Đuông dừa(Rhynchophorus ferrgineus)

Một phần của tài liệu Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 69)

Tên phân loại:Rhynchophorus ferrgineus

Tên thường gọi: Đuông dừa

Nhóm phân loại: Côn trùng

Mô tả:

Thành trùng có thân màu nâu đỏ. Vòi dài, thƣờng cong xuống phía dƣới, hợp với đầu một góc khoảng 30 độ. Mặt lƣng của vòi thành trùng đực phủ lông ngắn màu nâu, trong khi mặt lƣng vòi của thành trùng cái không có lông. Thành trùng cái có thể sống từ 2-4 tháng và đẻ từ 200-400 trứng.

Thành trùng đuông dừa có rất nhiều dạng khác nhau về kích thƣớc, độ bóng, màu sắc, vân trên cánh, nhất là số đốm và hình dạng đốm trên đốt lƣng ngực thứ nhất. Có thể có các dạng nhƣ sau:

- Kích thƣớc: thành trùng Đuông Dừa có 3 cở kích thƣớc khác nhau về chiều dài và chiều ngang thân nhƣ sau: (1) Lớn: 3,1 x 1,5 cm, (2) Trung bình: 2,7 x 1,2 cm và (3) Nhỏ: 2,3 x 0,9 cm.

- Độ bóng của cánh: cánh thành trùng thƣờng bóng láng hay có lông nhƣ nhung mịn.

64

- Màu sắc cơ thể rất khác nhau, biến đổi từ màu nâu, cam, nâu đỏ đến đen. - Màu sắc vân trên cánh thì thay đổi rất nhiều, có thể là viền đen quanh cánh và dày mỏng khác nhau, hoặc chỉ là đốm nâu dạng bất định.

- Vị trí, số đốm và hình dạng đốm trên đốt lƣng ngực thứ nhất: có từ 4 đến 10 đốm với nhiều dạng khác nhau nhƣ hình thoi, hình tròn hoặc dạng bất định. Cơ bản có khoảng 16 loại dạng đốm trên đốt lƣng ngực, còn một số dạng là do sự biến đổi nới rộng hoặc thu hẹp các dạng đốm cơ bản.

Hình 3.9. Đuông dừa trƣởng thành(Rhynchophorus ferrgineus)

(Nguồn: Cabi.org)

Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục, một đầu hơi nở to. Thời gian ủ trứng từ 3 đến 5 ngày.

Ấu trùng màu trắng ngà khi mới nở, đầu màu nâu. Hàm rất mạnh. Lớn đủ sức ấu trùng có thể dài đến 50 hoặc 60 mm, đƣờng kính thân khoảng 18 - 22 mm. Ấu trùng phát triển từ 30-85 ngày.

Ấu trùng bất động khoảng 3 ngày trƣớc khi thành nhộng và làm kén bằng xơ dừa, hình bầu dục, kén có chiều dài từ 50 - 95 mm và chiều ngang từ 25 đến 40 mm. Khi mới hình thành, nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm. Thời gian từ khi ấu trùng bắt đầu làm nhộng đến khi kết thúc giai đoạn nhộng từ 12 - 20 ngày.

65

Con trƣởng thành to, thƣởng dài hơn 25mm (có con dài đến 42mm) và bề ngang khoảng 16mm, với một cái mỏ sừng dài đặc trƣng của nhóm mọt. Chúng có màu nâu đỏ với những vệt đen khác nhau trên tấm lƣng.

Hình 3.10. Vòng đời của Đuông dừa(Rhynchophorus ferrgineus)

(Nguồn: Cabi.org)

Toàn bộ vòng đời của chúng kéo dài khoảng 4 tháng và có thể sống dựa hoàn toàn vào cây chủ. Dấu hiệu để phát hiện các cây bị tấn công bởi đuông dừa rất đăc trƣng nhƣng cũng rất khó phát hiện thấy. Các triệu trứng đó bao gồm: Vết đục đẻ trứng, kén chèn vào các khe của cây cọ, đỉnh sinh trƣởng bất thƣờng, các triệu trứng tƣơng tự nhƣ cây bị thiếu nƣớc: cây bị héo, khô, xuất hiện những vết đốm ở lá, thối lá và các đƣờng hầm do mọt ăn cắn bên trong thân cây. Bên trong cây chủ thƣờng bị phá hoại mà không có bất kì dấu hiệu bên ngoài nào do đó rất khó phát hiện.(Murphy & Briscoe, 1999; Malumphy & Moran, 2010).

Phân bố và ký chủ

Đuông dừa hiện diện khắp nơi trồng dừa trên thế giới. Ngoài dừa, loài này còn tấn công trên các loại cây nhƣ đủng đỉnh, lá buông, dừa nƣớc, chà là, thốt nốt

Biện pháp phòng trị

- Vệ sinh vƣờn dừa. Làm vệ sinh vƣờn dừa giống nhƣ đối với Kiến Vƣơng. Quét dọn và đốt bỏ các đống rác, chất hữu cơ, cành lá khô mục ở trên mặt đất của vƣờn dừa. Đốn sát gốc các thân cây dừa hƣ và cần tránh gây vết thƣơng cho cây dừa

66

vì đây là nơi quyến rũ Đuông tới đẻ trứng. Cần làm sạch giẻ dừa, lá khô, cuống, quày dừa, làm vệ sinh kỹ ở những vƣờn dừa còn non, dƣới 10 năm tuổi.

- Dùng dây kẽm xoi thông các lổ đục nhìn thấy bên ngoài, sau đó dùng thuốc hột cho vào lổ hoặc đổ thuốc nƣớc vào lổ xong trét bùn hay đất sét bít kín lại.

- Mùa nắng rắc thuốc hột hoặc thuốc nƣớc trộn với mạt cƣa hay cát vào bẹ lá, ba tháng 1 lần ở những vƣờn dừa còn nhỏ. Mùa mƣa có thể treo những túi đựng cát hay mạt cƣa trộn thuốc nƣớc treo trên ngọn cây dừa.

Tài liệu “Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968” của Viện bảo vệ thực vật cho thấy đã phát hiện loài Đuông dừa

Tài liệu “Danh lục sinh vật gây hại trên một số cây trồng và sản phẩm cây trồng sau thu hoạch ở Việt Nam (điều tra năm 2006 – 2010)” do Cục bảo vệ thực vật điều tra cũng đã phát hiện loài Đuông dừa gây hại trên cây dừa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tham khảo các tài liệu và những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng loài Đuông dừa có nguồn gốc từ một số nước Đông Nam Á, vì vậy nhiều khả năng đây là loài bản địa đối với Việt Nam. Loài Đuông dừa còn là một loài đặc sản rất được ưa chuộng, tuy nhiên địa phương cần khuyến cáo người dân không nên nuôi và nhân rộng loài này do tác hại củng chúng gây ra đồi với cây dừa là rất nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 69)