0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ PHÚC SƠN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 -36 )

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.4.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Những số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố của cán bộ khuyến nông, báo cáo tổng kết của xã Phúc Sơn trong 3 năm (2012 – 2014).

Thu thập từ internet, sách, báo…các thông tin liên quan tới khuyến nông.

3.4.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu

Tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân tại 3 thôn của xã Phúc Sơn, mỗi thôn phỏng vấn 20 hộ, 3 thôn này đại diện cho 3 khu điển hình về các mặt nhƣ: vị trí địa lý, dân trí, các hoạt động khuyến nông và hoạt động sản xuất nông nghiệp: thôn Đài Sơn, thôn Long Vân và thôn Chám.

30

Phƣơng pháp phỏng vấn.

- Các hộ phỏng vấn trong thôn chọn hoàn toàn ngẫu nhiên không lặp lại.

+ Trực tiếp: Lấy ý kiến của cán bộ khuyến nông, của ngƣời dân để tìm hiểu thực trạng các hoạt động khuyến nông của xã.

+ Gián tiếp: Thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi để phỏng vấn các hộ nông dân trên địa bàn xã.

- Xây dựng phiếu điều tra:

Phiếu điều tra đƣợc tôi xây dựng thông qua các bƣớc:

Bƣớc 1: Dự thảo nội dung phiếu điều tra với các nội dung nghiên cứu. Bƣớc 2: Tiến hành điều tra thử ở một số các địa điểm nghiên cứu.

Bƣớc 3: Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra chính thức cho các địa điểm chọn nghiên cứu của đề tài.

+ Nội dung phiếu điều tra bao gồm các phần: thông tin cơ bản về hộ và thông tin chi tiết về vấn đề điều tra.

Với các phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn, kết hợp với các câu hỏi mở, tiến hành phỏng vấn các hộ.

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi đã đƣợc thu thập, đƣợc tiến hành tổng hợp và phân tích bằng chƣơng trình Microsoft office Excel.

3.4.3. Phương pháp SWOT

Từ tình hình thực tế và qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu trực tiếp tại địa bàn xã Phúc Sơn, cần phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác khuyến nông xã Phúc Sơn, trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động. Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và đẩy lùi điểm yếu, để vƣợt qua những thách thức trong tƣơng lai.

31

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ xã Phúc Sơn

Phúc Sơn là một xã Trung du nằm ở phía Tây Bắc của Huyện Tân Yên, nằm ở toạ độ không gian là: 1060

11 độ kinh đông; 210

19 độ vĩ bắc với tổng diện tích tự nhiên là 577,7 ha.

Phía Bắc giáp với xã Tân Đức – Phú Bình – Thái Nguyên. Phía Tây giáp với xã Dƣơng Thành - Phú Bình – Thái Nguyên. Phía Đông giáp với xã Đại Hoá – Tân Yên.

Phía Nam giáp với Lam Cốt – Tân Yên

4.1.1.2. Địa hình

Phúc Sơn là một tiểu vùng chuyển tiếp của vùng núi Việt Bắc và Đông Bắc với vùng châu thổ sông Hồng, đặc điểm trên làm cho xã Phúc Sơn có địa hình đồi núi

32

thấp, thoai thoải hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, với độ cao trung bình 10-15m so với mặt nƣớc biển. Tóm lại địa hình của xã Phúc Sơn tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động của ngƣời dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Đất đai

Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Phúc Sơn

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 578,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 344,71 59,64 1.1 Đất lúa nƣớc DLN 255,31 44,17

1.2 Đất trồng lúa nƣơng LUN 0 0,00

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 18,96 3,28

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 46,18 7,99

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 15,06 2,61

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9,20 1,59

2 Đất phi nông nghiệp PNN 138,41 23,95

2.1

Đất XD trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS 0,75 0,13

2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 2,77 0,48

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 0,58 0,10

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 12,20 2,11 2.5 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng SMN 4,80 0,83

2.6 Đất sông, suối SON 7,72 1,34

2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 109,59 18,96

3 Đất chƣa sử dụng DCS 17,27 2,99

4 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 77,61 13,43

Trong đó: Đất ở tại nông thôn ONT 77,61 13,43

33

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Phúc Sơn là 578 ha, có một quỹ đất nông nghiệp tƣơng đối lớn, qua các năm tỷ lệ đất nông nghiệp luôn chiếm khoảng 59%, với diện tích đất nông nghiệp nhƣ vậy đã phần nào thể hiện đƣợc cơ cấu kinh tế của Phúc Sơn, trong đó ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò chủ đạo. Và đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sƣ̣ phát triển sản xuất hàng hóa.

