9 biện pháp nhận dạng rủi ro?

Một phần của tài liệu Đề cương môn quản trị kinh doanh - Đại học Thăng Long (Trang 34)

 Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các loại rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh của DN.

 Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, nghiên cứu môi trường hoạt động cũng như các hoạt động của tổ chức nhằm thống kê tất cả các loại rủi ro, bao gồm cả những rủi ro đã và đang xảy ra và các loại rủi ro mới có thể xuất hiện và ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

 9 biện pháp nhận dạng rủi ro: 1. Lập bảng câu hỏi phân tích rủi ro

- Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhận dạng rủi ro. Các câu hỏi được sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc theo môi trường tác động (vĩ mô, vi mô,...) và xoay quanh các vấn đề như: DN đã gặp những loại rủi ro nào? Mức độ tổn thất? Tần suất xuất hiện? Biện pháp phòng ngừa nào đã được sử dụng? Hiệu quả? Những rủi ro nào chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện? Lý do?

- Là một hệ thống các vấn đề cần tìm hiểu để giúp nhà quản trị định hướng trong quá trình phát hiện rủi ro.

2. Phân tích các báo cáo tài chính

- Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh... có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của DN về tài sản, nguồn nhân lực, trách nhiệm pháp lý.

- Kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báo cáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch thì không chỉ phát hiện các rủi ro thuần tuý mà còn giúp nhận dạng được những rủi ro suy đoán

- Đòi hỏi nhà quản trị rủi ro phải hiểu biết các chỉ tiêu tài chính, các nguồn thông tin tài chính và những chứng từ hợp pháp trong DN.

3. Phương pháp lưu đồ

- Là phương pháp mô hình hoá bằng sơ đồ để nhận diện rủi ro. Để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của DN, tiếp theo là liệt kê các rủi ro tiềm năng mà DN có nguy cơ phải đối mặt.

4. Thanh tra hiện trường

- Là công cụ hữu ích trong việc cung cấp các thông tin có giá trị, giúp phát hiện ra những rủi ro mà trước đó không phát hiện được. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá, các nhà quản trị có khả năng nhận dạng được những rủi ro mà DN có thể gặp phải.

· Vị trí địa lý (thành thị, nông thôn,...) · Vị trí toạ lạc (trung tâm, vùng ven,...) · Sơ đồ tổ chức bên trong của DN · Vấn đề an ninh

· Môi trường xung quanh

5. Hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

- Để nhân dạng rủi ro, các nhà quản trị rủi ro trong DN cần thường xuyên giao tiếp và hợp tác với các bộ phận khác trong DN để nắm bắt tình hình và nhận dạng rủi ro mới. Có 2 hình thức:

· Thông qua các báo cáo của các bộ phận nghiệp vụ theo hệ thống báo cáo thường xuyên để nắm bắt được những thông tin cần thiết.

· Thường xuyên thăm viếng, gián tiếp trao đổi với các cá nhân ở bộ phận khác để nắm bắt thêm các thông tin không chính thức

6. Hớp tác với các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp

- Thông qua các buổi trao đổi, thảo luận với các tổ chức, cá nhân bên ngoài có quan hệ với DN như: Các cơ quan thuế, công an, các tổ chức, hiệp hội,..., nhà quản trị rủi ro có thể phát hiện thêm các nguy cơ rủi ro.

7. Phân tích các hợp đồng

- Các hợp đồng kinh tế rất dễ dẫn đến các rủi ro pháp lý và các rủi ro khác trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để tránh rủi ro các hợp đòng cần phải được nghiên cứu kỹ tững điều khoản, những người thực hiện hợp đồng cần chú ý kiểm soát chặt chẽ để tránh phát sinh tranh chấp, kiện tụng.

- Các loại rủi ro phát sinh từ hợp đồng:

· Rủi ro trong ký kết hợp đồng: rủi ro từ nội dung ký kết, rủi ro pháp lý, rủi ro chủ thể,...

· Rủi ro trong thực hiện hợp đồng: rủi ro về thời gian giao hàng; rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho; rủi ro trong nghiệm thu hàng hoá;...

8. Sử dụng tư vấn

- Thông qua tư vấn, nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt được thêm những thông tin cần thiết về mối hiểm hoạ và nguy cơ rủi ro đối với DN từ nguồn tin bên ngoài. Mục đích sử dụng tư vấn là nhằm tìm kiếm những rủi ro mà nhà quản trị không thấy hoặc bỏ sót.

9. Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ

- Tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất qua các biến cố rủi ro đã xảy ra tại doanh nghiệp. Các thông tin trong quá khứ cho phép dự báo các thông số có liên quan đến rủi ro tiềm năng. Cụ thể:

· Từ số liệu thống kê có thể đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà DN phải đối mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Số liệu thống kê tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, phân tích các vấn đề như: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,...

· Từ số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ có thể lập kế hoạch dự toán tổng chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của DN.

Một phần của tài liệu Đề cương môn quản trị kinh doanh - Đại học Thăng Long (Trang 34)