Tên khoa học và vị trí phân loại.
- Tên khoa học: Ceratitis capitata (Wiedemann) - Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả Địa Trung Hải - Vị trí phân loại: Ngành: Arthropoda
69 Bộ : Diptera Họ : Tephritidae Giống : Ceratitis
Phân bố.
- Phân bố: Châu Á (Iran, Israel, Jordan, Lebanon, Saudi Arabia, Syria, Thổ Nhĩ Kì, Yemen), Châu Âu (Albania, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Pháp, Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ), Châu Phi (Algeria, Angola, Benin, Bostwana, Burkina Faso, Burundi,Cameroon, Congo...), Bắc Mỹ (Mỹ), Trung Mỹ (Costa Rica, ElSalvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama), Nam Mỹ (Arhentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela).
Đối tượng gây hại chính.
Đây là loài đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng,( gây hại trên 200 loại cây). Một số cây nhƣ: Coffee, ớt ngọt, cam quýt, táo, quả hạch, ổi, co ca… Trong đó cây cà phê (Coffea spp.) thƣờng bị hại nặng.
Đặc điểm hình thái.
Trứng: Màu trắng đến vàng kem, dài 1mm.
Sâu non tuổi 3:
- Sâu non đẫy sức dài 6,5 - 9,0 mm, rộng 1,2 - 1,5 mm (hình 1a), trên đầu có 9 - 13 nếp nhăn có răng cƣa tròn, ngắn.
- Móc miệng màu đen, hoá cứng, rộng và không có răng cƣa ở đỉnh. - Lỗ thở trƣớc có từ 8 - 10 gai thịt.
- Lỗ thở sau: Khe mở hoá cứng và có chiều dài bằng khoảng 2,5 - 3 lần chiều rộng. Túm lông phía trên và phía dƣới lỗ thở có 6 - 9 lông mềm phân nhánh tại ½ đỉnh, túm lông bên có 4 - 6 lông. Phía trên và dƣới của lỗ thở sau đều có 2 đôi gai thịt nhỏ.
- Lỗ hậu môn: Các thuỳ hậu môn đƣợc bao quanh bởi 3 - 6 đƣờng không liên tục do các gai cứng, nhỏ tạo thành. Phía dƣới lỗ hậu môn các đƣờng này nhiều hơn và gai cũng cứng hơn.
70
Hình 3.12. Sâu non tuổi 3 loài Ceratitis capitata (Wiedemann)
2a: Sâu non ,2b: Đầu sâu non, 2c: Móc miệng, 2d: Lỗ thở trƣớc, 2e: Lỗ thở sau, 2f : Lỗ hậu môn
(Nguồn: 1a-1d: George, H.B., 1979; 1e-1f: Ian, M.W, 1994)
Nhộng : Dạng nhộng bộc, màu vàng nâu.
Trƣởng thành :
- Trƣởng thành màu vàng nhạt có kích thƣớc 3,5 - 5,0 mm. Chiều dài cánh 4 - 6mm.
- Đầu: Con đực có đôi lông cứng màu đen ở mép trƣớc.
- Mảnh lƣng ngực: Mảnh lƣng ngực màu vàng đến vàng nâu có nhiều đốm đen rõ ràng. Phía trƣớc của mảnh thuẫn có đƣờng zích zắc màu vàng, nửa sau mảnh thuẫn có màu đen.
- Cánh: Các băng cánh có màu vàng, băng Costa bắt đầu trƣớc điểm kết thúc của gân R1 và bị tách riêng với các băng dạng đĩa bằng vùng không màu tại điểm kết R1. Buồng Anal có đỉnh kéo dài, phía trƣớc và giữa của buồng Anal có các đốm hoặc đƣờng sọc màu tối, buồng Cup phình rộng và kéo dài.
- Bụng: Hình quả lê, màu nâu vàng đến nâu đỏ, đốt bụng thứ 3 và nửa sau đốt bụng thứ 4 có băng ngang màu sáng hoặc màu vàng, trên bụng có nhiều lông cứng. Con cái có ống đẻ trứng dẹt và dài bằng đốt bụng thứ 5 (1 mm).
71
- Chân: Đốt chày chân giữa của con đực không có hàng lông cứng mà phủ lông chim.
Hình 3.13. Trưởng thành loài Ceratitis capitata (Wiedemann)
(Nguồn: Ian, M.W., 1994)
Đặc điểm sinh học - sinh thái.
- Ruồi cái đẻ trên 1.000 trứng, dƣới lớp vỏ quả, nở sau 2 - 4 ngày, sâu non thƣờng ăn thịt quả, chúng phát triển từ 6 - 11 ngày ở 130 c - 280 c. Sâu non dẫy sức nhảy từ quả xuống đất.
- Nhộng vũ hóa ở tầng đất 50mm và hóa trƣởng thành sau 6 - 11 ngày ở điều kiện 240 C - 260 C. Trƣởng thành sống khoảng 60 ngày, một năm có 2 - 10 lứa. Vòng đời từ 4 - 17 tuần tùy thuộc nhiệt độ.
Tài liệu “Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968” của Viện bảo vệ thực vật cho thấy chưa phát hiện loài ruồi Địa Trung Hải tại Việt Nam.
Loài Ruồi Địa Trung Hải có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, do đó tại Việt Nam chúng được coi là loài ngoại lai xâm hại cần được lưu ý phòng trừ
72