Đất phi nông nghiệp chiếm một tỷ lệ cũng tƣơng đối lớn. 138,41 ha chiếm 23,95%. Do nhu cầu về nhà ở đã có biểu hiện tăng lên ở giai đoa ̣n này . Đất chuyên dùng cũng có xu hƣớng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là đƣợc sử dụng vào việc xây dựng các công trình phục vụ văn hóa, phúc lợi xã hội: trƣờng mầm non, UBND xã...

Đất chƣa sử dụng là 17,27 ha chiếm 2,99% và đất khu dân cƣ có 77,61 ha chiếm 13,43%.

Hiện nay, nhu cầu về nhà ở hay đất chuyên dùng đều có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Do vậy để góp phần vào phát triển KT - XH nói chung thì cần phải khai thác có hiệu quả đất chƣa dùng, quy hoạch hợp lý và có định hƣớng cụ thể cho các ngành

4.1.1.4. Khí hậu

Địa phƣơng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của vùng Bắc Bộ, khí hậu chia làm 4 mùa, cụ thể nhƣ sau:

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 24,10C. Trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,90C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 17,40C. Đây là yếu tố thích hợp đối với sự phát triển của cây trồng ngắn ngày đặc biệt là rau màu, cho phép phát triển một cơ cấu cây trồng ngắn ngày, đa dạng, cho thu nhập cao nhƣ: khoai tây, dƣa chuột, bí xanh...Điều này đã đƣợc minh chứng bằng kết quả của “Cánh đồng thu nhập cao” với cơ cấu cây màu đa dạng ở cả 2 vụ đông và xuân nhƣ: khoai tây, lạc, đỗ, bí xanh...tại thôn Chám, xã Phúc Sơn.

- Lƣợng mƣa trung bình cả năm đạt khoảng 1.571mm nhƣng lại phân bố không đều giữa các tháng và các mùa trong năm. Mùa mƣa thƣờng bắt bầu từ tháng 6 cho

34

đến tháng 9. Lƣợng mƣa chiếm khoảng 85% lƣợng mƣa cả năm , đặc biệt tập trung vào tháng 6,7,8, nên thƣờng gây ra không ít khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp, khi mà kênh mƣơng tiêu thoát nƣớc ở một số thôn còn nhiều đoạn chƣa đƣợc kiên cố hóa.

Nhìn chung thời tiết, khí hậu ở Phúc Sơn là tƣơng đối thuận lợi cho sự phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng, trong đó bao gồm cả lúa thuần, lúa lai và rau màu.

Với chế độ nhiệt cao, độ ẩm lớn (trung bình cả năm đa ̣t khoảng 81,8%) tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng cũng nhƣ việc bố trí thâm canh tăng vụ. Vụ đông xuân nhiệt độ thấp rất thuận lợi để trồng các cây rau nguồn gốc ôn đới nhƣ bắp cải, su hào, súp lơ. Ngoài ra, cũng do yếu tố nhiệt độ thấp nên trong vụ xuân sâu bệnh hại cũng ít hơn. Tuy nhiên thì nhiệt độ thấp lại là vấn đề khó khăn trong giai đoạn gieo mạ - là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ chết mạ cao, làm chậm mùa vụ. Do đó trong quá trình sản xuất, ngƣời dân cần chủ động hơn trong việc ứng phó với những biến đổi khí hậu, để giảm bớt các ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất.

4.1.1.5. Thủy văn

Phúc Sơn có mạng lƣới ao hồ, kênh mƣơng dày đặc nên việc đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Xã có Kênh chính chạy dọc từ Bắc xuống Nam là nguồn cấp nƣớc chính cho sản xuất nông nghiệp toàn xã. Hệ thống kênh mƣơng cơ bản đƣợc cứng hóa, đây là tiêu chí có tầm quan trọng để phát triển sản xuất mà Phúc Sơn đã đạt.

