Thứ nhất: Thị trường tiềm năng
Dân số Việt nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 8 ở Châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, dân số trong đ tuổi lao đ ng tăng cao. Cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi ở mức 57% tại thời điểm hiện tại với đặc điểm năng đ ng, có học vấn cao, thích tiêu dùng, thích thử cái mới… Mức thu nhập tại thành thị cũng đang gia tăng; theo con số của Tổng cục thống kê, năm 2012 GDP bình quân đầu người đạt 1.540 USD/người/năm, theo con số tính toán của B thương mại năm 2020 sẽ tăng từ 3,3 – 3,6 lần so với năm 2010. Đó là những thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vào tháng 7/2011 thì tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các sản phẩm tiện ích của ngân hàng rất thấp so với các nước trong khu vực. Thẻ tín dụng chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng tình hình sử dụng thẻ ở thị trường các nước khác cho thấy sự thông dụng thẻ này chỉ còn là vấn đề thời gian. Số người biết về thẻ tín dụng là 42% số người được hỏi,
36% số người được hỏi cho rằng mình không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, nhưng chỉ có 1% người Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng. Trong khi đó ở Indonesia, quốc gia có mức đ tăng trưởng tương đương Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng là 5%, ở HongKong là 60%. Đối với các dịch vụ cơ bản của ngân hàng thì số người sử dụng là 32% số người được hỏi có duy trì tài khoản giao dịch, 31% sử dụng thẻ ATM/thẻ ghi nợ, 12% có tài khoản/ tài khoản tiết kiệm, 2% sử dụng dịch vụ cho vay ngân hàng, 4% sử dụng dịch vụ chuyển/thanh toán tiền. Như vậy, thị phần cho các dịch vụ của ngân hàng còn rất lớn.
Thứ hai: Tôc độ tăng trưởng nhanh
Về số lượng ngân hàng: Hệ thống ngân hàng ở nước ta đến thời điểm tháng
06/2013 gồm: 01 ngân hàng chính sách, 05 NHTM Nhà nước, 35 NHTMCP, 50 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 04 ngân hàng liên doanh. Từ số lượng 78 ngân hàng vào năm 2006 và đã tăng lên con số 100 ngân hàng trong năm 2013. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới thì số lượng ngân hàng như trên là nhiều đối với nền kinh tế như Việt Nam. Cùng với số lượng các ngân hàng tăng nhanh thì mạng lưới của các ngân hàng cũng tăng lên nhanh chóng, phát triển mạnh phủ khắp quận, huyện và hình thành cả trong các trường học, bệnh viện.
Về tổng tài sản ngân hàng: Quy mô của các ngân hàng Việt Nam đã tăng
đáng kể trong thời gian gần đây. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế thì tổng tài sản của ngành đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2007-2011, từ 1.097 nghìn tỷ đồng (khoảng 52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (khoảng 182,7 tỷ USD). Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước có tốc đ tăng trưởng tài sản ngành nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc.
Về Tăng trưởng tín dụng và huy động: với đặc trưng của nền kinh tế mới nổi,
tốc đ tăng trưởng tín dụng và huy đ ng của Việt Nam luôn ở mức cao hơn 20% hàng năm trong suốt giai đoạn 2000-2010, mức tăng trung bình tín dụng và huy đ ng giai đoạn này là 31%/năm và 29%/năm, cá biệt là năm 2007 mức tăng gần 35%/năm và 48%/năm.
Về số lượng máy rút tiền tự động (ATM) và thẻ: cùng với sự phát triển về số
lượng, mạng lưới thì số lượng máy ATM và thẻ phát hành cũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu của NHNN số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp ba từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 52,6 triệu thẻ vào năm 2012, hơn 13.000 máy ATM cùng với 50.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS). Kết quả này đạt được nhờ thu nhập bình quân mỗi h gia đình và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng bán lẽ ngày càng gia tăng.
Thứ ba: Sự quan tâm và hỗ đặc biệt từ phia NHNN
NHNN đóng vai trò là chủ ngân hàng của hệ thống các NHTM, không có NHTM hoặc TCTD nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt đ ng của mình chưa hề có lúc kẹt tiền mặt, những đượt rút tiền ồ ạt của nhân dân (vì lãi suất thấp, có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin tưởng vào ngân hàng…) sẽ rất dễ làm cho NHTM vỡ nợ do không đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân. Trong trường hợp như thế khi NHTM không còn chổ vay mượn nào khác ngoài NHNN, NHNN cho NHTM vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu, thông qua phương thức này sẽ giúp các NHTM tránh khỏi sự đổ vỡ.
Thứ tư: Hiện đại hóa ngân hàng
Các NHTMVN điều đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại theo hướng hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tiện ích cho người sử dụng, cải tiến năng suất lao đ ng, tăng cường khả năng giám sát, kiểm soát hoạt đ ng nghiệp vụ.
Theo khảo sát mới nhất của B thông tin và truyền thông, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng hiện nay đang thu c nhóm dẫn đầu. Tỷ lệ máy tính trên cán b toàn ngành đạt trên 92%, mức trung bình các chi nhánh tham gia kết nối mạng WAN chiếm 98%, có 68 ngân hàng đã triển khai lắp đặt hệ thống ATM, 96% ngân hàng đã có hệ thống đảm bảo an ninh mạng, 88% ngân hàng có hệ thống bảo đảm an toàn dữ liệu, 100% ngân hàng có b phận chuyên trách và lãnh đạo chuyên trách về CNTT, 92% ngân hàng có chính sách
quản lý rủi ro dựa trên nền tảng CNTT. Thời gian qua rất nhiều ngân hàng công bố triển khai thành công việc áp dụng hệ thống core-Banking.