Nhóm giải pháp vĩ mô mang tính chất kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 88)

3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ

Hiện nay, vấn đề cần thiết đối với hoạt đ ng sáp nhập và mua lại chính là hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A. Hành lang pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Để làm được điều này, cần phải bổ sung về mặt pháp lý như sau:

Quy định hoạt đ ng sáp nhập, hợp nhất, mua lại trong Luật các TCTD và Luật Doanh nghiệp: Luật TCTD là văn bản quy phạm cao nhất của ngành ngân hàng điều chỉnh hành vi và các hoạt đ ng của các TCTD. Theo đó cần có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng M&A ngân hàng cụ thể.

Còn trong Luật Doanh nghiệp cũng cần được bổ sung thêm khái niệm mua lại vì hiện tại trong Luật Doanh nghiệp chưa có khái niệm này, trong khi đó hoạt đ ng này đã và đang diễn ra tại Việt Nam và trong thời gian tới.

Thứ nhất: Cần xây dựng khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A cụ thể và thống nhất

Theo đó, hành lang này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt đ ng M&A nói chung và M&A trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng còn rải rác ở các luật, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Doanh nghiệp, Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, các văn bản dưới luật như Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Quyết định số 254/2012/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, Nghị định số 69/2007/NĐ-CP về việc nhà ĐTNN mua cổ phần của NHTM Việt Nam,… Những quy định này còn chung chung, chưa chi tiết đã và đang gây nên những khó khăn không nhỏ đối với các bên tham gia hoạt đ ng M&A, cũng như với cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát hoạt đ ng này. Ví dụ như: trước đây Quyết định 36/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/3/2003 đã quy

định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, trong khi Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 05/9/2007 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp không hạn chế việc mua, còn Luật Chứng khoán năm 2006 lại giới hạn tỷ lệ là 49%.

Ngoài ra, các quy định này chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức thực hiện, trong khi đó, các vấn đề về mặt n i dung quan trọng của hoạt đ ng M&A như: định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao đ ng, trách nhiệm pháp lý của ngân hàng trong và sau quá trình M&A lại quy định chưa được đầy đủ. Do vậy, cần phải nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường của nước ta hiện nay nhằm đổi mới hệ thống luật pháp sao cho phù hợp để thúc đẩy hoạt đ ng M&A phát triển nhanh hơn.

Thứ hai: Quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện hoạt động M&A cần phải thông thoáng và được giám sát thời gian

Trong thời gian qua các thủ tục hành chính nặng nề cùng cách làm việc quan liêu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp khi thực hiện các quy định của Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có quy định về thời hạn xét duyệt hồ sơ cụ thể, nhưng cơ quan quản lý có thẩm quyền kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ mà không giải thích rõ lý do. Điều này đã làm cho các ngân hàng khi thực hiện M&A lãng phí nhiều thời gian, chi phí thực hiện và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của minh. Đây là điểm yếu rất lớn về thủ tục hành chính, nếu có quy định và chế tài rõ ràng sẽ tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh, làm góp phần đẩy nhanh hoạt đ ng M&A ngân hàng.

Thứ ba:cần nới lỏng các quy định về nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần, trở thành nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư chiến lược tại các NHTMCP Việt Nam

Đặc biệt, cần nhấn mạnh việc xem xét, cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập với các TCTD yếu kém của Việt Nam và tiến tới tăng giới hạn sở hữu cổ phần của họ tại các ngân hàng được cơ cấu lại. Nhất là trong bối cảnh, Việt Nam đang rất cần bổ sung m t nguồn vốn ngoại cho hệ thống ngân hàng, nhằm đáp

ứng tiêu chuẩn của Basel III (cụ thể là quy định tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn bắt bu c là 2,5%).

Trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đều bị giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần dành cho nước ngoài (tối đa 30% vốn điều lệ). Và, m t cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ được nắm không quá 20% cổ phần của m t ngân hàng trong nước. Việc tăng giới hạn sở hữu cổ phần sẽ là nút mở cho các tổ chức tín dụng nước ngoài. Bởi, thay vì phải thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, họ có thể chọn m t ngân hàng nhỏ trong nước để đầu tư.

Thứ tư: Quy định rõ về ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động M&A và trách nhiệm của ngân hàng đối với quyền lợi của người lao động, cổ đông

Các đối tượng tham gia vào hoạt đ ng M&A bên cạnh chủ thể chính là các ngân hàng thì các tổ chức tư vấn (công ty tư vấn, kiểm toán, chuyên gia tài chính, công ty định giá, công ty luật,…) cũng đóng vai trò quan trọng, sự thiếu trách nhiệm và chuyên môn của người tư vấn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà ngân hàng có thể phải gánh chịu và cũng có thể gây nên những phản ứng tiêu cực lan truyền sang các tổ chức tài chính khác và gây hệ luy cả nền kinh tế. Vì vậy, quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng bu c họ đối với hoạt đ ng M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức đ an toàn cho ngân hàng khi tham gia vào loại hình này.

Bên cạnh đó, các quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng bu c của ngân hàng đối với người lao đ ng và cổ đông cũng là vấn đề cần thiết để mang lại sự thành công trước và sau M&A và cả nền kinh tế.

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nƣớc

NHNN là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp quản lý và định hướng phát triển cho hệ thống NHTMVN. Khi mà các giới hạn đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam dần được nới lỏng đi đến xóa bỏ thì nguy cơ bị xâm nhập thâu tóm xảy ra là rất cao. Để giảm thiểu nguy cơ này và tăng năng lực tài

chính và hiệu quả hoạt đ ng, các NHTM cần thực hiện nhiều giải pháp trong đó có M&A. Vì vậy NHNN cần nâng cao vai trò là đơn vị định hướng và thúc đẩy hoạt đ ng M&A giữa các NHTM phát triển với những biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: NHNN cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất ngằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng

Phần lớn các NHTMCP Việt Nam hiện nay có vốn thấp, quy mô tài sản còn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm nghèo nàn, năng lực cạnh tranh kém. Nếu tiếp tục duy trì hoạt đ ng của các NHTM nhỏ với tình trạng yếu kém như vậy thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ đối với hệ thống ngành ngân hàng và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Vì vậy cần thúc đẩy các NHTM nhỏ thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt đ ng, trong đó M&A là giải pháp đã được Nhà nước và NHNN ủng h . Để thúc đẩy hoạt đ ng này diễn ra mạnh hơn thì NHNN phải là đầu mối kết nối các NHTM Việt Nam trong hoạt đ ng M&A, có các chính sách ưu đãi như hỗ trợ về thủ tục hành chính khi sáp nhập, về tỷ lệ dự trữ bắt bu c, những ưu đãi khi giao dịch với NHNN… như vậy sẽ tạo đ ng lực mạnh mẽ cho các NHTM thực hiện M&A.

Thứ hai: NHNN đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc

Theo đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành theo quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ những ngân hàng yếu kém sau khi không thể thực hiện trên cơ sở tự nguyện thì mới bị áp dụng các biện pháp để bắt bu c để sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Còn các TCTD lành mạnh hay TCTD thiếu thanh khoản tạm thời thì được khuyến khích và tạo điều kiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện. Như vậy, để thúc đẩy hoạt đ ng M&A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống NHTM, NHNN cần kiến nghị Chính phủ để ban hành những quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn cho hoạt đ ng của ngân hàng khắt khe hơn nữa như nâng cao vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn, cơ sở đánh giá xếp loại ngân hàng, tỷ lệ về lợi nhuận… Nếu ngân hàng nào

không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra thì bắt bu c phải sáp nhập, hợp nhất. NHNN cần có các yêu cầu cao hơn và các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy các NHTM thực hiện M&A thay vì để hình thức tự nguyện là chủ yếu như hiện nay.

Thứ ba: NHNN cần có các biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ các NHTM xử lý nợ xấu một cách triệt để và có hiệu quả

Để giải quyết triệt để, tăng hiệu quả thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu hiện nay không chỉ chờ vào mệnh lệnh của cơ quan chức năng, hay vai trò của VAMC hoặc sự nỗ lực của chính các NHTM. Vấn đề quan trọng là NHNN cần có giải pháp để vượt qua những điểm nghẽn sau:

[1]. Điểm nghẽn đầu tiên nằm chính ở khái niệm trái phiếu đặc biệt mà VAMC trả cho các ngân hàng thương mại khi mua nợ xấu. Tỉ lệ chiết khấu chưa rõ ràng, trong khi m t số quy chế để bán nợ cho VAMC lại khá ngặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản bất đ ng sản... khiến ngay các ngân hàng (chưa nói tới các tổ chức khác) ngần ngại khi bán nợ cho VAMC. Thêm vào đó, không phải ngân hàng thương mại cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hoàn toàn. Sau 5 năm nếu không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và ôm số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các ngân hàng thương mại vì họ bán nợ đi, không biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu.

Rõ ràng với những quy định quá chặt có phần lợi cho VAMC như hiện nay thì phần rủi ro bán nợ vẫn thu c về phía ngân hàng thương mại. VAMC phải nới những điều khoản này, nhất là quy định món nợ phải được đảm bảo bằng 60% giá trị tài sản bất đ ng sản thì NHTM mới mạnh dạn bán nợ cho VAMC. Nếu VAMC cởi bỏ nút thắt này, thì không chỉ nhà đầu tư trong nước mà ngay cả các tổ chức nước ngoài tham gia vào quá trình mua bán nợ cùng VAMC.

[2]. Con số nợ xấu hiện nay chưa phản ảnh đúng sự thật, việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho đến nay vẫn còn là m t điều bí ẩn. Đã có nhiều con số rất khác nhau về tình trạng nợ xấu được công bố

trong thời gian qua. Điều quan trọng hơn hết là các ngân hàng cần thẳng thắn nhìn nhận những khoản nợ để con số nợ xấu là thật, chứ không chỉ để làm đẹp báo cáo. Chỉ điều đó mới giúp cơ quan chức năng đưa ra những cơ chế điều chỉnh phù hợp. Do vậy, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cần bắt bu c các NHTM đưa ra số liệu cần nói rõ nguồn, phương pháp xác định và thời điểm xác định, từ đó mới xác định số nợ xấu chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3]. Việc giải quyết nợ xấu hiện đang gặp m t điểm nghẽn nữa đó là việc thi hành án chậm. Việc thi hành án chậm do: Các khoản vay liên quan đến nhiều tổ chức tín dụng; Tài sản chưa được xác minh; Tài sản đang bị tranh chấp, đang phát mãi; Tài sản đảm bảo ở các TCTD khác chưa được xử lý; Khách hàng tẩu tán tài sản thế chấp nên thi hành án chưa kê biên được, khách hàng thu c h nghèo, đau ốm, khách hàng bỏ trốn, đi khỏi nơi cư trú... ; Liên quan đến đơn vị thi hành án, ngân hàng đã có văn bản yêu cầu giải quyết hồ sơ, nhưng đơn vị thi hành án vẫn chưa tiến hành. Do thời gian kéo dài làm cho tài sản bị giảm giá trị, lãi phát sinh tăng dẫn đến tài sản phát mãi có khả năng không thu hồi đủ nợ. Bên cạnh đó có m t số hồ sơ chưa xác minh được điều kiện thi hành án …Chính vì việc thi hành án chậm trễ nên phía ngân hàng cũng bị đ ng khi xử lý nợ xấu. Nếu đẩy nhanh việc xử lý thì tỉ lệ nợ có khả năng mất vốn tại các chi nhánh TCTD sẽ giảm xuống. Để xử lý nợ xấu thông qua công tác thi hành án hiệu quả, ngân hàng cần tăng cường phối hợp với các bên liên quan. Từ đó, có cơ sở làm việc với cơ quan chức năng, từng bước phối hợp giải quyết rốt ráo vấn đề nợ xấu liên quan đến thi hành án . Về lâu dài, NHNN cần xây dựng quy chế phối hợp giữa ngân hàng và cơ quan thi hành án. Có như vậy mới thực hiện tốt việc xử lý nợ xấu liên quan đến công tác thi hành án.

Thứ tư: NHNN cần tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn nhằm tăng cường hoạt động truyền thông về M&A

Với vai trò là người quản lý trực tiếp và định hướng cho hệ thống NHTM nói chung và hệ thống NHTMCP nói riêng, NHNN cần chủ đ ng hơn nữa trong việc phổ biến r ng rãi các kiến thức về hoạt đ ng M&A, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, h i thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các ngân hàng để chia

sẽ các kiến thức, kinh nghiệm về M&A đã diễn ra trên thế giới, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm của những thương vụ M&A đã diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Bởi vì tại Việt Nam hiện nay, hoạt đ ng M&A vẫn còn tương đối mới mẽ và chưa nhiều tài liệu nghiên cứu về tài liệu này. NHNN phải hổ trợ cho các ngân hàng trong quá trình tìm hiểu về M&A để nâng cao nhận thức của các chủ thể ngân hàng, từ đó các ngân hàng sẽ có bước chuẩn bị dần dần về mọi mặt cho các thương vụ mua bán sáp nhập trong tương lại.

Mặt khác, Việt nam đã gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài cũng đang dần hiện diện tại Việt Nam, làng sóng mua lại các ngân hàng trong nước của họ chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lại nhằm tăng cường sự hiện diện. Do đó sự hổ trở về mặt thông tin từ phía NHNN còn có tác dụng giúp các NHTM không bị yêu thế trong việc đàm phán mua bán sáp nhập hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt đ ng sáp nhập mang tính chất thôn tín của các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 88)