2.2.2.1. Hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực khuyến nông ở Việt Nam
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007)[1]
Hình 2.4 : Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
(Trung tâm KN Quốc Gia, 2013)[7]. Ngày 02/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP ban hành bản quy định về công tác khuyến nông, Hệ thống Khuyến nông chuyên trách chính thức ra đời:
Ở Trung ƣơng, giai đoạn 1993- 2004, Cục Khuyến nông (thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm) và Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp) thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nƣớc về sản xuất nông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông; Vụ Nghề cá thuộc Bộ Thủy sản cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và công tác khuyến ngƣ.
Nhóm hộ cùng sở thích Bộ nông nghiệp và PTNT
Sở Nông nghiệp và PTNT TT Khuyến nông quốc gia
TT Khuyến nông tỉnh
Trạm khuyến nông huyện Khuyến nông cấp xã Khuyến nông viên thôn bản
Làng khuyến nông Nông dân Phòng NN huyện UBND huyện CLB khuyến nông Nông dân Nông dân
20
Ngày 26/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về Khuyến nông, Khuyến ngƣ. Ở trung ƣơng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đƣợc thành lập (tách từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia thuộc Bộ Thủy sản. Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngƣ Quốc gia đƣợc hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ Quốc gia.
Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông Trung ƣơng chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ở địa phƣơng, các tổ chức khuyến nông, khuyến ngƣ cũng từng bƣớc đƣợc phát triển và hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và thôn, bản. Cụ thể nhƣ sau:
Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đều có Trung tâm Khuyến nông (hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cấp huyện hiện 596 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp (chiếm 95,5% số huyện, thị xã trong toàn quốc) đã có Trạm khuyến nông (hoặc Trạm khuyến nông - khuyến ngƣ).
Cấp xã hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lƣới khuyến nông viên cơ sở, trong đó: Khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) chuyên trách từ 1-2 ngƣời/ xã; mỗi thôn, bản có 01 cộng tác viên khuyến nông (bán chuyên trách); ngoài ra toàn quốc hiện có gần 700 Câu lạc bộ khuyến nông (CLBKN) cấp xã với gần 20.000 ngƣời tham gia.
Nhiều tỉnh đã quan tâm xây dựng và phát triển mạng lƣới khuyến nông cơ sở khá toàn diện từ bố trí lực lƣợng, đầu tƣ nguồn lực và cơ chế chinh sách để phát huy năng lực của đội ngũ này, điển hình nhƣ: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phƣớc, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre…
21
2.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các cấp khuyến nông Việt Nam
Chức năng nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông đã đƣợc quy định cụ thể trong thông tƣ số 60/2005/TT/BNN, ngày 10/05/2005 hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005 của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngƣ[6].
Trung tâm khuyến nông quốc gia
Xây dựng và chỉ đạo các chƣơng trình, dự án khuyến nông về trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, bảo quản và chế biến nông sản…
Theo dõi, đôn đốc điều phối hoạt động khuyến nông và giám sát đánh giá việc thực hiện các chƣơng trình dự án khuyến nông.
Tham gia thẩm định các chƣơng trình dự án theo quy định của Bộ NN & PTNT.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến và chuyển giao TBKT, những kinh nghiệm về điển hình sản xuất giỏi, bồi dƣỡng kỹ năng, kiến thức và quản lý kinh tế, thông tin thị trƣờng cho nông dân.
Quan hệ với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc để thu hút nguồn vốn hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động khuyến nông.
Tổ chức khuyến nông cấp tỉnh
Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình khuyến nông của Trung ƣơng và của tỉnh.
Phổ biến và chuyển giao các kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp và các kinh nghiệm sản xuất cho nông dân.
Bồi dƣỡng kiến thức, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề cho CBKN cơ sở, cho nông dân, cung cấp cho nông dân những thông tin thị trƣờng, giá cả nông sản.
Quan hệ với các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc để thu hút nguồn vốn hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động khuyến nông địa phƣơng.
Tổ chức khuyến nông cấp huyện
Trạm khuyến nông trực thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện, nhiệm vụ của khuyến nông cấp huyện:
22
Đƣa những TBKT theo các chƣơng trình, dự án khuyến nông – khuyến lâm vào sản xuất trên địa bàn phụ trách.
Xây dựng các mô hình trình diễn. Hƣớng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến.
Bồi dƣỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trƣờng cho cán bộ khuyến nông cơ sở và ngƣời dân.
Xây dựng các CLB khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích. Tổ chức khuyến nông cơ sở
Khuyến nông cơ sở có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng mô hình trình diễn, phản ánh tâm tƣ nguyện vọng của nông dân và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất và báo cáo lên cấp trên để cùng giải quyết.
Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hƣớng dẫn việc thực hiện quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tổng hợp, hƣớng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hƣớng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch, huy động lực lƣợng và tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phƣơng.
23
Phối hợp hƣớng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lƣợng gia súc, gia cầm trên địa bàn cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp.
Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định.
Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; củng cố các tổ chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cƣ theo quy định.
Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định.
Tổ chức khuyến nông khác
Ngoài hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nƣớc thì nhiều cơ quan, trƣờng học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ… cũng là một lực lƣợng quan trọng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia công tác khuyến nông thông qua các kết quả nghiên cứu, xây dựng mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, hội thảo tham quan hoặc một dự án phát triển nông thôn…
2.2.2.3. Hệ thống khuyến nông điển hình ở một số tỉnh trong nước
1. Hệ thống khuyến nông Thái Nguyên
Tổ chức Khuyến nông Thái Nguyên (trƣớc đây là Khuyến nông Bắc Thái) đƣợc thành lập ngày 13/12/1991 do UBND tỉnh Quyết định; là tổ chức khuyến nông đầu tiên của cả nƣớc (Trƣớc khi có nghị định số 13 của CP về khuyến nông); ra đời nhằm phục vụ các chƣơng trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Với cơ chế hoạt động: Lấy nông thôn làm địa bàn –Nông dân là đối tƣợng – Các ngành nghề trong nông nghiệp là lĩnh vực phát triển- Ngƣời nông dân đƣợc xác định là trung tâm.
24
Toàn tỉnh hiện có 142 cán bộ khuyến nông, ở cấp tỉnh là Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông Nghiệp & PTNT gồm 24 cán bộ với 3 phòng chuyên môn và 01 trạm chuyên giao TBKT; ở cấp huyện là các Trạm Khuyến nông trực thuộc UBND của 9 huyện, thành, thị có 118 cán bộ. Ở cấp cơ sở xã, phƣờng, thôn, bản tùy điều kiện của các địa phƣơng và từng chƣơng trình nông nghiệp trên địa bàn để bố trí lực lƣợng cộng tác viên khuyến nông là cán bộ thôn, bản, tổ hợp tác, nhóm sở thích hoặc nông dân đầu mối tham gia hoạt động.
Mô hình “Trồng sắn bền vững trên đất dốc” ở Thái Nguyên
Sắn là cây trồng quen thuộc với hầu hết nông dân Việt Nam, nhất là ở vùng trung du, miền núi, cây sắn dễ trồng thích ứng với hầu hết đất đai và điệu kiện khí hậu.
Nhằm hƣớng tới việc tăng năng suất sắn, bảo vệ đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng mà vẫn đem lại hiệu quả cao cho ngƣời trồng sắn, từ năm 2013, đƣợc sự giúp đỡ của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên thực hiện mô hình canh tác sắn bền vững tại xã Tân Khánh, Tân Thành (huyện Phú Bình); Tân Dƣơng (huyện Định Hoá) với tổng diện tích là 27 ha cho 135 hộ nông dân tham gia. Đặc biệt tại xã Tân Dƣơng, các hộ tham gia hầu hết là đồng bào dân tộc ít ngƣời (hơn 80% là đồng bào Tày, Nùng).
Cách thực hiện: Tuyên truyền, phổ biến cho hàng trăm ngƣời dân cùng tham gia mô hình canh tác sắn bền vững tại địa phƣơng. Tập huấn đào tạo cho 340 lƣợt nông dân trong và ngoài mô hình. Tham gia mô hình, các hộ đƣợc hỗ trợ 100% về giống, 50% vật tƣ, phân bón, thuốc BVTV... Ngoài ra còn đƣợc tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc mà dự án chuyển giao.
Mục tiêu của dự án là xây dựng các mô hình thâm canh sắn bền vững (sắn - lạc hoặc đậu, đỗ; nếu đất dốc trồng các băng cỏ voi theo đƣờng đồng mức để chống xói mòn)
Kết quả: Qua mô hình ngƣời dân đã nắm bắt đƣợc kỹ thuật canh tác sắn trên đất dốc theo phƣơng thức nông lâm kết hợp đó là đậu tƣơng, lạc… nhằm cải tạo đất,
25
tăng độ phì nhiêu cho đất. Việc trồng xen kẽ các loại cây dài ngày và ngắn ngày đã giúp ngƣời dân tận dụng đất, tăng năng suất cây trồng, xây dựng đƣợc hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc, cung cấp, dự trữ đƣợc nguồn thức ăn ổn định cho đàn gia súc.
