- Nhằm đánh giá lực lượng lao động hiện có của DN về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động.
- Một số công cụ đánh giá chủ yếu gồm:
▪ Bản tóm tắt kỹ năng, tay nghề: bản liệt kê chi tiết thông tin của từng nhân viên: · Thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, hôn nhân, sức khoẻ,...)
· Thông tin kỹ năng, tay nghề: Trình độ, chuyên môn, ngoại ngữ,... · Thông tin kinh nghiệm công việc: Công việc cũ, kinh nghiệm,... · Thông tin công việc hiện tại: Công việc, mức lương hiện tại,...
▪ Phân tích công việc: Là quá trình thu thập, đánh giá thông tin liên quan đến từng công việc để làm rõ bản chất công việc.
· XĐ các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc, các kỹ năng, năng lực và trách nhiệm cần thiết.
· Trả lời các câu hỏi: Làm công việc gì, ở đâu, như thế nào, tại sao, khi nào xong? Cần có những tiêu chuẩn, trình độ nào để hoàn thành?
· Các p.pháp gồm: quan sát, nhật ký công việc, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi, chuyên gia,...
· Kết quả là bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc.
▪ Bản mô tả công việc: là kết quả của quá trình phân tích công việc, là bản giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đè liên quan đến một công việc cụ thể. Giúp hiểu được nội dung, yêu cầu công việc; các quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện. Gồm các nội dung:
· Xác định công việc: Tên, mã số, cấp bậc, địa điểm, mức lương,... · Tóm tắt công việc: Mô tả ngắn gọn nội dung công việc,...
· Các mối quan hệ trong thực hiện công việc · Tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc
· Điều kiện làm việc: môi trường vật chất, thời gian làm việc, điều kiện vệ sinh, an toàn LĐ
▪ Bản tiêu chuẩn công việc: là kết quả của quá trình phân tích công việc, là bản liệt kê các đòi hỏi với người thực hiện công việc về:
· Kiến thức, kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm cần thiết. · Đòi hỏi về tinh thần và thể lực.
· Các yêu cầu cụ thể khác.
CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP