0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Mục tiêu dài hạn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ PHÚC SƠN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (Trang 69 -69 )

Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, hiệu quả sản xuất của nông dân để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các chƣơng trình, dự án khuyến nông.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, thích ứng với các sự biến đổi khí hậu, điều kiện sinh thái và thị trƣờng.

63

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia, đầu tƣ vào hoạt động khuyến nông.

4.4.2.Chiến lược phát triển

Bám sát chiến lƣợc phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2020, đặc biệt là chủ trƣơng tái cơ cấu ngành theo hƣớng tăng cƣờng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững

Thực hiện song song 2 chiến lƣợc: Khuyến nông sinh kế và từng bƣớc triển khai thực hiện chiến lƣợc khuyến nông sản xuất hàng hóa:

Phối hợp triển khai các chƣơng trình, dự án khuyến nông phù hợp với chiến lƣợc phát triển trung của ngành NN&PTNT nhƣ: chƣơng trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

4.4.3.Giải pháp thực hiện

Đổi mới công tác khuyến nông

Bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông, đặc biệt là CBKN cơ sở.

Cần phải cơ cấu thêm cán bộ khuyến nông phụ trách vấn đề thị trƣờng, để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm .

Quản lý và hỗ trợ các nhóm nông dân cùng sở thích và câu lạc bộ khuyến nông. Dựa vào các nhóm, câu lạc bộ khuyến nông để triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nông phù hợp.

64

Bên cạnh đó chính quyền địa phƣơng vận động ngƣời dân tích cực tham gia thành lập thêm nhiều câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích, thực hiện xã hội hoá công tác khuyến nông.

Đổi mới chế độ chính sách cho cán bộ khuyến nông, tăng cƣờng xây dựng quỹ khuyến nông cơ sở, tăng mức phụ cấp cho cán bộ khuyến nông xã để hộ hăng say nhiệt tình hơn với công việc của mình.

Đổi mới nội dung hoạt động công tác khuyến nông

Giải pháp về đào tạo tập huấn:

- Nâng cao năng lực cho CBKN, tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ khuyến nông, khuyến khích CBKN tìm hiểu các kiến thức kỹ năng cần thiết trong công tác khuyến nông

- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.

- Tăng cƣờng các lớp tập huấn tại hiện trƣờng để nông dân có thể vừa nghe lý thuyết vừa thực hành.

- CBKN cần chú ý phân bổ lớp tập huấn luân phiên cho các thôn trong xã để đảm bảo tất cả nông dân đều có cơ hội tham gia vào các lớp tập huấn.

- Thúc đẩy sự tham gia của nông dân trong các lớp tập huấn, bằng cách đa dạng nội dung tập huấn, thay đổi phƣơng pháp tập huấn, thay vì phƣơng pháp thuyết trình, CBKN nên kết hợp sử dụng các phƣơng pháp có sự tham gia nhƣ: động não, thảo luận,... để nông dân có cơ hội trao đổi những kinh nghiệm trong sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp với CBKN.

Giải pháp về xây dựng mô hình trình diễn:

- Xây dựng các mô hình phù hợp với nhu cầu, đƣợc ngƣời dân ủng hộ và tích cực tham gia

- Tăng cƣờng trao đổi thƣờng xuyên giữa các hộ tham gia xây dựng mô hình. - Cần có sự giám sát mô hình thƣờng xuyên của cán bộ khuyến nông.

- Tổ chức tham quan các mô hình hiệu quả cao để ngƣời dân học tập và áp dụng.

65

- Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất sản phẩm chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Cần phân tích, xem xét để xây dựng các mô hình phù hợp về điều kiện tại địa phƣơng (con ngƣời, tự nhiên, kinh tế-xã hội…), có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân nói riêng và địa phƣơng nói chung

Giải pháp về hoạt động thông tin tuyên truyền:

- Hoàn thiện hệ thống phát thanh trên toàn xã

- Thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau: qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, tờ gấp, tổ chức các hội thi, hội thảo, tham quan…

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền. - Đa dạng nội dung thông tin tuyên truyền

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phƣơng nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…

- Liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phối hợp với các trƣởng thôn thực hiện thông tin tuyên truyền định kỳ và thƣờng xuyên cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.

Giải pháp về thị trƣờng

Trong quá trình nhân rộng mô hình sản xuất, đầu ra cho sản phẩm là rất quan trọng. Do đó các cơ quan cấp trên , các nhà quản lý và các ban ngành có liên quan cần phải:

- Tạo môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho các loại thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng vật tƣ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng hàng hóa - nông sản phẩm và các dịch vụ nhƣ : vận chuyển, tín dụng...để phát triển sản xuất hàng hóa.

- Cần quy hoạch thành những vùng sản xuất tập trung, tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuận tiện trong thu mua đối với thƣơng lái hoặc doanh nghiệp.

- Tìm hiểu thị trƣờng, xu thế cung - cầu, chủ động ứng phó với biến động về giá, tìm kiếm khách hàng tiềm năng…

66

- Ngoài ra cần phải cải tạo, nâng cấp, các công trình đƣờng giao thông tạo điều kiện cho việc thông thƣơng hàng hóa.

G

iải pháp về vốn

UBND tỉnh, huyện cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về vốn cho công tác khuyến nông cơ sở trong thời gian tới để khuyến khích, thúc đẩy hoạt động khuyến nông hiệu quả. Tuy nhiên cần phải có sự cân nhắc, điều chỉnh về hỗ trợ cho hợp lý, tránh tình trạng sử dụng không hiệu quả.

67

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác khuyến nông ở xã Phúc Sơn tôi có một số kết luận nhƣ sau:

Kết quả đạt đƣợc:

Trong những năm qua cán bộ khuyến nông đã thực sự có vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của xã Phúc Sơn. Cán bộ khuyến nông đã nắm vững cơ bản tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng để từ đó cố gắng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới về nông nghiệp đến nông dân

- Đào tạo, tập huấn: trong 3 năm tổ chức đƣợc 42 lớp tập huấn về: phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phòng bệnh cho gia súc gia cầm, phổ biến kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi…giúp nông dân nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật, thay đổi tƣ duy và tập quán canh tác, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất của ngƣời dân trong địa bàn xã.

- Xây dựng mô hình: thực hiện đƣợc những mô hình trình diễn mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội - môi trƣờng nhƣ: mô hình sản xuất lúa giống lai F1, giống lúa Syn6, giống ngô HT818, khoai tây… các mô hình vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa có tác động về các mặt xã hội và môi trƣờng.

- Thông tin tuyên truyền: bằng việc thực hiện bản tin truyên truyền, trong các buổi tập huấn có sử dụng tài liệu phát tay, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ nông dân giúp cho ngƣời dân có thêm thông tin, chủ động trong sản xuất.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc các hoạt động khuyến nông của xã Phúc Sơn vẫn còn những tồn tại:

- Trình độ của cán bộ khuyến nông còn yếu

- Các hoạt động đƣợc thực hiện theo phƣơng thức từ trên xuống, không dựa vào nhu cầu của ngƣời dân nên sự tham gia của ngƣời dân còn thấp.

68

- Nội dung các hoạt động khuyến nông chƣa phong phú, phƣơng pháp tập huấn còn yếu.

Giải pháp:

- Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ khuyến nông xã

- Chú trọng thực hiện các hoạt động khuyến nông dựa trên nhu cầu của ngƣời dân

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí cho công tác khuyến nông

- Đổi mới nội dung tập huấn, phƣơng pháp tập huấn để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong thời gian tới.

5.2. Kiến nghị

Đối với các cấp chính quyền và cơ quan ban ngành.

UBND huyện quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến nông, khuyến lâm và có các chính sách ƣu tiên về các nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ tại xã khó khăn.

Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông huyện cũng cần phải bổ sung thêm cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn đến các cơ sở.

Các cấp lãnh đạo địa phƣơng cần quan tâm, chú trọng và hợp tác với cán bộ khuyến nông xã cùng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vât nuôi theo hƣớng CNH-HĐH, cần phát triển đầu tƣ vào cây trồng, vật nuôi đƣợc coi là thế mạnh của vùng.

Trong công tác khuyến nông cần có sự phối hợp tỉnh-huyện-cơ sở-bà con nông dân, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể.

Kế hoạch kinh phí hàng năm cần sớm đƣợc phê duyệt để đảm bảo triển khai hoạt động khuyến nông kịp thời, đúng thời vụ.

Tăng cƣờng mở thêm các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo, thăm quan học hỏi, tổ chức thực hiện nhiều mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao.

Tổ chức nêu gƣơng khen thƣởng những cán bộ khuyến nông giỏi, hộ nông dân làm kinh tế, sản xuất giỏi điển hình tại xã, để khuyến khích cho các hộ nông dân

69

khác học hỏi và tham gia sản xuất, giúp cho các hoạt động khuyến nông xã ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao.

Đối với cán bộ khuyến nông xã Phúc Sơn

Cần nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở về phƣơng pháp và trình độ chuyên môn.

Cần đƣa vào biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến nông cấp xã, mỗi thôn cần có một cộng tác viên khuyến nông

Cán bộ khuyến nông cần lƣu ý thực hiện các hoạt động khuyến nông cần phải đƣợc tìm hiểu, đánh giá để phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, nhu cầu thực tế tại địa phƣơng.

Đối với ngƣời nông dân xã Phúc Sơn.

Nông dân nên tham gia tích cực, mạnh dạn hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất cùng theo dõi, cùng giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn.

Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn, đóng góp ý kiến để có những mô hình tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho CBKN khi làm việc tại địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Nghị định số 02/2010/NĐ - CP, ngày 8/1/2010 của Chính phủ về “Khuyến nông”.

3. Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ XI (2011)

4. Khuyến nông xã Phúc Sơn,(2012),(2013),(2014), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông.

5. Tổng cục thông kê (2013) , Tình hình kinh tế-xã hội, http://gso.gov.vn

6. Thông tƣ số 60/2005/TT/BNN,(2005), Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP.

7. Trung tâm khuyến nông Quốc gia (2013): Báo cáo tổng kết hoạt động 20 năm (1993-2013) và định hướng phát triển tới năm 2020 của hệ thống khuyến nông Việt Nam.

8. Trung tâm khuyến nông Quốc Gia: Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông 2012 và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2013.

9. UBND xã Phúc Sơn, Báo cáo kết quả phát triển KT - XH, (2012),(2013),(2014).

II. Tài liệu Internet.

10. http://www.khuyennongvn.gov.vn. Website Trung Tâm KN Quốc Gia 11. http://www.khuyennongnghean.com.vn. Website TT KN-KN Nghệ An 12. http://www.khuyennongbacgiang.com Website TT KN-KN Bắc Giang 13. http://www.nongnghiep.vn

14. http://www.nonghoc.com

15. http://www.dasco.vn Hệ thống khuyến nông của một số nƣớc Đông Nam Á 16. http://www.vaas.org.vn Hệ thống khuyến nông Nhật Bản

PHIẾU ĐIỀU TRA

Địa bàn điều tra: ... Thời gian điều tra: ...

A.Thông tin chung của hộ

1. Họ và tên ... Nam/Nữ... 2. Tuổi ... Dân tộc ... 3. Trình độ học vấn...

B.Thông tin về các hoạt động khuyến nông

Gia đình bác có tham gia các hoạt động khuyến nông không?

 Có  Không

Nếu có thì ai tham gia:

 Đàn ông

 Phụ nữ

I. Thông tin về hoạt động đào tạo tập huấn

1. Bác có biết các lớp tập huấn do CBKN tổ chức tại địa phƣơng trong 3 năm (2012 - 2014) qua không?

 Có  Không

2. Gia đình bác có tham gia các lớp tập huấn đó không?

 Có  Không

Nếu không? Tại sao?

 Nội dung không phù hợp.

 Học từ ngƣời ngƣời thân, hàng xóm.

 Không có thời gian tham gia.

 Không đƣợc mời tham gia.

 Lý do khác ... Nếu có? Tại sao?

 Nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh phí

 Nâng cao sự hiểu biết về KHKT

 Đƣợc tuyên truyền vận động

 Nội dung phù hợp với nhu cầu

 Lý do khác ... 3. Bác đã tham gia vào lớp tập huấn về lĩnh vực nào ?

4. Nhận xét về nội dung tập huấn

 Rất phù hợp  Phù hợp  Ít phù hợp  Không phù hợp 5. Nhận xét về phƣơng pháp tập huấn

 Rất phù hợp  Phù hợp  Ít phù hợp  Không phù hợp 6. Nhận xét về tài liệu tập huấn

 Rất phù hợp  Phù hơp  Ít phù hợp  Không phù hợp 7. Việc áp dụng các kiến thức từ lớp tập huấn của gia đình bác nhƣ thế nào?

 Đã mang lại hiệu quả

 Chƣa mang lại hiệu quả

 Chƣa áp dụng

8. Đề nghị về các lớp tập huấn trong thời gian tới:

 Nội dung tập huấn cần phong phú hơn

 Phƣơng pháp tập huấn phù hợp hơn

 Thời điểm tập huấn hợp lý

 Tài liệu tập huấn phong phú hơn

 Tăng số buổi tập huấn

9. Mong muốn tham gia các lớp tập huấn về:

...

II. Thông tin về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

1. Bác có biết về các mô hình trình diễn đã thực hiện tại địa phƣơng trong 3 năm (2012 - 2014) qua không?

 Có  Không

2. Gia đình bác có tham gia các mô hình trình diễn đó không?

 Có  Không Nếu không thì tại sao?

 Thiếu vốn  Thiếu lao động  Mô hình khó áp dụng  Rủi do cao  Ảnh hƣởng bởi một số mô hình khác Nếu có thì đó là mô hình gì ... Tại sao gia đình bác lại tham gia thực hiện mô hình đó ?

 Tăng thu nhập cho gia đình

 Thay đổi phƣơng thức sản xuất

 Nhận đƣợc sự giúp đỡ khi tham gia mô hình

3. Các mô hình gia đình bác tham gia thực hiện đã đạt đƣợc kết quả nhƣ thế nào?

 Rất thuyết phục  Ít thuyết phục  Không thuyết phục 4. Sau khi thực hiện xong các mô hình thì gia đình bác có tiếp tục áp dụng không?

 Có  Không

5. ... Đ ề nghị về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn:

 Lĩnh vực trình diễn cần phong phú hơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ PHÚC SƠN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (Trang 69 -69 )

×