Khuếch tán BMA:

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo (Trang 32)

- Lực nén thủy lực: có ưu điểm là giữ được lực nén ổn định, không phụ thuộc vào độ nâng của che ép Lực nén thủy lực được tạo nhờ các ống dẫn dầu dưới áp lực (hình 2.9) và được

2.3.2.Khuếch tán BMA:

2. Lấy nước mía bằng phương pháp khuếch tán:

2.3.2.Khuếch tán BMA:

Thiết bị khuếch tán BMA được sử dụng để lấy nước mía bằng 2 cách là khuếch tán mía (hình 2.18) và khuếch tán bã (hình 2.19). Đó là những máng nằm ngang hình chữ nhật đáy có lưới sàng dính liền và một hệ thống dây xích đặc biệt được thiết kế để đảm bão

việc trích ly nước mía một cách triệt để. Một ưu thế của thiết bị khuếch tán loại này là có lắp đặt 2 hàng vis khuấy đảo (hình 2.20) để tăng cường hiệu suất trích ly nước mía.

Hình 2.18. Sơ đò khuếch tán mía của BMA

Hình 2.19. Sơ đồ khuếch tán bã mía của BMA

Hinh 2.20. Bên trong của một thiết bị khuếch tán BMA - vis khuấy đảo 2.4. So sánh phương pháp ép và khuếch tán:

+ Hiệu suất ép : Hệ máy ép cồng kềnh, tiêu hao năng lượng lớn và công suất lớn. Phương

pháp ép không thể lấy hoàn toàn nước mía trong cây mía vì trong quá trình ép, bã mía có khả năng hút lại những phần nước mía đã ép lại.

Hiệu suất ép chỉ đạt 97%.

Hiệu suất lấy nước mía bằng phương pháp khuếch tán đạt 98 ÷ 99%.

+ Về tổng hiệu suất thu hồi đường: Qua nghiên cứu tổng hiệu suất thu hồi đường 2

phương pháp trên ở một số nước như Péru, Nam Phi..v..v..người ta kết luận: Hiệu suất thu hồi đường bằng phương pháp khuếch tán tốt hơn phương pháp ép (hình 2.17).

Phương pháp ép Phương pháp khuếch tán

Hình 2.21: Sự phân bố thành phần đường (Pol) của phương pháp ép và khuếch tán.

Theo tài liệu Ai Cập, năng lượng tiêu hao cho 1 hệ khuếch tán 2000 tấn/mía ngày là 132.480W. Với công suất trên, tiêu hao năng lượng cho bộ máy ép phải là 438.160W. Do đó dùng phương pháp khuếch tán tiết kiệm được 305.680W.

Theo Bairov, 1 phân xưởng ép có 18 trục, nếu thay một thiết bị khuếch tán có thể giảm được 9 trục. Hiệu suất lấy đường cao hơn, cứ 100kg mía tăng được 0,5kg đường thu hồi. Một nhà máy đường năng suất 4000tấn mía/ngày. Nếu tăng thêm 2 thiết bị khuếch tán thì có thể xử lí 8000 tấn mía/ngày mà công suất chỉ cần tăng không quá 515.400 W.

+ Vốn đầu tư:

Theo tài liệu của công ty BMA (Đức), vốn đầu tư của nhá máy đường dùng phương pháp khuếch tán với công suất 500 tấn mía/ngày có thể giảm 30% vốn đầu tư so với nhà máy đường dùng phương pháp ép.

So sánh vốn đầu tư của nhà máy 1500 tấn/ngày theo phương pháp khuếch tán so với phương pháp ép:

- Hiệu suất lấy đường tăng 2,5% . - Tổng thu hồi đường tăng 1,24%

- Tỉ lệ đường thành phẩm trên mía tăng 0,61%. - Số lượng đường tăng trong 1 vụ là 32.635tấn/vụ. - Chi phí vốn đầu tư giảm 3-5% tức là 129.462 đôla. - Tiết kiệm điện và nhiệt 30%.

- Tiết kiệm lao động 50%, tiết kiệm bao bì 50%.

+ Tồn tại của 2 phương pháp:

Phương pháp khuếch tán:

- Tăng nhiên liệu dùng cho bốc hơi.

- Tăng chất không đường trong nước mía hỗn hợp, do đó tăng tổn thất đường trong mật cuối.

Phương pháp ép:

- Trục ép là thiết bị thô kệch nặng nề. Lõi trục ép làm bằng thép hợp kim đắt tiền. Giá tiền chế tạo, sửa chữa, bão dưỡng nhiều.

- Tiêu hao nhiều năng lượng. - Tổng hiệu suất thu hồi ít.

Từ những so sánh trên cho thấy phương pháp khuếch tán có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp ép.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ sản xuất đường, bánh, kẹo (Trang 32)