4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số, lao động

Tổng dân số của xã năm 2014 là 5.874 ngƣời chia làm 11 xóm trong đó số nhân khẩu nam là 2.844 ngƣời chiếm 48,4%, số nhân khẩu nữ là 3.030 ngƣời chiếm 51,6%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trung bình là 0,95%. Đặc điểm về phát triển dân số: tỷ lệ tăng dân số thấp do lao động có sự chuyển dịch ra các thị trấn, thị tứ và thành thị.

35

Bảng 4.2: Bảng tình hình dân số, lao động của xã Phúc Sơn 2012 – 2014

TT Hạng mục

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(%)

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Bình quân 1 Tổng số nhân khẩu 5.766 100 5.848 100 5.874 100 101,42 100,49 100,95 2 Tổng số hộ 1.528 100 1.546 100 1.557 100 101,17 100,71 100,94 Hộ nông nghiệp 1.219 79,78 1.225 79,24 1.202 77,20 100,49 98,12 99,31

Hộ phi nông nghiệp 309 20,22 321 20,76 355 22,80 103,88 110,59 107,23

3 Lao động 2.098 100 2.147 100 2.188 100 102,33 101,90 102,11

Lao động nông nghiệp 1.347 64,20 1.364 63,53 1.342 61,33 101,26 98,38 99,82

Lao động phi NN 751 35,80 783 36,47 846 38,67 104,26 108,04 106,15

36

Qua bảng ta có thể thấy: tổng số nhân khẩu của xã tăng dần qua 3 năm, năm 2012 là 5.766 ngƣời đến năm 2014 là 5.874 ngƣời

Tổng số hộ của xã năm 2014 là 1.557 hộ, trong đó hộ nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm 77,20%. Hộ phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng dần qua các năm, bình quân tăng 7,23%. Điều này phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nƣớc. Sự phát triển của các hộ phi nông nghiệp có vai trò quan trọng, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho hộ mà còn đóng góp một phần lớn vào doanh thu trong cơ cấu ngành kinh tế của xã.

Về lao động: năm 2014 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 2.188 lao động. Trong đó lao động phi nông nghiệp có sự biểu hiện tăng tƣơng đối mạnh, bình quân tăng 6,15%, còn lao động nông nghiệp thì có sự giảm đi. Nguyên nhân của sự gia tăng trên đó là do trên địa bàn huyện có thêm nhiều nhà máy, công ty đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động, nhiều lao động chuyển sang làm lao động công nghiệp hoặc lao động thêm vào lúc nông nhàn.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông

Các tuyến giao thông đƣờng bộ của xã có tổng chiều dài khoảng hơn 40km. Trong đó bao gồm 2 tuyến đƣờng tỉnh lộ với chiều dài 3,5km và đã đƣợc giải nhựa, tuyến từ cầu treo Lữ Vân đi Hiệp Hòa cũng đã đƣợc hoàn thành vào tháng 9/2011. Đây là 2 tuyến đƣờng tỉnh lộ chạy qua địa bàn xã, đóng vai trò quan trọng đối với sự giao lƣu, thông thƣơng hàng hóa của xã với các vùng lân cận, đặc biệt là Thái Nguyên - một thành phố phát triển.

Hiê ̣n nay đã có 8/11 thôn trong xã có đƣờng trong thôn đƣợc bê tông hóa, chiếm 72,73% . Trong năm 2011 đã tiến hành khởi công 3 công trình đƣờng bê tông thôn: Chám, Mai Hoàng, Luông với tổng giá trị 736 triệu đồng. Còn trong năm 2012, thôn Cảm đã lên kế hoạch xây dựng đƣờng bê tông trục chính của thôn với chiều dài 1,4km, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành công trình này trên địa bàn toàn thôn.

