Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển của công ty được thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm các bước thực hiện như sau:
1.3.4.1.Công tác lập kế hoạch đầu tư
Kế hoạch đầu tư của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội cũng giống như các doanh nghiệp khác được thực hiện theo quy trình chung gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ trong thời kỳ kế hoạch.
Bước 3: Xác định khả năng của doanh nghiệp trong việc đầu tư (vốn, công nghệ, lao động…)
Bước 4: xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
Dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty mà có nhiều kế hoạch đầu tư khác nhau, mỗi loại kế hoạch sẽ do các phòng ban chức năng riêng phụ trách quản lý và phòng kiểm soát nội bộ thông qua. Ví dụ như kế hoạch thu chi của các công trình đầu tư sẽ do phòng Kinh tế kỹ thuật phụ trách trên cơ sở tham khảo ý kiến và các hoạt động của các phòng ban khác, kế hoạch trả nợ do phòng tài chính kế toán phụ trách.
1.3.4.2.Công tác lập dự án
Công tác lập dự án thường do phòng Kỹ thuật - thị trường - đầu tư phụ trách, tuy nhiên với các dự án quy mô lớn vượt quá khả năng lập dự án của công ty thì công ty thuê tư vấn lập dự án. Quản lý đầu tư phát triển trong công tác lập dự án được Công ty đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án. Với các dự án nhỏ thì phòng Kỹ thuật – Thị trường – Đầu tư lập luôn báo cáo nghiên cứu khả thi, với các dự án quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật yêu cầu phức tạp thì phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi lập được trình TGĐ Công ty và HĐQT phê duyệt. Thời gian thỏa thuận phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi không quá 15 ngày (kể từ ngày nhận được báo cáo nghiên cứu khả thi do phòng Kỹ thuật – Thị trường – Đầu tư trình. Đối với những dự án lớn và phức tạp, thì thời gian thỏa thuận được phép kéo dài nhưng không quá 21 ngày (kể từ ngày trình báo cáo nghiên cứu khả thi).
Với mỗi dự án đầu tư thì nội dung nghiên cứu có thể sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội thì một dự án thường được hình thành dựa trên các kết quả nghiên cứu các nội dung cơ bản như sau:
- Trước hết cán bộ lập dự án của Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án (bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị luật pháp, môi trường văn hóa xã hội và môi trường tự nhiên tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác cho dự án), bên cạnh đó là việc xem xét quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành, vùng, địa phương nơi thực hiện dự án. Một dự án muốn được tiến hành thì trước hết phải phù hợp với quy hoạch và kế
hoạch phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cũng như tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt Công ty chủ yếu thực hiện các dự án xây dựng, cho thuê văn phòng…nên việc nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến dự án lại càng đặc biệt quan trọng. Một công trình xây dựng có thể được đánh giá cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty tại địa điểm này, nhưng vì không phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương khác nên lại trở nên thất bại, đó là một thực tế không khó gặp của các dự án xây dựng.
- Sau khi nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến dự án, nếu thấy dự án có thể tiến hành được thì lúc này cán bộ lập dự án của Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu khía cạnh thị trường. Với bất kỳ một dự án nào thì việc đáp ứng nhu cầu thị trường hay không sẽ là yếu tố quan trọng quyết định xem dự án có thành công hay không. Với các dự án xây dựng thì lượng vốn đầu tư rất lớn, thời gian thi công kéo dài mà nhu cầu thị trường thì luôn thay đổi nên rất dễ đánh mất thời cơ, và dự án sẽ rơi vào thất bại. Nắm bắt được điều đó nên việc nghiên cứu khía cạnh thị trường được tiến hành kỹ lưỡng đối với mọi dự án mà Công ty có ý định tiến hành.
- Các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng tới dự án cũng như nhu cầu thị trường là các căn cứ chủ yếu để hình thành dự án. Sau khi nghiên cứu các căn cứ này, nếu dự án có đủ điều kiện để tiến hành thì lúc này phòng Kinh tế kỹ thuật mới tiến hành nghiên cứu các khía cạnh của dự án bao gồm: khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự, khía cạnh tài chính, và khía cạnh kinh tế xã hội. Vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất – thương mại nên yếu tố lợi nhuận là yếu tố quan trọng, vì thế trong các khía cạnh của dự án thì Công ty sẽ quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh tài chính. Tuy nhiên không phải vì thế mà bất chấp tất cả để đạt mục đích, Công ty vẫn là doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và một dự án nếu gây tổn thất cho xã hội thì Công ty sẽ không tiến hành.
1.3.4.3. Thẩm định dự án.
Dự án sau khi được lập thì thông thường việc thẩm định sẽ do phong kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm thẩm định. Tùy từng dự án cụ thể thì phòng kiểm soát nội bộ sẽ có sự sắp xếp cán bộ thẩm định cho phù hợp. Công tác thẩm định được tiến hành độc lập với công tác lập dự án và được tiến hành ở tất cả các nội dung của dự án. Với các dự án mà Công ty thuê tư vấn lập dự án thì công tác thẩm định sẽ có sự tham gia của phòng Kỹ thuật – Thị trường – Đầu tư, nhưng với các dự án do phòng này phụ trách lập dự án thì sẽ không tham gia vào khâu thẩm định để đảm bảo tính khách quan.
Công tác đấu thầu tại một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của công ty. Để được thi công một dự án ngoài việc lập dự án tốt thì cần phải chuẩn bị tốt cho công tác đấu thầu. Công tác đấu thầu do phòng kỹ thuật thị trường đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thầu các dự án. Công ty tham gia đấu thầu các dự án xây dựng cũng như cung cấp hàng hóa, các loại công cụ dụng cụ máy móc thiết bị thi công công trình. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì sẽ có sự tham vấn ý kiến của các phòng ban chức năng như phòng quản lý tài sản, bộ phận thi công công trình…để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
1.3.4.5. Công tác quản lý dự án.
Có thể nói công tác quản lý dự án của Công ty được quan tâm đặc biệt. Một dự án được tiến hành có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý dự án có chặt chẽ không. Chính vì thế mà Công ty đã phân công cho một phó giám đốc phụ trách riêng về ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án sẽ tiến hành quản lý tất cả các khâu từ lập, thẩm định, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào hoạt động.
1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội.
1.4.1. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển.