Thời gian chiếu, hiệu suất chiếu, tỉ lệ diệt 2 loại vi khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và chế tạo thiết bị khử vi khuẩn sử dụng LED cực tím (Trang 83)

Thời gian chiếu vi khuẩn đểđạt hiệu quả phụ thuộc khá nhiều về các yếu tối như cường độ chiếu, mật độ vi khuẩn, thành phần tạp chất chứa trong mẫu chiếu,

độ hấp thụ tia UV của bình chứa mẫu chiếu.

Như hình 4.23 biểu hiện quan hệ về tỉ lệ diệt khẩn và mật độ vi khuẩn ta thấy với mẫu nước lấy từ nước tù đọng do nước mưa với mẫu nước thải sinh hoạt có sự khác nhau về khả năng diệt khuẩn coliform với cùng một mật độ, ở đây ta có thể giải thích cho sự khác biệt này là do thành phần tạp chất trong hai mẫu nước là khác nhau, với mẫu nước lấy từ nguồn nước đọng do mưa có ít tạp chất hơn, nên khả năng diệt khuẩn cao hơn so với mẫu lấy từ nguồn nước thải sinh hoạt.

Về mật độ vi khuẩn; hiệu suất diệt khuẩn diễn biến theo qui tắc mật độ vi khuẩn càng thấp thì tỉ lệ diệt khuẩn càng cao. Điều này có thể giải thích dựa trên

đặc tính sinh trưởng của vi sinh vật nhưđã nêu trong chương 2 mục 2.3.3. Lượng vi khuẩn sau mỗi chu kì sinh trưởng (E.coli là 20 phút) tăng gấp 2 lần.

Ví dụ như với 2 mẫu có mật độ là 100CFU/ml và 1 mẫu là 50CFU/ml và công suất chiếu như nhau cho cả 2 mẫu có khả năng diệt khuẩn sau mỗi 20 phút là 45CFU/ml thì ta thấy sau 20 phút chiếu mẫu 1 lượng vi khuẩn là (100- 45)x2=110CFU/ml, tỉ lệ diệt khuẩn là 0% ; mẫu 2 sẽ là (50-45)x2=10CFU/ml tỉ

lệ diệt khuẩn là .100 80% 50 10 1  =     

− . Nhưng nếu ta tăng công suất chiếu lên sao cho khả năng diệt khuẩn là 50CFU/ml thì mẫu 1 có lượng vi khuẩn sau chiếu là 100CFU/ml, tỉ lệ diệt khuẩn 0%, nhưng mẫu 2 là 0CFU/ml, tỉ lệ diệt khuẩn là 100%.

Điều này cho thấy rằng với những mật độ vi khuẩn khác nhau (nguồn nước khác nhau) ta phải có một công suất chiếu tương ứng cần thiết để hiệu quả diệt khuẩn đạt 100%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và chế tạo thiết bị khử vi khuẩn sử dụng LED cực tím (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)