Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 27)

Đề tài nghiên cứu tiến hành trên địa bàn 2 huyện là Mỹ Đức và Sóc Sơn, TP Hà Nội

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Khảo sát thực địa tiến hành làm hai đợt: - Đợt 1: tháng 4 năm 2013

- Đợt 2: tháng 10 năm 2013 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng bảng hỏi

Mục đích: Phƣơng pháp bảng hỏi là bộ phƣơng pháp để thu thập thông tin KT - XH cơ bản phục vụ cho quản lý SVNLXH ở cấp độ cộng đồng.

Mô tả phƣơng pháp: Thu thập số liệu KT - XH thông qua nghiên cứu những số liệu thứ cấp, phỏng vấn những ngƣời cung cấp thông tin chính, phỏng vấn hộ gia đình, quan sát ngoài hiện trƣờng, sau đó tổng hợp đánh giá theo những nội dung nghiên cứu đƣợc xác định từ trƣớc.

Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn dân địa phƣơng là sử dụng ảnh chụp các loài côn trùng ngoại lai xâm hại để ngƣời dân nhận biết hiện ở địa phƣơng có loài nào trong ảnh.Nếu có, sẽ hỏi về thực trạng của các loài này, xuất hiện từ khi nào, hiện nay có còn thấy nữa hay không? Số lƣợng các thể nhiều hay ít. Sự hiểu biết của ngƣời dân về các loài này, có lợi, gây hại hoặc hoàn toàn không có tin gì về chúng.

22

Hạn chế của phƣơng pháp: phƣơng pháp này cũng có những hạn chế về tính chính xác, nhƣng đã đƣợc giảm xuống vì kết hợp nhiều phƣơng pháp đồng thời.

2.2.2. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia chuyên gia

+ Phƣơng pháp chuyên gia (Phƣơng pháp DELPHI) đƣợc sử dụng để tham vấn các chuyên gia thông qua các hội thảo nhằm thu nhập đƣợc kinh nghiệm bổ ích của những ngƣời từng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, đồng thời còn đạt đƣợc sự đồng thuận trong những vấn đề phức tạp.

+ Những nội dung nghiên cứu cần áp dụng phƣơng pháp chuyên gia có thể bao gồm những giải pháp tổng hợp, đề xuất những quy trình đánh giá tổng hợp hoặc dự báo cho tƣơng lai về những vấn đề dữ liệu cần thiết chƣa đầy đủ.

2.2.3. Khảo sát theo HST tại các huyện

Khảo sát theoHST tại các huyện đƣợc áp dụng nhằm phát hiện các loài côn trùng ngoại lai xâm hại. Tại các huyện ngoại thành và quận nội thành, theo hệ thống các HST, dạng sinh cảnh khác nhau của vùng nghiên cứu, tiến hành quan sát trực tiếp, thu mẫu các loài động vật và ghi nhận sự phân bố của các loài qua các dấu vết nhƣ: dấu chân, vết ăn, vết leo cây, tiếng kêu, phân, hang, tổ v.v… Tọa độ phân bố các loài ngoại lai tại các địa phƣơng khảo sát (quận, huyện) và các điểm ghi nhận thông tin đƣợc xác định bằng máy định vị GPS. Các loài động vật hoặc dấu vết quan sát đều

2.2.4. Phƣơng pháp thu mẫu côn trùng

Dụng cụ thu bắt côn trùng vào ban ngày là dùng vợt côn trùng đƣờng kính 40cm. Một số loài có thể bắt bằng taythì dùng panh côn trùng thu mẫu. Buổi tối thu mẫu bằng ánh sáng đền điện đối với các loài côn trùng ƣa ánh sáng đèn. Trên thực địa việc quan sát thu mẫu đƣợc quan sát tỉ mỉ trên cây hoặc dƣới đất dọc 2 bên đƣờng đi của tuyến khảo sát, dùng vợt hoặc tay thu mẫu. Mẫu đƣợc xử lý bằng hóa chất và xếp vào đệm bong giữ mẫu, sau đó mang về phòng thí nghiệm xử lý lại bằng hóa chất, định hình và sấy khô để phục vụ các nghiên cứu tiếp theo trong phòng thí nghiệm

