* Biện pháp phòng ngừa:
Việc phòng ngừa và kiểm soát sự du nhập của các loài ngoại lai là rất cần thiết. Trƣớc hết, cần tăng cƣờng năng lực và hiệu quả của việc thực thi các văn bản qui về kiểm dịch động, thực vật. Ƣu điểm của biện pháp này là hiệu quả ngăn chặn cao đối với sự du nhập chủ động hoặc bị động (bởi con ngƣời, hàng hóa, phƣơng tiện…) và ít tốn kém. Biện pháp này phải dựa trên cơ sở khoa học và đảm bảo tính minh bạch theo đúng quy định trong nƣớc cũng nhƣ của các tổ chức và công ƣớc quốc tế mà Việt Nam làm thành viên.
73
Ở các nơi xung yếu, dễ bị các loài ngoại lai xâm hại du nhập, đặc biệt là ở các khu bảo tồn, cần lập các ô và tuyến định vị để kiểm soát sự xuất hiện và xâm lấn của chúng. Các tuyến và ô này cần đƣợc theo dõi định kỳ 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng một lần, tùy theo đối tƣợng và mức độ nguy hiểm của các loài cần theo dõi.
Có thể dùng bản đồ với tỷ lệ thích hợp để giám sát sự phân bố và phát tán của các loài ngoại lai trong khu vực. Đối với các khu bảo tồn, phải có kế hoạch theo dõi sự xuất hiện và xâm lấn của các loài ngoại lai ở cả vùng đệm và vùng lõi. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần đƣợc giám sát chặt chẽ với số lần theo dõi định kỳ nhiều hơn so với phân khu khác.
* Các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt
Trƣớc hết, cần tập hợp đầy đủ thông tin về các loài SVNLXH và tiến hành nghiên cứu đặc tính sinh thái và sinh học của chúng. Sau đó, tùy theo điều kiện của địa phƣơng, trên cơ sở các đặc điểm đã đƣợc nghiên cứu mà áp dụng các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt phù hợp nhƣ cơ giới, hóa học hoặc sinh vật học.
- Biện pháp cơ giới đã đƣợc sử dụng từ lâu để kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại. Ƣu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, không đòi hỏi nhiều trang thiết bị và không làm ô nhiễm môi trƣờng. Có thể áp dụng các hình thức sau: nhổ và bắt bằng tay (áp dụng với loài chƣa đến thời kì sinh sản hoặc mới xuất hiện), đào cây, xới đất làm bật rễ, phát đốt, san ủi và kéo lƣới (đối với các loài thực vật thủy sinh).
- Biện pháp hóa học có lợi thế là nhanh, ít nhân công và rẻ tiền nhƣng thƣờng gây ô nhiễm môi trƣờng hoặc đôi khi gây độc cho cả cây trồng và các loài sinh vật bản địa khác. Vì vậy, cần rất thận trọng khi sử dụng các hóa chất độc để tiêu diệt các loài SVNLXH và cần áp dụng nhiều biện pháp để làm giảm thiểu tác hại của hóa chất trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai.
- Biện pháp sinh vật học thƣờng dùng các loài là kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của SVNLXH để tiêu diệt chúng. Ƣu điểm là không gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng bất lợi do khó kiểm soát đƣợc sự phát triển của các loài thiên địch sau khi chúng đã tiêu diệt hết các loài ngoại lai. Vì vậy khi sử dụng biện pháp này cần hết sức thận trọng và chỉ nhập các loài thiên địch khi biết rất rõ đặc tính sinh vật học của chúng và có thể kiểm soát sự phát triển của chúng khi nhập vào một môi trƣờng mới.
74
- Biện pháp tổng hợp phối hợp cả 3 biện pháp trên nhằm phát huy ƣu điểm và hạn chế khuyết điểm của từng biện pháp riêng lẻ. Ví dụ nhƣ để tiêu diệt cây Mai dƣơng cần nhổ, chặt, cầy đất khi cây còn non và mới phát triển; dùng hóa chất khi cây phát triển mạnh và có thể nghiên cứu sử dụng các loài thiên địch để diệt trừ loài cây này.
Một nguyên tắc cần lƣu ý là càng sớm tiến hành các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt SVNLXH, càng tiết kiệm đƣợc chi phí và hiệu quả càng cao.
Chƣơng trình các loài SVNLXH toàn cầu (IUCN,NNEP) đƣợc hình thành từ năm 1997 đã cung cấp các thông tin nhằm thực hiện điều ở Công ƣớc ĐDSH, nâng cao cơ sở khoa học trong quá trình ra quyết định về SVNLXH, xây dựng năng lực nhằm triển khai hệ thống đánh giá nhanh và cảnh báo sớm về SVNLXH , tăng cƣờng năng lực quản lý, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế vầ đề xuất các biện pháp kiểm soát SVNLXH.
Đã có dự thảo chiến lƣợc toàn cầu về SVNLXH đề cập tới các “điểm nóng” đang đƣợc quan tâm nhƣ : SVNLXH có thể ảnh hƣởng đến các ngành kinh tế nhƣ thế nào, sinh thái học của các loài SVNLXH, các chính sách và yêu cầu quản lý đối với SVNLXH, trong đó đáng chú ý là 10 nhiệm vụ chiến lƣợc nhằm đối phó vứi sinh vật ngoại lại xâm hại.
Công ƣớc cũng kêu gọi các quốc gia nỗ lực trong lĩnh vực quản lý SVNLXH, trƣớc hết là xây dựng danh mục các loài sinhvật ngoại lai xâm hại, chia sẻ thông tin và cảnh báo sớm v.v…