Người ta có khả năng tạo ra một tín hiệu dội trong FID bằng cách đặt một gradient từ trường lên mô. Nó cũng dẫn tới kết quả là một tín hiệu RF được phát ra từ
mô. Có nhiều phương thức tạo ảnh dùng tín hiệu dội gradient hơn là tín hiệu dội spin để tạo ra tín hiệu RF.
Hình 5.15: Quá trình tạo ra tín hiệu dội
Như ta đã thấy sự dãn nhiễm từ ngang là kết quả của sự lệch pha proton. Với kỹ thuật tín hiệu dội spin chúng ta dùng xung RF để hồi pha proton sau khi chúng bị lệch pha do sự không đồng nhất từ trường nội tại trong voxel mô. Kỹ thuật tín hiệu dội khác ở chỗ các proton đầu tiên bị lệch pha bằng cách bật gradient và sau đó hồi pha bằng cách đảo hướng gradient như hình 5.15. Một tín hiệu dội gradient chỉ có thể được tạo ra khi có mặt sự nhiễm từ ngang. Nó có thể nằm trong quá trình suy giảm cảm ứng tự do (FID) hoặc trong quá trình xuất hiện tín hiệu dội spin.
Sự nhiễm từ ngang tạo ra bằng xung kích thích. Nó bắt đầu suy giảm ngay lập tức do sự không đồng nhất của từ trường trong mỗi voxel. Tốc độ suy giảm liên quan tới giá trị T2*. Một thời gian ngắn sau xung kích thích người ta đặt một gradient, nó sẽ tạo ra sự lệch pha rất nhanh và giảm sự nhiễm từ ngang. Điều này xảy ra do gradient là một từ trường không đồng nhất.
Bước tiếp theo là nhằm đảo hướng gradient đã đặt. Mặc dù vậy nó vẫn không đồng nhất trong từ trường và nằm theo hướng ngược lại, sau đó làm cho các proton hồi pha và tạo tín hiệu dội. Khi các proton hồi pha sự nhiễm từ ngang sẽ xuất hiện lại và tăng tới giá trị được xác định bằng quá trình FID. Tín hiệu dội gradient tạo ra đỉnh rõ ràng trong nhiễm từ ngang và điều này lại tạo ra tín hiệu RF riêng biệt.
Thời gian để có tín hiệu dội (TE) được xác định bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian giữa xung kích thích và các gradient tạo ra tín hiệu dội. Các giá trị TE cho tín hiệu dội gradient thường nhỏ hơn so với TE cho tín hiệu dội spin, đặc