23

2.2.5. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Đây là phƣơng pháp nhằm giải quyết những công việc mà ở ngoài thực địa chƣa làm đƣợc, gồm hai phƣơng pháp chính là phân tích định tính và phân tích định lƣợng. Đối với nghiên cứu côn trùng ngoại lai thì sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để xác định tên khoa học của những loài đã thu đƣợc mẫu ngoài thực địa, giúp cho việc lập danh sách thành phần loài ngoại lai xâm hại.

2.2.6. Phƣơng pháp so mẫu vật, đối chiếu mẫu vật

Tại các cơ sở bảo tàng, sƣu tập mẫu vật sinh học ở trong nƣớc cũng giúp định loại nhanh các loài mới thu thập đƣợc.

2.2.7. Phƣơng pháp kế thừa

Cần thiết phải kế thừa các kết quả có liên quan từ các đề tài nghiên cứu đã thực hiện, các thông tin, số liệu đã có để xác định loài SVNLXH.Phƣơng pháp này không chỉ giúp ngắn thời gian mà còn tiết kiệm công sức, tiền của.

Đề tàikế thừa các nghiên cứu trƣớc đó về đa dạng côn trùng ở 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn. So sánh, đối chiếu kết quả này với danh sách các loài côn trùng gây hại trên thế giới để nhằm tìm ra những loài côn trùng gậy hại trên thế giới đang có mặt tại 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn. Sau đó tìm hiểu thông tin sinh thái của các loài này để kết luận xem chúng có phải là loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam hay không.

24

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SÓC SƠN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức

3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Đức

Vị trí địa lý

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện củathành phố Hà Nội.Ranh giới của huyện Mỹ Đức đƣợc xác định nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội. - Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam.

- Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.

- Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, Hà Nội, ranh giới là con sông Đáy.

Địa hình

Nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, khu vực nghiên cứu nằm trải dài theo phƣơng vĩ tuyến, chịu ảnh hƣởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau, khiến cho địa hình có sự phân hoá tƣơng phản thể hiện rõ nét theo hƣớng Tây-Đông và hƣớng Bắc-Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông có thể chia địa hình khu vực nghiên cứu thành vùng chính nhƣ sau:

Địa hình vùng đồi núi

Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam và chiếm khoảng 30% diện tích, có hƣớng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam ra biển và thấp dần từ Tây sang Đông. Phần lớn là các dãy núi thấp có độ cao trung bình 400 - 600m đƣợc cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên, cacbonat; chỉ một vài khối núi có độ cao trên 1.000m đƣợc cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào nhƣ khối núi Ba Vì có đỉnh cao 1.296m, khối núi Viên Nam có đỉnh cao 1.031m và cấu tạo bởi đá xâm nhập granitnhƣ khối núi Đồi Thơi (Kim Bôi - Hoà Bình) có đỉnh cao 1.198m. Địa hình núitrong khu vực cũng có sự phân dị và mang những đặc trƣng hình thái khác nhau.

25

Địa hình đồi đƣợc tách ra với địa hình núi và đồng bằng bởi độ chênh cao <100m, độ phân cắt sâu từ 15 - 100m. Trong phạm vi lƣu vực sông Đáy địa hình đồi chỉ chiếm khoảng 10% diện tích có độ cao phần lớn dƣới 200m, phân bốchuyển tiếp từ vùng núi xuồng đồng bằng. Theo đặc điểm hình thái, có thể chia thành 2 khu vực: vùng đồi phía Bắc và vùng đồi phía Nam