37

T

hủy lợi

Trên địa bàn xã có chi nhánh của cơ quan Thủy nông Sông Cầu, nên công tác thủy lợi cơ bản đƣợc đảm bảo, đáp ứng nhu cầu sản xuất quanh năm của bà con. Tuyến kênh chính dài 26km tƣới cho các xã nằm dọc con kênh này. Ngoài ra, trong xã còn có khoảng 34 hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác ở các thôn, nhằm phục vụ nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung hệ thống kênh mƣơng ở Phúc Sơn đã đƣợc sử dụng từ lâu và có số lƣợng kênh đƣợc kiên cố hóa còn hạn chế . Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp , tƣ̀ đó làm giảm hiệu suất phát triển kinh tế , đặc biệt đối với một xã mà trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, là nguồn thu nhập quan trọng đối với nông hộ nhƣ xã Phúc Sơn.

Hệ thống Y tế

Luôn đƣợc các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo . Đã thực hiện tốt các chƣơng trình chăm sóc quốc gia, y tế dự phòng, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Duy trì chế độ trực cấp cứu, khám chữa bệnh 24/24 giờ, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và đã có sự quan tâm đặc biệt tới đối tƣợng chính sách xã hội và trẻ em dƣới 6 tuổi, đảm bảo 100% hai nhóm đối tƣợng này đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế

 Hệ thống điện

Hệ thống điện trên địa bàn xã luôn đƣợc đảm bảo, kiểm tra thƣờng xuyên, bƣớc đầu đáp ứng đƣợc cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các hộ, 100% số hộ trong xã có điện lƣới quốc gia. Năm 2003 thực hiện kế hoạch của tỉnh Bắc Giang về chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn, lƣới điện trên địa bàn huyện, xã đƣợc bàn giao cho ngành điện quản lý và đã thành lập 26 HTX dịch vụ điện, ở 22 xã và 2 thị trấn. Đến nay các HTX đã đi vào ổn định cả về số lƣợng, chuyên môn và hoạt động. Từng bƣớc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lƣới điện; đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu sử dụng, góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phƣơng thông qua sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn.

38

Hệ thống giáo dục

Đây đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy Đảng Ủy, UBND xã đã không ngừng quan tâm đến việc đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất . Nhìn chung, hệ thống trƣờng lớp đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn xã . Đến nay xã có 3 trƣờng học ở các cấp khác nhau , bao gồm: 1 trƣờng mầm non (với 6 lớ p ho ̣c), 1 trƣờng tiểu học và 1 trƣờng THCS, trong đó có 2 trƣờng đạt trƣờng tiên tiến. Toàn xã hiện có 805 học sinh thuộc cả 3 cấp học. Chất lƣợng giáo dục thì ngày càng đƣợc nâng cao, toàn diện, cơ sở vật chất thì đƣợc đầu tƣ, bổ sung hàng năm. Kỷ cƣơng nề nếp trong công tác giáo dục đã có những chuyển biến tiến bộ.

39

Trồng trọt

Bảng 4.3: Tình hình trồng trọt tại xã Phúc Sơn từ năm 2012-2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Diện tích (ha) Năng suất BQ (tạ/ha) Sản lƣợng (tạ) Diện tích (ha) Năng suất BQ (tạ/ha) Sản lƣợng (tạ) Diện tích (ha) Năng suất BQ (tạ/ha) Sản lƣợng (tạ) Cây Lúa 231,30 56 12.952,80 229 54 12.366 220,50 55 12.127,50 Cây Ngô 52 40 2.080 50 38 1.900 46 42 1.932 Cây Lạc 14 22 308 15 20 300 17 23 391 Khoai lang 1 16 16 2 19 38 1 17 17

Cây Khoai tây 9 180 1.620 6 195 1.170 13 197 2.561

Cây Sắn 4 256 1.024 6 247 1.482 3 280 840

Cây Rau và cây

khác 11 37 407 14 38 532 15 40 600

40

Qua bảng cho thấy:

Cây lúa: diện tích lúa giảm dần qua 3 năm, năm 2012 là 231,30 ha tới năm 2014 còn 220,50 ha, năng suất năm 2012 là 56 tạ/ha tới năm 2014 đạt 55 tạ/ha, năng suất giảm dần do gặp phải thời tiết không thuận lợi và dịch sâu bệnh hại nhƣ rầy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ PHÚC SƠN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 -36 )

×