Tình hình gây hại và công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai có trong thông

Một phần của tài liệu Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 58)

Qua điều tra khảo sát kết hợp với phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng và cán bộ địa phƣơng tại huyện Mỹ Đức cho thấy, loài bọ cánh cừng hại dừa có xuất hiện trên một số cây họ cau dừa nhƣ: Dừa, cau nhà, cau cảnh, cau vua... . Ngoài một số diện tích trồng cây cau vua làm cảnh cung cấp cho các công viên trên địa bàn Hà Nội thì những loài khác hầu nhƣ xuất hiện riêng lẻ và diện tích trồng là không đáng kể. Loài sâu róm hại thông cũng có xuất hiện ở một số diện tích trồng thông và phi lao và cũng đã gây hại nhất định trên các loại cây này. Tuy nhiên vì những loại cây này không phải là cây trồng chính tại địa phƣơng nên việc gây hại không gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới nền kinh tế sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng cũng nhƣ ảnh hƣởng tới ĐDSH trong khu vực. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng trong huyện cũng chƣa có sự quan tâm và chỉ đạo trong việc phòng ngừa cũng nhƣ tiêu diệt hai loài này. Tuy nhiên trong định hƣớng phát triển lâu dài chính quyền địa phƣơng cần có những biện pháp tích cực hơn trong việc phòng trừ tất cả các loài sâu hại này.

Huyện Sóc Sơn có HST đặc trƣng là rừng trên đồi núi đất, và loài thực vật chủ đạo tại các đồi núi đất là thông. Loài sâu róm hại thông đã gây hại nghiêm trọng trên một diện tích trồng thông lớn của toàn huyện. Khoảng tháng 9 vừa qua tại Sóc Sơn đã xảy ra dịch sâu róm hại thông lớn nhất trong vòng 11 năm qua. Tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh nhiều diện tích rừng thông đang bị phá hoại. Nhiều ổ dịch sâu róm có mật độ dày đặc, ăn trụi lá non và lá bánh tẻ. Đặc biệt, một số diện tích thông tại xã Nam Sơn bị hại nặng, cây trồng nhƣ đã bị chết. Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 - 400 con/cây, thậm chí sâu hại cục bộ 1.000 con/cây. Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại hiện đã lên tới 27ha và đang có nguy cơ tăng nhanh. Lý giải nguyên dịch bệnh trên, Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội cho biết, do thời tiết nóng ẩm kéo dài, sâu róm hại thông đang ở tuổi 2 - 3 phát sinh nhanh nên gây hại trên diện rộng. Khảo sát thực tế cho thấy, diện tích thông ở tuổi 5 - 6 đƣợc trồng từ 25 - 30 năm về trƣớc đang bị sâu róm hại lớn nhất. Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, Chi cục Bảo vệ thực vật, đến 6/8/2014, tổng diện tích rừng thông bị nhiễm sâu róm thông là 45,8ha, trong đó diện tích thông bị râu róm thông phá hoại nặng, sâu đang ở giai đoạn nhộng, mật độ sâu 10-25 con/cành,

53

sâu non có độ tuổi 3, 4 là 27,8ha; diện tích thông có mật độ sâu róm cao là 18ha. Diện tích thông bị nhiễm sâu hiện đang ở thời điểm phát sinh gây hại mạnh nếu không phòng trừ kịp thời sẽ là nguồn ổ dịch gây hại cho các diện tích thông hiện có.Để chủ động phòng trừ, giảm thiệt hai do sâu róm thông gây ra, đồng thời bảo đảm an toàn môi trƣờng sinh thái và hiệu quả phòng hộ môi trƣờng của rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thành phố cấp kinh phí bổ sung 318,732 triệu đồng phòng trừ và dập ổ dịch.

Tuy nhiên cũng nhƣ tại huyện Mỹ Đức, diện tích trồng các cây họ cau dừa tại huyện Sóc Sơn không nhiều nên loài Bọ cánh cừng hại dừa hầu nhƣ không gây hại nghiêm trọng và cũng chƣa đƣợc quan tâm phòng trừ.

Một phần của tài liệu Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)