Địa hình vùng đồng bằng

Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% lãnh thổ, địa hình khá bằng phẳng có độ cao < 20 m và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bề mặt đồng bằng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh mƣơng chằng chịt. Có thể chia đồng bằng thành 4 khu vực có đặc điểm khác nhau: vùng đồng bằng phía Bắc, vùng đồng bằng trung tâm, vùng đồng bằng phía Nam, vùng đồng bằng thung lũng. Bề mặt lƣu vực có hƣớng dốc thay đổi, đầu nguồn hệ thống sông hƣớng Bắc- Nam; trung và hạ nguồn: hƣớng Tây Bắc- Đông Nam. Thƣợng lƣu hệthống sông uốn khúc, quanh co, hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, nƣớc chảy xiết, là nguy cơ tạo nên các hiện tƣợng xói lở, lũ quét...Trung lƣu và hạ lƣu lòng sông đƣợc mở rộng, dòng sông chảy chậm, khả năng thoát nƣớc kém dẫn đến tình trạng ngập lũ mỗi khi xuất hiện mƣa lớn.

Địa chất thổ nhưỡng

Địa chất

Vùng đồi núi: Các dãy núi có độ cao từ 400 – 600 m đƣợc cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên, cacbonat. Một vài khối núi cao trên 1000m đƣợc cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào nhƣ khối núi Ba Vì, khối núi Viên Nam. Khu vực huyện MỹĐức là vùng núi đá vôi có nhiều hang động và hiện tƣợng karst mạnh.

Thổ nhưỡng

Vùng đồng bằng có cấu tạo chủ yếu là đất phù sa, địa chất của vùng đồng bằng chủ yếu là nền mềm, các lớp đất thƣờng gặp là đất thịt các loại, đất sét và cát pha, xen kẽ có các lớp cát mịn, cát chảy hoặc bùn. Các lỗ khoan thăm dò địa chất và các giếng khoan khai thác nƣớc ngầm cho thấy cấu tạo địa chất từ trên xuống dƣới gồm các lớp sau: sét pha và đất sét lẫn cát dày 2 ÷ 16 m; bùn hữu cơ – bùn cát dày 1,3 ÷ 6 m (10m); tầng cát đá cuội, đá dăm hạt to dày 50 ÷ 90m

26

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Mỹ Đức chịu ảnh hƣởng của nền khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa.

Do quanh năm có khả năng nhận đƣợc bức xạ khá lớn, vùng Hƣơng Sơn có nhiệt độ trung bình năm là 230C. Lƣợng mƣa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là 1914,8mm. Mỹ Đức có 3 tháng khô (từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau).Tuy nhiên mùa khô ở Mỹ Đức cũng không khắc nghiệt.Gió mùa đông bắc từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mƣa phùn, với số ngày mƣa phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khô.Nhƣ vậy, khí hậu ở Mỹ Đức thuộc loại nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng mƣa mùa nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, lƣợng mƣa cao cũng tạo nên những tác động xói mòn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hƣơng Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng.

Điều kiện thủy văn

Vùng nghiên cứu có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3,5km là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lƣu hàng hoá với các địa phƣơng khác trong tỉnh và trong vùng. Tuy nhiên, về mùa mƣa có thể gây lụt, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.

Trên địa bàn có 3 suối bắt nguồn từ khối núi Hƣơng Sơn là: suối Yến có chiều dài 4km, rộng trung bình 20 – 30m; suối Vân Long dài 3km, rộng trung bình 10 – 15m; suối Tuyết Sơn dài 2km, rộng trung bình 10 – 15m. Ba con suối này không chỉ làm tăng vẻ đẹp của khu di tích mà còn là con đƣờng giao thông thuỷ rất nên thơ phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội. Hệ thống các suối nhƣ suối Yến, suối Vân Long, suối Tuyết Sơn đều do nguồn nƣớc ngầm karstơ cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm. Dòng suối Yến còn tạo ra sinh cảnh bán ngập nƣớc ở khu du lịch thắng cảnh Hƣơng Sơn. Mực nƣớc suối Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nƣớc ra sông Đáy. Vào mùa mƣa, nƣớc sông Đáy dâng cao, nƣớc suối Yến không tiêu đƣợc gây ra cảnh ngập lụt ở xung quanh khu vực Chùa Hƣơng.

