Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển công tác khuyến nông tại xã phúc sơn huyện tân yên tỉnh bắc giang (Trang 67)

nông xã Phúc Sơn.

Điểm mạnh

Cán bộ khuyến nông xã có kinh nghiệm, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và năng động trong mọi hoạt động khuyến nông.

Hoạt động của 2 CLB khuyến nông trong xã đã đi vào ổn định , là cầu nối quan trọng.

Sự ủng hộ của các ông bà trƣởng thôn và bà con. Họ đang dần thay đổi những tập quán truyền thống, để tiếp cận với những TBKT mới.

Nông dân là những ngƣời có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Xã đã có các chính sách hỗ trợ nông nghiệp phù hợp với chức năng nghiệp vụ của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi, chuyển giao kỹ thuật.

Với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ khuyến nông xã và toàn thể nhân dân xã Phúc Sơn, khuyến nông xã Phúc Sơn đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định:

- Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây luôn đạt đƣợc các mục tiêu đề ra nhờ tích cực khắc phục thiên tai, dịch bệnh.

- Đƣa các giống lúa, giống ngô, giống hoa màu và con giống có năng suất, chất lƣợng cao, có tính kháng bệnh vào sản xuất cho năng suất cao và giá bán ổn định.

61

- Công tác chăn nuôi thú y đã từng bƣớc đƣợc chú trọng việc tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại thực hiện đúng định kỳ, chăn nuôi, kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Đời sống ngƣời dân đã đƣợc cải thiện nhờ có nguồn thu nhập cao hơn từ nông nghiệp.

 Điểm yếu

Cán bộ khuyến nông xã có kinh nghiệm, nhiệt tình nhƣng năng lực chuyên môn còn yếu, thiếu kỹ năng và hoạt động kém hiệu quả.

CBKN còn yếu về kiến thức thị trƣờng, về phƣơng pháp tƣ vấn...là trở ngại trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa

Sự phối hợp với nông dân còn yếu, phƣơng pháp tập huấn chủ yếu là thuyết trình nặng về lý thuyết, thiếu thực hành nên hiệu quả không cao.

Quá trình giám sát quản lý về công tác khuyến nông còn yếu kém, hệ thống quản lý dữ liệu và báo cáo về các hoạt động còn nhiều thiếu sót.

Các hoạt động chủ yếu hƣớng dẫn chuyển giao TBKT nông nghiệp, chƣa xây dựng nhiều các mô hình sản xuất chất lƣợng cao gắn với tiêu thụ.

Đầu tƣ cho khuyến nông chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Các chính sách đãi ngộ đối với CBKN chƣa hợp lý.

Các hoạt động khuyến nông chủ yếu thực hiện theo kế hoạch từ trên xuống, chƣa có bƣớc xác định nhu cầu của ngƣời dân.

Sự tham gia của ngƣời dân trong các hoạt động khuyến nông còn thấp.  Cơ hội

Công tác khuyến nông đƣợc Đảng và Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn, có nhiều chính sách ban hành nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển khuyến nông

Hàng năm Trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn cụ thể, tạo cơ hội học hỏi nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ khuyến nông nhằm nâng cao năng lực làm việc.

62

Đã có sự phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng với cơ quan nghiên cứu, các trƣờng đại học, các doanh nghiê ̣p...giúp CBKN có cơ hội đƣợc mở rộng tầm hiểu biết, tiếp cận với các TBKT.

Làm việc ở môi trƣờng nông thôn, là cơ hội học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu từ nhƣ̃ng ngƣời nông dân, phát triển các kỹ năng tiếp cận với cộng đồng.

 Thách thức

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu, nên sự bất lợi của thời tiết ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, giá thành của sản phẩm nông nghiệp.

Ngƣời dân trên địa bàn xã đa số sản xuất theo phƣơng thức truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún, số đối tƣợng cần cung cấp dịch vụ khuyến nông rất đa dạng với nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy các hoạt động khuyến nông gặp khó khăn.

Trình độ sản xuất của nông dân giữa các thôn trong xã có sự khác biệt. Ngoài 1 thôn có cánh đồng đang phát triền nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa (cánh đồng mẫu thôn Chám), thì các số thôn khác trong địa bàn xã vẫn theo lối sản xuất truyền thống. Đây là một thách thức lớn đối khuyến nông xã Phúc Sơn.

Mốt số bộ phận ngƣời dân có nhận thức kém, gây khó khăn trong việc chuyển giao TBKT để áp dụng vào sản xuất.

Nhu cầu của thị trƣờng cũng là 1 thách thức lớn đối với hoạt động khuyến nông, đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải chủ động trong việc tìm hiểu thông tin thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển công tác khuyến nông tại xã phúc sơn huyện tân yên tỉnh bắc giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)