Nhóm giải pháp cho công tác quản lý hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 61)

a. Hiệu quả tài chính

2.2.3.Nhóm giải pháp cho công tác quản lý hoạt động đầu tư

Như đã phân tích thì hiện nay công tác quản lý hoạt động đầu tư vẫn đang còn những mặt hạn chế nhất định, chính vì vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác này. Về cơ bản, trong điều kiện hiện nay thì Công ty nên tập trung vào một số giải pháp cụ thể với từng nội dung quản lý như sau:

Muốn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì trước hết cần phải biết được là sẽ đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, hay nói cách khác là cần phải có một bản kế hoạch đầu tư hợp lý. Một kế hoạch đầu tư hợp lý sẽ là nền tảng vững chắc để đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư cao. Về cơ bản, công tác lập kế hoạch thực hiện đầu tư phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Một là kế hoạch đầu tư phải dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, phải đảm bảo được theo đúng quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của ngành, của địa phương.

Hai là kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ thực tế cung cầu trên thị trường. Đó chính là một nhân tố vô cùng quan trọng, đảm bảo cho việc lên kế hoạch đầu tư là phù hợp với tiêu chuẩn thực tiễn.

Ba là phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt cho kế hoạch. Kế hoạch đầu tư phải được dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng cũng như thực trạng vốn đầu tư, rồi cung cầu thị trường; phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, chiến lược phát triển ngành…

Để có thể tạo ra được một bản kế hoạch đầu tư hợp lý, Công ty cần chú ý đến những yếu tố cơ bản sau đây:

- Xây dựng hệ thống danh mục máy móc, thiết bị cần được đầu tư trong năm. Việc xây dựng này phải được dựa trên nhu cầu thực tế các công trình xây dựng mà công ty đang thực hiện. Các công trình đó cần loại thiết bị nào với công suất bao nhiêu, cùng báo cáo thực tại thiết bị công ty đang có mà lập kế hoạch đầu tư để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không phù hợp,… gây lãng phí, kém hiệu quả.

- Nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch mua sắm những loại thiết bị này. Tìm hiểu các thông tin, tư liệu mà nhà thầu cung cấp: tính năng kỹ thuật, công năng, chủng loại, mẫu mã, năm sản xuất, giá cả… Liệt kê danh mục các nhà sản xuất, từ đó lựa chọn ra nhà cung cấp đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí mà công ty đề ra.

- Xác định rõ hạng mục công trình nào cần thiết đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất. Từ đó, xác định xem cần ưu tiên đầu tư cho hạng mục nào trong số các hạng mục có nhu cầu đầu tư. Nhất là với các máy móc thiết bị công nghệ đòi hỏi số vốn lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh.Do đó, công ty cần xem xét những hạng mục cần thiết phải đầu tư, tránh đầu tư dàn trải ảnh hưởng tới những công cuộc đầu tư phát triển khác.

Giải pháp cho công tác lập dự án đầu tư:

Để dự án có thể đi vào hoạt động tốt thì khâu đầu tiên quan trọng nhất là phải làm tốt quá trình chuẩn bị đầu tư, trong đó lập dự án đầu tư là yếu tố gần như quyết định. Hiện nay công tác lập dự án tại Công ty vẫn đang còn những mặt hạn chế, chất lượng dự án được lập vẫn chưa cao nên trong thời gian tới, Công ty cần phải tập trung vào một số biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với nhân sự tham gia lập dự án. Cần phải tuyển dụng và đào tạo các cán bộ lập dự án một cách tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Cán bộ lập dự án chưa có đủ về số lượng lẫn chất lượng, chưa có các chuyên gia trong từng khía cạnh riêng của dự án. Vì vậy trong thời gian tới Công ty nên có các kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho khâu lập dự án đầu tư. Trong đội ngũ cán bộ lập dự án thì cần phải có sự phân công công việc cụ thể cho từng lĩnh vực dự án. Tuy nhiên mọi sự phân công phải chịu sự quản lý giám sát chung, cũng như trao đổi ý kiến để tránh hiện tượng không nhất quán trong quá trình thực hiện. Công ty nên xây dựng quy trình cụ thể trong việc giao các ý tưởng đầu tư và lập báo cáo các luận chứng tiền khả thi và khả thi của dự án.

