4.2.2.1. Các hoạt động khuyến nông chủ yếu của xã Phúc Sơn
Bảng 4.6: Các hoạt động khuyến nông chủ yếu của xã Phúc Sơn
STT Nội dung hoạt động Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản
1 Chỉ đạo sản xuất
2 Đào tạo tập huấn kỹ thuật
3 Xây dựng mô hình trình diễn
4 Hoạt động thông tin tuyên
truyền
45
Từ bảng 4.6 cho thấy trong 3 năm từ 2012 – 2014, khuyến nông của xã Phúc Sơn đã thực hiện đƣợc các hoạt động sau:
- Công tác chỉ đạo sản xuất - Đào tạo tập huấn kỹ thuật - Xây dựng mô hình trình diễn - Hoạt động thông tin tuyên truyền
Các hoạt động khuyến nông đƣợc triển khai chƣa đồng đều ở các lĩnh vực khác nhau, dựa vào bảng trên thì chủ yếu các hoạt động tập chung vào 2 lĩnh vực là chăn nuôi và trồng trọt, lĩnh vực thủy sản ít đƣợc quan tâm và đầu tƣ.
4.2.2.2. Thực trạng các hoạt động khuyến nông xã Phúc Sơn
Chỉ đạo sản xuất
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành nông nghiệp. Trong những năm qua dƣới sự chỉ đạo của Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang, Trạm khuyến nông huyện Tân Yên và UBND xã Phúc Sơn, khuyến nông xã Phúc Sơn đã tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo sản xuất phục vụ định hƣớng phát triển nông nghiệp nhƣ:
- Đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
- Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, gắn với vùng sản xuất chất lƣợng cao(cánh đồng mẫu tại thôn Chám).
- Xây dựng Dự án hình thành cánh đồng mẫu lớn tại thôn Chám. - Xây dựng và triển khai đề án nông thôn mới.
Hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ thuật
Đây là hình thức khuyến nông phổ biến hiện nay, do đáp ứng đƣợc hai yêu cầu thực tiễn: vừa giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong sản xuất, vừa bồi dƣỡng thêm kiến thức cho nông dân.
Trong 3 năm (2012 - 2014) khuyến nông xã Phúc Sơn đã tổ chức đƣợc 42 cuộc tập huấn kỹ thuật với 1.370 lƣợt ngƣời tham gia và cấp phát 1.500 tài liệu.
46
Bảng 4.7: Kết quả tập huấn kỹ thuật cho nông dân của khuyến nông xã Phúc Sơn trong 3 năm (2012 - 2014)
STT Danh mục ĐVT Năm Tổng cộng 2012 2013 2014 1 Tập huấn kỹ thuật Tổng số Lớp 12 16 14 42 - Kỹ thuật trồng trọt Lớp 7 10 9 26
- Kỹ thuật chăn nuôi Lớp 5 6 5 16
- Kỹ thuật thủy sản Lớp 0 0 0 0
2 Tổng số lƣợt ngƣời tham dự Ngƣời 420 500 450 1.370
3 Tổng số tài liệu cấp phát Bản 450 550 500 1.500
4 Bình quân ngƣời/lớp 35 31,25 32,14
(Nguồn: Khuyến nông xã Phúc Sơn)
Qua bảng 4.7 ta thấy số lớp tập huấn của các năm là khác nhau, năm 2013, 2014 số lớp tập huấn cao hơn so với năm 2012 và đƣợc ngƣời dân tham dự nhiều hơn. Điều này cho thấy ngƣời dân đã bắt đầu quan tâm tới các TBKT mới, phƣơng thức sản xuất mới hiệu quả…cán bộ khuyến nông xã có cố gắng trong việc tập huấn và chuyển giao KHKT cho ngƣời dân.
Bên cạnh các lớp tập huấn do CBKN xã tổ chức, còn có sự phối hợp giữa cán bộ khuyến nông huyện và khuyến nông xã cùng tham gia tổ chức một số lớp tập huấn có chất lƣợng chuyên môn cao, để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho bà con nông dân.