27

Hiện tại suối Yến đã đƣợc nạo vét, cải tạo, với mặt cắt ngang lòng suối là 40m, chiều sâu nạo vét suối h ≥ 1,0m, cao trung bình nền suối Yến tƣơng ứng sau khi nạo vét lòng suối là ± 0,0m ÷ 0,2m, đảm bảo cột nƣớc về mùa cạn h ≥ 1,5m.

Mực nƣớc suối Yến về mùa lũ có cao độ từ ± 3,0m ÷ 3,2m, về mùa cạn có cao độ từ ± 1,5m ÷ 1,7m, về mùa mƣa nƣớc từ trên núi và các vùng trong lƣu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn, sau đó thoát vào suối Yến. Khi mực nƣớc suối Yến cao hơn mực nƣớc sông Đáy, nƣớc từ suối Yến chảy về cống điều tiết (gần cầu Đục Khê) rồi thoát ra sông Đáy và một phần chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn.

Khi mức nƣớc trong khu vực suối Yến thấp hơn mức nƣớc lũ sông Đáy, cống điều tiết đóng lại, nƣớc mƣa theo suối tự nhiên chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn và một phần thoát về trạm bơm tiêu phía Đông Bắc.

Đa dạng sinh học

Huyện Mỹ Đức có rừng Đặc dụng Hƣơng Sơn có độ ĐDSH cao và đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Hệ thực vật

Hiện nay rừng đầu nguồn đang bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng làm giảm diện tích rừng tự nhiên và ĐDSH bị giảm sút

- Do huyện có địa hình đa dạng, với các vùng đồi, núi vàđồng bằng, nên trên lƣu vực có nhiều HST khác nhau nhƣrừng trên núi đá vôi, các HST thủy vực nƣớc ngọt, các vùng đất ngập nƣớc.

- Phần lớn lƣu vực là những vùng đồng bằng đã bị khai phá từ lâu đời. Nhƣng với một phần là diện tích rừng núi thuộc khu bảo vệ cảnh quan Hƣơng Sơn với thế giới sinh vật trong lƣu vực vô cùng phong phú, đa dạng

Hệ động vật

Theo báo cáo tổng kết đề tài “Điều tra ĐDSH động vật ở Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, Hà Nội” do Chi cục bảo vệ Môi trƣờng Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội thực hiện năm 2010 thống kê đƣợc nhƣ sau:

28

- 188 loài động vật hoang dã có xƣơng sống (thú, chim, bò sát và ếch nhái) thuộc 67 họ và 20 bộ. Trong đó: thú có 44 loài, 17 họ, 6 bộ; chim có 98 loài, 33 họ, 11 bộ; bò sát có 29 loài, 12 họ, 2 bộ; lƣỡng cƣ có 17 loài, 5 họ, 1 bộ. Sự đa dạng về thành phần loài của các nhóm động vật trên ở mức trung bình;

- 320 loài côn trùng thuộc 42 họ, 9 bộ;

- 114 loài động vật thuỷ sinh. Trong đó: Động vật nổi có 36 loài, 9 họ; động vật đáy có 12 loài, 9 họ, 2 ngành; côn trùng nƣớc có 19 giống/loài, 16 họ, 9 bộ; cá có 47 loài, 17 họ, 7 bộ;

- 95 loài động vật đất thuộc 15 họ. Trong đó: giun đất có 26 loài, 3 họ; nhện đất có 69 loài, 12 họ trong tổng số 2448 cá thể nhện thu đƣợc.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện củathành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chƣơng Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy.

Các đơn vị hành chính của xã bao gồm thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thƣợng Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lƣu Tế, Hợp Thanh, Đại Hƣng, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến, Hƣơng Sơn.

Kinh tế

Kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch. Thế nhƣng, bên cạnh du lịch, huyện cũng tập trung phát triển các ngành kinh tế khác nhƣ nông nghiệp và công nghiệp. Trƣớc mắt, huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ƣu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.

29

Trong những năm qua, huyện đã phát triển theo hƣớng khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

Một phần của tài liệu Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)