3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Nguồn: phòng tổ chức công ty VIWASEEN.15
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty VIWASEEN.15
Mô tả sơ đồ:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được các kế toán viên, kế toán thanh toán, tập hợp và ghi chép nếu liên quan đến nhiệm vụ của mình. Đến cuối tháng kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp tất cả các số liệu từ các kế toán bộ phận sau đó tính toán và đưa lên cho kế toán trưởng xem xét ký duyệt.
Nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán:
Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán): là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước cấp trên và ban giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh tế của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra công tác hạch toán ở đơn vị.
Thủ quỹ: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu, chi trong ngày. Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt
Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và công ty. Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của
Kế Toán Trưởng
Kế Toán Tổng Hợp
24
các xí nghiệp, đơn vị thành viên, bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh toàn công ty. Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo tài chính theo đúng qui định. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty và các chi nhánh trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công. Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu. Không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đặc biệt là lĩnh vực kế toán quản trị để nhằm đáp ứng tốt công tác quản lý tài chính kế toán và đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc nhập số liệu từ các chứng từ vào sổ sách và máy tính. Theo dõi trên sổ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản. Đồng thời phụ trách việc thanh toán với đối tác và vay vốn của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn thay mặt cho kế toán trưởng trong những trường hợp đặc biệt.
Kế toán vật tư, TSCĐ kiêm công nợ: Theo dõi sự biến động, tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật tư. Đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư dùng vào thi công, khắc phục và hạn chế các trường hợp hao hụt, mất mát. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng theo đúng chế độ.
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.
Kế toán tiền lương kiêm thanh toán: Kiểm tra việc tính lương của các xí nghiệp theo đúng phương pháp và thời gian làm việc thực tế. Theo dõi và trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại Công ty, theo dõi các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ cũng như việc thanh toán các khoản trợ cấp, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong Công ty. Đồng thời lập chứng từ thu, chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ. Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng. Theo dõi các khoản tạm ứng.
25
3.4.2 Chế độ kế toán
Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 15 sử dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ kế toán đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của bộ tài chính. Thực hiện đúng chế độ kế toán doanh nghiệp.
3.4.3 Hình thức kế toán công ty áp dụng
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính theo nguyên tắc chứng từ ghi sổ.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Hiện nay công ty đang sử dụng bộ phần mềm kế toán Fast - 2014. Công tác kế toán nhanh chóng và chính xác hơn, giảm bớt số lượng ghi chép sổ sách kế toán, thông tin được cập nhật thường xuyên và quyết toán báo cáo thuận tiện hơn. Các chứng từ ghi sổ được kế toán công ty nhập liệu vào máy sẽ tự động kết chuyển vào các sổ sách đã đăng ký theo hình thức chứng từ ghi sổ, cuối kỳ tiến hành in các sổ sách, báo cáo để tiến hành quyết toán.
Nguyên tắc cơ bản hình thức kế toán trên máy vi tính:
Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được viết theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy
PHẦN MỀM KẾ TOÁN VIỆT NAM MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp Sổ chi tiết
-Báo cáo tài chính -Báo cáo kế toán quản trị CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI
26
trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Hình 3.4: Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ theo chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra:
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào 31/12/N( trong đó N là năm tài chính hiện hành).
Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng. Thuế GTGT được áp dụng theo phương pháp khấu trừ. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn.
Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO nhập trước xuất trước. Chứng từ gốc
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc
27
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011, 2012, 2013 . TY QUA 3 NĂM 2011, 2012, 2013 .
Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013 được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2011 đến năm 2013 sau:
28 CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.701 6.829 10.322 1.128 19,78 3.493 51,14
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0
3. Doanh thu thuần 5.701 6.829 10.322 1.128 19,78 3.493 51,14
4. Giá vốn hàng bán 5.145 5.840 8.933 695 13,5 3.093 52,96
5. Lợi nhuận gộp 556 989 1.389 433 77,87 400 40,44
6. Doanh thu hoạt động tài chính 20 2 1 (18) (90) (1) (50)
7. Chi phí tài chính 0 0 0 0 0 0 0
Chi phí lãi vay 0 0 0 0 0 0 0
8. Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 0
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 988 896 1.030 (92) (9,31) 134 14,95
10. Lợi nhuận thuần kinh doanh (412) 95 360 507 (123,05) 265 278,94
11. Thu nhập khác 300 161 2 (139) (46,33) (159) (98,75)
12. Chi phí khác 310 122 50 (188) (60,64) (72) (59,01)
13. Lợi nhuận khác (10) 39 (48) 49 (490) (87) (223,07)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (422) 134 312 556 (131,75) 178 132,83
15. Thuế TNDN 0 33 78 33 0 45 136,36
16. Lợi nhuận sau thuế (422) 101 234 523 (123,93) 133 131,68
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011 đến năm 2013
29
Qua bảng 3.1 báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011 đến năm 2013 các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của công ty tăng giảm không theo chiều hướng nhất định, đặc biệt biến động nhiều nhất trong giai năm 2011 và năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tồn đọng các năm trước dồn lại, các công trình thi công xong không được chủ đầu tư thanh toán và xác định là chủ đầu tư không có khả năng chi trả. Ngoài ra, biến động trên cũng một phần do công ty thay đổi cơ cấu nhân sự điều hành công ty, thay đổi ban giám đốc và kế toán trưởng dẫn tới mô hình hoạt động chung của công ty cũng có một số thay đổi. Tình hình kinh tế khó khăn, ngành xây dựng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường xây dựng tiêu thụ chậm dẫn đến công ty gặp nhiều khó khăn đẩy các chi phí tăng cao, các chủ đầu tư chiếm dụng vốn hoặc không thanh toán khi công trình hoàn thành. Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng nhờ sự quan tâm của nhà nước đối với ngành xây dựng và tốc độ đô thị hóa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cao, đó là động lực thúc đẩy cho ngành xây dựng nói chung và cho Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 15 nói riêng phấn đấu đạt nhiều thành tích trong lao động sản xuất.
Năm 2011 do doanh thu của các công trình cũ còn chuyển sang ,doanh thu đạt 5.701 triệu, chi phí còn tồn đọng của các công trình cũ được tập hợp để kết hết vào giá vốn, giá vốn là 5.145 triệu. Do thời gian thi công công trình kéo dài nên chi phí tăng thêm ( chi phí quản lý doanh nghiệp là 988 triệu) làm cho lợi nhuận bị âm.
Qua năm 2012 doanh thu tăng hơn 1.128 triệu đồng so với năm 2011. Có các nguyên nhân chính:
+ Thứ nhất: do các công trình được xây dựng ở năm 2011 nhiều nhưng một số chưa được nghiệm thu chuyển sang.
+ Thứ hai: do năm 2012 công ty tranh thủ đấu thầu các công trình có thời gian thi công ngắn nên mang lại doanh thu nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.
+ Thứ ba: do thay đổi bộ máy quản lý mới nên hiệu quả hoạt động tăng lên.
Giá vốn chỉ tăng 695 triệu, tỉ lệ giá vốn trên doanh thu năm 2012 là 85,51% ,năm 2011 là 90,24% thấp hơn 4,73% do chính sách tiết kiệm vật tư và quản lý lao động hợp lý của công ty nhờ vậy lợi nhuận gộp tăng 433 triệu tương ứng 77,87%. Hoạt động tài chính của công ty không đáng kể.
30
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giảm 92 triệu. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tiết kiệm chi phí nhân công và giảm lương của bộ phận gián tiếp, giảm biên chế một số bộ phận.
Năm 2013, doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng thêm 3.493 triệu so với năm 2012. Do công ty đã hoạt động ổn định sau khi thay đổi cơ cấu nhân sự và việc đấu thầu đã tiến triển tốt. Công ty đã tích cực hoàn thành các công trình nhỏ trong năm 2012 nên được chủ đầu tư tin tưởng giao các hạng mục công trình có gián trị cao hơn.