47
Bảng 4.8: Kết quả điều tra 60 hộ nông dân về hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật từ năm 2012-2014
TT Nội dung Số hộ Tỷ lệ
(%)
1
Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật
Tham gia 39 65
Không tham gia 21 35
2 Đã tham gia lớp tập huấn về
Trồng trọt 29 79,4
Chăn nuôi 23 59,0
Thủy sản 0 0
3 Nội dung tập huấn
Rất phù hợp 28 71,8 Phù hợp 6 15,4 Ít phù hợp 2 5,1 Không phù hợp 3 7,7 4 Phƣơng pháp tập huấn Rất phù hợp 12 30,8 Phù hợp 11 28,2 Ít phù hợp 13 33,3 Không phù hợp 3 7,7
5 Tài liệu tập huấn
Rất phù hợp 31 79,5
Phù hợp 8 20,5
Ít phù hợp 0 0
Không phù hợp 0 0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra )
Qua bảng 4.8 ta thấy : trong 60 hộ điều tra thì có 39/60 hộ tham gia vào lớp tập huấn, chiếm 65%; 21/60 hộ không tham gia, chiếm 35%.
Trong đó có 29/39 hộ đã tham gia vào các lớp tập huấn về kiến thức trồng trọt, 23/39 hộ đã tham gia các lớp tập huấn về kiến thức chăn nuôi và 0/39 hộ chƣa bao giờ tham gia lớp tập huấn về lĩnh vực thủy sản, điều này phản ánh đứng việc cán bộ khuyến nông xã trong 3 năm chƣa tổ chức đƣợc lớp tập huấn về thủy sản.
48
Về nội dung tập huấn :34/39 hộ nhận xét nội dụng tập huấn là rất phù hợp và phù hợp chiếm 87,2% và có 5/39 hộ nhận xét rằng nội dung tập huấn là ít phù hợp và không phù hợp với nhu cầu của họ chiếm 12,8%.
Về phƣơng pháp tập huấn: trong 39 hộ tham gia có 23/39 hộ nhận xét phƣơng pháp tập huấn là rất phù hợp và phù hợp chiếm 59%, có 16/39 hộ nhận xét rằng phƣơng pháp tập huấn ít phù hợp và không phù hợp chiếm 41%.
Về tài liệu tập huấn: trong 39 hộ tham gia có 39/39 hộ nhận xét tài liệu tập huấn rất phù hợp và phù hợp chiếm 100%.
Có thể thấy hoạt động đào tạo tập huấn đang có đóng góp quan trọng trong việc áp dụng KHKT, phƣơng thức sản xuất mới vào phát triển sản xuất ở địa bàn xã.
Tuy nhiên do trình độ chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng, phƣơng pháp khuyến nông của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế nên nội dung và chất lƣợng các lớp tập huấn chƣa cao, chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của bà con nông dân. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới cán bộ khuyến nông xã cần tích cực học hỏi, tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở của Trạm khuyến nông huyện Tân Yên và Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang.
Mặt khác vẫn còn một số điểm cần khắc phục nhƣ nội dung các lớp tập huấn chƣa đa dạng, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân, phƣơng pháp tập huấn chƣa hấp dẫn. Cán bộ khuyến nông xã nên tiến hành điều tra về nhu cầu của ngƣời dân từ đó thiết kế chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giảng bài trƣớc khi tổ chức các lớp tập huấn sao cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân, điều kiện của từng đối tƣợng tại xã và điều kiện thực tiễn tại địa phƣơng.
Tập huấn kỹ thuật là hoạt động quan trọng không thể thiếu đƣợc trong hoạt động khuyến nông nhƣng để hoạt động tập huấn có đƣợc những ảnh hƣởng thực sự có ý nghĩa đến sản xuất thì khuyến nông xã Phúc Sơn cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tập huấn không những chỉ mặt số lƣợng mà còn phải tập trung nâng cao chất lƣợng. Khuyến nông cần kết hợp với các cơ quan đoàn thể một cách chặt chẽ nhƣ câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân để thông qua đó nắm bắt đƣợc những khó khăn cũng nhƣ những nhu cầu của ngƣời dân tại địa phƣơng. Trong tập huấn cần
49
gắn lý thuyết với thực hành, cần có sự trao đổi thông tin hai chiều giữa cán bộ tập huấn và nông dân.
Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Theo khuyến nông xã Phúc Sơn, hoạt động xây dựng mô hình trình diễn là hoạt động khuyến nông có hiệu quả nhất hiện nay, làm thay đổi nhận thức của ngƣời nông dân theo phƣơng trâm “trăm nghe không bằng một thấy”. Mô hình trình diễn giới thiệu cho ngƣời nông dân về những tiến bộ kỹ thuật mới, phƣơng thức sản xuất mới, những giống mới có chất lƣợng cao trong trồng trọt và chăn nuôi. Đây là hình thức khuyến nông đƣợc nông dân hƣởng ứng và rất phù hợp để đƣa TBKT mới vào sản xuất thay đổi nhận thức của ngƣời nông dân
Trong 3 năm (2012 - 2014) Khuyến nông xã Phúc Sơn đã tiến hành xây dựng các mô hình trình diễn sau:
Bảng 4.9:Các mô hình trình diễn của khuyến nông xã Phúc Sơn trong 3 năm ( 2012-2014)
Năm Tên mô hình
Quy mô (ha) Địa điểm Số hộ tham gia Năng suất (tạ/ha) 2012
Sản xuất giống lúa Kim Ƣu
18 6 Thôn Chám 36 75-80
Sản xuất giống lúa lai HKT99
2 Thôn
Long Vân 25 70-75
Sản xuất giống khoai tây
Sinora 5 Thôn Chám 32 65-70
2013
Trồng ngô lai HT818 1 Thôn Tiền Sơn 14 48-50 Trồng ngô lai HT119 0,5 Thôn Đài Sơn 8 27-30 Sản xuất giống lúa Syn6
20 Thôn Chám,
Yên Lý 80 73
2014
Sản xuất lúa giống lai F1 10 Thôn Chám 60 40-42 Sản xuất lúa chất lƣợng RVT
8 Thôn Yên Lý 50 60
50
Qua bảng ta thấy khuyến nông xã Phúc Sơn đã xây dựng đƣợc các mô hình trình diễn đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, năng suất của mô hình trình diễn cao hơn so với các giống thông thƣờng đƣợc sản xuất trên địa bàn xã.
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả kinh tế của giống lúa Syn6 so với giống lúa Khang dân 18 ở địa phƣơng
STT Hạng mục ĐVT
Giống lúa Syn6 Giống lúa Khang dân 18
Số lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Số lƣợng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I Tổng chi Đồng 765.500 662.100 1 Giống Kg 0,7 90.000 63.000 1 15.000 15.000 2 Phân chuồng Kg 300 500 150.000 250 500 125.000 3 Đạm Ure Kg 6 8.000 48.000 5 8.000 40.000 4 Lân Kg 15 3.300 49.500 12 3.300 39.600 5 Kali Kg 6 12.500 75.000 5 12.500 62.500 6 Thuốc BVTV Đồng 30.000 30.000 7 Công lao động Công 7 50.000 350.000 7 50.000 350.000 II Tổng thu Kg 270 7.000 1.890.000 210 5.500 1.155.000
III Lợi nhuận Đồng 1.124.500 492.900
(Nguồn:Khuyến nông xã Phúc Sơn)
Qua bảng trên cho thấy lúa Syn6 cho năng suất cao hơn giống lúa Khang dân, trung bình mỗi sào lúa Syn6 cho năng suất cao hơn khang dân 60kg/sào. Ngoài ra, giá bán trung bình của Syn6 cao hơn khang dân là 1.500đ/kg. Nhƣ vậy từ mỗi sào trồng lúa Syn6, ngƣời dân thu đƣợc lợi nhuận hơn trồng lúa Khang dân trung bình khoảng 631.600 đồng/sào.
Dƣới đây là bảng đánh giá sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của xã Phúc Sơn thông qua điều tra, phỏng vấn 60 hộ nông dân bằng bảng hỏi:
51
Bảng 4.11: Sự tham gia của ngƣời dân trong hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của xã Phúc Sơn 2012-2014.
STT Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 60 100 1
Biết về mô hình trình diễn. 49 81,7
- Tham gia mô hình trình diễn. 32 65,3
- Không tham gia mô hình trình diễn. 17 34,7
2 Không biết về mô hình trình diễn 11 18,3
3
Lý do tham gia mô hình
- Thu đƣợc kiến thức KHKT mới 3 9,4
- Tăng thu nhập cho gia đình 32 100
- Thay đổi phƣơng thức sản xuất 3 9,4
- Nhận đƣợc sự giúp đỡ khi tham gia mô hình 13 40,6
4
Lý do không tham gia mô hình/ Biết thông tin về mô hình
- Thiếu vốn. 16 94,1
- Thiếu lao động. 6 35,3
- Mô hình khó áp dụng. 3 17,6
- Rủi ro cao. 15 88,2
- Ảnh hƣởng bởi một số mô hình khác. 1 5,9
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua bảng 4.11 cho thấy việc xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông xã đã đƣợc bà con nông dân tại địa phƣơng quan tâm và hƣởng ứng tích cực. Trong 60 hộ đƣợc điều tra thì có 49/60 hộ chiếm 81,7% biết về mô hình trình diễn và có 32 hộ đã tham gia vào các mô hình mà khuyến nông xã đã xây dựng.