Thứ hai, đối với từng nội dung nghiên cứu cụ thể thì có những nội dung cần phải được nghiên cứu một cách cụ thể và chất lượng hơn, cụ thể:

Trong nghiên cứu khía cạnh thị trường thì không những phải nghiên cứu nhu cầu hiện tại mà còn phải từ đó để dự đoán nhu cầu trong tương lai, về thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của mình. Ngoài ra cùng với việc nghiên cứu thị trường thì rất cần thiết phải gắn với quá trình hoạt động thực tiễn của Công ty, khối lượng công việc mà Công ty đảm nhận ở thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Từ những cơ sở lý luận thực tiễn trên thì mới có thể đưa ra phương án đầu tư hợp lý.

Đối với khía cạnh kỹ thuật: đây là khía cạnh quan trọng đặc biệt là trong các dự án xây dựng, khi mà yêu cầu kỹ thuật của các công trình ngày càng cao. Ngoài việc nghiên cứu kỹ yêu cầu kỹ thuật của dự án thì còn phải nghiên cứu khả năng đáp ứng hiện tại của Công ty để có những đánh giá và kiến nghị phù hợp.

Với các khía cạnh khác của dự án thì nhìn chung Công ty đã thực hiện tương đối tốt, vì vậy trong thời gian tới Công ty cần cố gắng phát huy và nâng cao hơn nữa công tác nghiên cứu của mình.

Giải pháp cho công tác thẩm định dự án:

Đối với công tác thẩm định dự án thì để tạo tính đồng bộ trong khâu này với khâu lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì Công ty cần có các chính sách, hướng dẫn, tiêu chuẩn cụ thể để tiện cho việc phân tích và đánh giá. Đồng thời quá trình thẩm định cần phải được tiến hành một cách có bài bản hơn, thẩm định toàn diện trên tất cả các nội dung của dự án, không nên xem nhẹ bất kỳ nội dung nào.

Giải pháp cho công tác quản lý dự án:

Quản lý dự án được tiến hành trong tất cả các giai đoạn của dự án. Một dự án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý. Vì vậy ngoài việc phát huy những điểm mạnh trong công tác quản lý dự án thời gian vừa qua thì trong thời gian tới Công ty nên thực hiện thêm một số biện pháp như sau:

- Phân định rõ nhiệm vụ, và quyền hạn của từng phòng ban. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao. Khi thực hiện đầu tư thì ban lãnh đạo không thể nào trực tiếp hướng dẫn cụ thể; vì vậy, phải có sự phân định công việc, và trách nhiệm giữa các phòng ban một cách rõ ràng mới có thể tránh được sự chồng chéo, và có phân rõ trách nhiệm mới có thể đảm bảo được hiệu quả của quá trình.

- Tận dụng một cách tối đa mọi nguồn lực hiện có. Đa số các công trình xây dựng này được thực hiện trên mọi miền đất nước, do vậy dù có nhiều nỗ lực trang bị máy móc, thiết bị vận tải thi công để đáp ứng được yêu cầu thực hiện đầu tư thì điều chuyển máy móc cũng là việc hết sức khó khăn. Vì vậy, giải pháp xin được đề xuất là, với những công trình ở xa, công ty có thể đi thuê máy móc thiết bị cũng như phương tiện vận tải nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thi công thực hiện dự án; nhằm giảm thiếu đến mức thấp nhất những thất thoát vật liệu, cũng như tiết kiệm nhân công đến mức tói đa.

- Kiểm tra giám sát thực hiện dự án đầu tư, kết hợp với thẩm định, đánh giá thường xuyên tiến trình dự án, so sánh với những thay đổi của thị trường để đưa ra những hướng đi tiếp phù hợp hơn.

KẾT LUẬN

Có thể thấy hoạt động đầu tư phát triển trong những năm qua đã mang lại cho công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội những thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của Công ty đồng thời cũng đem lại những hiệu quả đáng kể đối với nền kinh tế xã hội.

Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã có cơ hội nghiên cứu về tình hình đầu tư phát triển của Công ty và lấy đó làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Thông qua phân tích, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển trong giai đoạn tới, góp phần thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, các bác, cô chú, anh chị phòng kinh tế, kỹ thuật, phòng nhân sự…của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư - bộ môn kinh tế đầu tư - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Giáo trình Lập dự án đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạcg Nguyệt – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Giáo trình Quản lý dự án – PGS.TS Từ Quang Phương – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội: Hồ sơ mua sắm máy móc thiết bị giai đoạn 2007-2011

5. Công ty cổ phầnĐầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội: Báo cáo tài chính giai đoạn 2007-2011.

6. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội: Báo cáo tình hình đầu tư giai đoạn 2007-2011.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 61)