Giá vốn tăng lên 3.093 triệu so với năm 2012. Lợi nhuận gộp tăng 400 triệu tương ứng 40,44%. Hoạt động tài chính của công ty vẫn không đáng kể.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 134 triệu tương ứng 14,95% do thiết lập các mối quan hệ mới, tìm kiếm công việc khó khăn hơn do có nhiều công ty tư nhân cạnh tranh, ngoại giao với khách hàng, chủ đầu tư.
Từ những lý do trên nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 133 triệu so với năm 2012.
Qua các năm 2010, 2011 và 2012 tình hình công ty dần đi vào quỹ đạo tốt hơn tình hình công ty được khôi phục dần nhờ chính sách tiết kiệm chi phí, xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả nên lợi nhuận tăng đáng kể ở mốc -422 triệu năm 2011 và 234 triệu năm 2013. Để tìm hiểu xem công ty đã dùng những biện pháp gì để giảm chi phí hợp lý, khôi phục sau tình hình khó khăn năm 2011 để đạt những thành công như hiện tại nên tôi quyết định tiến hành phân tích thực trạng tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm ở công ty.
31
CHƢƠNG 4
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG CẤP NƢỚC XÃ
PHƢƠNG THẠNH, HUYỆN CÀNG LONG, TRÀ VINH
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CẤP THOÁT GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƢỚC SỐ 15
4.1.1 Tình hình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty Viwaseen 15 tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình thi công có 2 trường hợp là:
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khi xuất kho nguyên vật liệu.
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mua vật tư chuyển thẳng đến chân công trình ( không qua kho).
a. Nguyên vật liệu trực tiếp khi xuất kho nguyên vật liệu:
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các tổ đội thi công, phòng vật tư sẽ lập phiếu yêu cầu xuất vật tư gửi cho phòng kế toán để phòng kế toán xét duyệt và lập phiếu xuất kho.
Sau đây tôi sẽ trình bày lưu đồ về tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khi xuất kho nguyên vật liệu tại công ty Viwaseen 15 như sau:
32
Hình 4.1: Lưu đồ quy trình luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khi xuất kho nguyên vật liệu
Phòng vật tƣ Phòng kế toán Bắt đầu Lập phiếu yêu cầu xuất vật tư Phiếu yêu cầu
xuất vật tư Phiếu xuất kho 1 Phiếu xuất kho 2 3 Xuất kho và ghi thẻ kho Sổ cái 621 Kết thúc
Phiếu yêu cầu xuất vật tư Thẻ kho Phiếu xuất kho 2 3 Sổ chi tiết 621 Nhập liệu máy tính Đội thi công Lập chứng từ ghi sổ xuất kho Phiếu xuất kho 1 Chứng từ ghi sổ A Phê duyệt PYC và lập phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Phiếu xuất kho 1 Bộ phận kho Phiếu yêu cầu vật tư Đội thi công Kèm vật tư Phiếu xuất kho A 2 3 Yêu cầu vật tư
thi công Yêu cầu vật tư
33
Lưu đồ luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí nguyên vật liệu đối với trường hợp xuất kho xây lắp tồn tại một số hạn chế sau:
Tại công trình chưa thành lập bộ phận kiểm tra vật tư về chất lượng, số lượng, chủng loại khi nhập vật tư mà chỉ có duy nhất thủ kho công trình là người trực tiếp nhận và kiểm tra vật tư.
b. Nguyên vật liệu trực tiếp được mua xuất thẳng đến chân công trình không qua kho nguyên vật liệu:
Trường hợp trong kho không có đủ số vật tư để đáp ứng cho nhu cầu của đội thi công thì bộ phận kho sẽ tiến hành mua vật tư chuyển thẳng đến nơi đang thực hiện công trình xây lắp, không qua nhập kho để vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển nhập kho, vừa cung cấp vật tư đáp ứng kịp thời cho đội thi công.
Trong thực tế trường hợp mua vật tư chuyển thẳng đến chân công trình là rất phổ biến đối với các công trình xây dựng. Sau khi thỏa thuận với nhà cung cấp về số lượng vật tư, đơn giá cũng như hình thức thanh toán... vật tư được