng truyền nhiệt trước khi vào thiết bị cô đặc, để không mất thời gian đun sôi ở thiết bị cô đặc

Thông SO2:

Thông SO21:Tạo kết tủa CaSO3 có tính hấp phụ có thể hấp phụ các chất không đường, chất màu kết tủa. SO2 có thể dùng ở dạng lỏng hay khí

Thông SO2 2:Thông SO2 lần 2 vào mật chè sao khi bốc hơi có tác dụng như sau: SO2 ngăn ngừa sự tạo thành chất màu, khử chất màu thành chất không màu. Giảm độ nhớt của mật chè có lợi cho khâu nấu đường, kết tinh vầ phân ly

Thông SO2 lần 2 vào mật chè sau khi bốc hơi đến pH = 6,2 - 6,6, nhiệt độ thông SO2 85 - 900C, nhưng nhiệt độ này phụ thuộc vào nhiệt độ của nồi bốc hơi cuối. Thông SO2 càng nhanh càng tốt để tránh hiện tượng chuyển hóa đưòng.

Ưu khuyết điểm của phương pháp sunfit hóa :

Ưu diểm: - Tiêu hao hóa chất (vôi, lưu huỳnh ) tương đối ít

- Sơ đồ công nghệ và thiết bị tương đối đơn giản, vốn đầu tư ít - Sản xuất đường trắng

- Loại chất không đường ít, chênh lệch độ tinh khiết của nước mía trước và sau làm sạch thấp, đôi khi có trị số âm (tức là sau khi làm sạch chất không đường tăng lên)

- Hàm lượng canxi trong nước mía tương đối nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đóng cặn trong thiết bị bốc hơi, ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi đường

- Khi gặp loại mía xấu, sâu bệnh khó làm sạch thì không thể cho hiệu quả làm sạch ổn định. Do hiệu quả làm sạch không tốt, nên phẩm chất đường thành phẩm của phuơng pháp SO2 không bằng phương pháp CO2. Trong quá trình bão quản đường dễ biến màu do oxi của không khí.

- Trong quá trình thao tác, đường sacaroza chuyển hóa tương đối lớn, đường khử bi phân hủy, tổn thất đường trong bùn lọc cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo (Trang 49)