Kết thúc mô hình qua đánh giá thực tế năng suất sắn trung bình đạt 36,2 tấn/ha, so với công thức sắn lá tre trồng thuần đạt 28,8 tấn/ha thì cao hơn 7,4 tấn/ha, tăng 20,3%. hiệu quả kinh tế lãi thuần từ 6 - 8 triệu đồng/ha so với trồng sắn theo tập quán cũ. ngoài năng suất sắn, mỗi ha thu thêm trung bình 17,2 tạ lạc, chƣa tính phần thân lá đƣợc làm phân hữu cơ bón tại chỗ cho sắn.
Liên hệ: Dự án trồng sắn bền vững đã đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế, đây là mô hình có cách thực hiện dễ và không tốn chi phí cho sản xuất, mặt khác cây sắn phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đa số các khu vực ở nƣớc ra đặc biệt là trung du miền núi. Vì vậy, việc mở rộng quy mô sản xuất sắn bền vững sang các khu vực có điều kiện khí hậu, đất đai tƣơng tự nhƣ xã Phúc Sơn là khả thi.
2. Hệ thống khuyến nông Nghệ An
Đƣợc đánh giá chung là có mô hình mạng lƣới khuyến nông quy mô nhất từ tỉnh xuống cơ sở vào thời điển tiến hành nghiên cứu. Trong đó khuyến nông xã: 464 ngƣời/ 464 xã; Tỷ lệ nữ là 10,05%; Trình độ đại học là 10,06%; trung cấp 50,2%; sơ cấp 39,2%; mức phụ cấp là 90.000đ/ngƣời/tháng. Khuyến nông viên thôn bản: 5.443 ngƣời/464 xã; tỷ lệ nữ 5,4%; trình độ đại học 0,3%; trung cấp 3,2%; sơ cấp 2,3%; văn hóa tốt nghiệp phổ thông cấp 3 là 94,2%; mức phụ cấp đƣợc hƣởng là 20.000đ/ngƣời/tháng. Với hệ thống khuyến nông đƣợc tổ chức nhƣ vậy nên hoạt động khuyến nông đƣợc triển khai thống nhất từ tỉnh xuống cơ sở, luôn bám sát yêu cầu thực tiễn. Khuyến nông Nghệ An thực hiện rất nhiều mô hình khuyến nông và nhiều mô hình khuyến nông đạt đƣợc những kết quả tốt:
Mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” ở tỉnh Nghệ An
Năm 2013 Trạm khuyến nông huyện Anh Sơn, Nghệ An phối hợp với chính quyền địa phƣơng xây dựng mô hình " Chăn nuôi gà an toàn sinh học" tại xã Lãng Sơn với quy mô 900 con, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An.
26
Mục tiêu của mô hình, để chuyển giao cho nông dân kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học nhằm giúp bà con tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, hạn chế tối đa dịch bệnh, rút ngắn thời gian chăm sóc nuôi dƣỡng, tạo ra nhiều khối lƣợng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho ngƣời chăn nuôi, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trƣờng Cách thực hiện: để thực hiện tốt mô hình, cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật và phổ biến yêu cầu, quyền lợi từ mô hình cho các hộ tham gia và một số hộ trên địa bàn; mô hình đƣợc hỗ trợ 100% con giống và 50% vật tƣ thiết yếu, phần còn lại nông dân tự túc. Trong quá trình thực hiện, đƣợc cán bộ hƣớng dẫn kỹ thuật tận tình chu đáo từ khâu chăm sóc nuôi dƣỡng cho đến tẩy uế chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh cho nên bà con rất yên tâm thực hiện.
Kết quả: sau 3 tháng thực hiện, mô hình đƣợc bà con thực đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc gà đảm bảo chăn nuôi gà an toàn sinh học nên đạt tỷ lệ sống cao( 95,5%), trọng lƣợng bình quân đạt 2,03 kg/con, các hộ bán với giá 65.000đ /kg thì thu đƣợc 113.412.000đồng. Sau khi trừ toàn bộ chi phí bao gồm cả phần nhà nƣớc hỗ trợ và phần dân tự đóng góp( giống, thức ăn, vắc xin phòng bệnh, hoá chất) thì mô hình thu lãi 24.742.000 đồng. Từ kết quả của mô hình bà con rất phấn khởi, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của trung tâm khuyến nông tỉnh và sự chỉ đạo sát sao của cán bộ kỹ thuật trung tâm, trạm khuyến nông đã giúp cho bà con đƣợc tiếp cận với tiến bộ khoa học mới và áp dụng vào chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao
Liên hệ: mô hình thành công bƣớc đầu đã tạo ra một hƣớng đi mới cho bà con, từng bƣớc làm thay đổi cách chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu tƣ thấp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ KHKT theo hƣớng công nghiệp, an toàn bền vững và hiệu quả, tạo công ăn việc làm và cho thu nhập ổn định đồng thời tạo điều kiện cho bà con trong vùng tham quan học tập để nhân ra diện rộng góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Mô hình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” với sự phối hợp chặt chẽ giữa