Có 3/32 hộ cho rằng họ tham gia mô hình mong muốn thu đƣợc kiến thức khoa học kỹ thuật mới chiếm 9,4%, có 32/32 hộ tham gia với mục đích tăng thu nhập cho gia đình chiếm 100%, có 3/32 hộ tham gia với mục đích thay đổi phƣơng thức sản xuất và có 13/32 hộ tham gia vì nhân đƣợc sự giúp đỡ.
52
Bên cạnh những hộ đã từng tham gia mô hình cũng có 28/60 hộ đƣợc điều tra không tham gia mô hình, trong đó: có 11/60 hộ không biết về mô hình chiếm 18,3% và 17 hộ biết đến mô hình nhƣng họ không tham gia vì những lý sau: nguyên nhân do ngƣời dân không tham gia mô hình do sợ rủi ro 15/17 hộ chiếm 88,2%, thiếu vốn chiếm 94,1%, đây là 2 nguyên nhân chính, ngoài ra còn những nguyên nhân nhƣ mô hình khó áp dụng chiếm 17,6%, nguyên nhân thiếu lao động 35,3% và ảnh hƣởng bở 1 số mô hình khác cùng chiếm 5,9%.
Dƣới đây là bảng kết quả điều tra đánh giá hiệu quả của hoạt động xây dựng mô hình trình diễn của xã Phúc Sơn thông qua điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân bằng bảng hỏi:
Bảng 4.12:Kết quả điều tra về hiệu quả mô hình trình diễn của khuyến nông xã Phúc Sơn từ năm 2012-2014
TT Nội dung Số hộ Tỷ lệ
(%)
1
Sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng mô hình trình diễn
Tham gia hoạt động
32 53,3 Không tham gia hoạt động 28 46,7 2 Hiệu quả mô hình trình diễn Rất thuyết phục 24 75
Ít có tính thuyết phục 6 18,8
Không thuyết phục 2 6,2
3 Tiếp tục áp dụng mô hình Có 22 68,8
Không 10 31,2
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua điều tra có 32 hộ tham gia vào xây dựng mô hình tình diễn thì có 24/32 hộ nông dân đánh gia rằng mô hình trình diễn của khuyến nông xã Phúc Sơn là rất thuyết phục chiếm 75%, có 6/32 hộ nhận xét là ít thuyết phục chiếm 18,8% và có 2/32 hộ đánh giá là không thuyết phục chiếm 6,2%. Nhƣ vậy là ngƣời dân đánh giá cao về hiệu quả của mô hình trình diễn mang lại.
53
Trong số 32 hộ đã tham gia mô hình thì có 22/32 hộ chiếm 68,8% tiếp tục áp dụng mô hình vào sản xuất trong thời gian tới, 10/32 hộ chiếm 31,2% đã ngừng triển khai mô hình.
Công tác xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông xã Phúc Sơn giai đoạn 2012 - 2014 đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, chất lƣợng các mô hình đều cho kết quả tốt và có khả năng nhân ra diện rộng, góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, và trình độ cho nhân dân trong địa bàn xã.
Tuy nhiên đa số các mô hình trình diễn còn có quy mô nhỏ, do nguyên nhân là đất đai manh mún, nhận thức của ngƣời dân còn kém, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên một số hộ nông dân không làm đúng các yêu cầu của mô hình, nhiều ngƣời dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ nên khi kết thúc mô hình, không có hỗ trợ nữa thì không tiến hành mở rộng sản xuất mặc dù có những mô hình cho thu nhập cao. Một vài mô hình triển khai chủ yếu theo hƣớng từ trên xuống, không có sự xác định nhu cầu nên không phù hợp với điều kiện của địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu của nông dân, sản phẩm sản xuất ra chất lƣợng thấp. không bán đƣợc nên không đƣợc đƣa vào sản xuất đại trà.
Chƣa triển khai đƣợc các mô hình về chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản do chu kỳ sản xuất dài, đầu tƣ chi phí lớn nên các hộ gia đình không có điều kiện kinh tế sẽ không thể tham gia.
Vì vậy trong thời gian tới, khuyến nông xã nên có kế hoạch xác định nhu cầu của ngƣời dân, xây dựng mô hình theo hƣớng từ dƣới lên, đảm bảo các mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời dân, nhu cầu của thị trƣờng, phát huy tối đa sự tham gia của những nông dân nghèo nhằm tăng khả năng nhân rộng của mô hình. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình.
Hoạt động thông tin tuyên truyền