Tín hiệu dội spin là tên của quá trình dùng một xung RF để tạo tín hiệu dội. Nó cũng là tên của phương thức tạo ảnh sử dụng quá trình xử lý tín hiệu dội spin.
Sự suy giảm nhiễm từ ngang (dãn) xảy ra do sự lệch pha giữa các hạt nhân như đã nói trong phần trên. Hai nguyên nhân làm lệch pha hạt nhân là do tương tác spin- spin và do tính không đồng nhất rất nhỏ của từ trường và làm cho mô không tuân theo các đặc tính dãn thực tế của nó.
Một tín hiệu RF được tạo ra khi có sự nhiễm từ ngang. Ngay sau xung kích thích, tín hiệu suy giảm cảm ứng tự do (FID) được tạo ra. Tín hiệu FID không được dùng trong phương thức tín hiệu dội spin. Nó được dùng trong phương thức tạo ảnh tín hiệu dội gradient.
Trong nhiều quá trình tạo ảnh, tín hiệu dội spin được dùng để bù cho lệch pha và dãn nhanh gây ra bởi sự không đồng nhất của từ trường.
Nếu một xung 1800 được đặt lên mô, nó lật các proton quay đi một góc 1800 trong mặt phẳng ngang và đảo hướng quay của chúng. Điều này khiến cho các proton nhanh định vị đằng sau các proton chậm. Khi các proton nhanh hơn bắt đầu bắt kịp với các proton chậm, chúng sẽ trở lại trạng thái sắp xếp thông thường hay trở lại đồng pha. Đến lượt nó lại làm cho sự nhiễm từ ngang xuất hiện và hình thành nên tín hiệu dội. Tuy nhiên, sự nhiễm từ không tăng lên tới giá trị khởi đầu do lệch pha tạo bởi mô không thể đảo ngược. Sự hồi pha proton khiến cho sự nhiễm từ được hình thành ở một mức được xác định bằng các đặc trưng T2 của mô. Khi sự nhiễm từ đạt tới giá trị cực đại, các proton bắt đầu lại chuyển động lệch pha, và sự nhiễm từ ngang mất đi. Một xung 1800 khác có thể được dùng để tạo ra sự hồi phục khác. Trong thực tế, đó là cách làm đối với tạo ảnh đa tín hiệu dội.
Cường độ tín hiệu tỷ lệ với mức nhiễm từ ngang như miêu tả bởi độ dãn mô T2. Trong phần lớn các quá trình tạo ảnh, cường độ tín hiệu dội xác định độ sáng của pixel ảnh tương ứng. Thời gian giữa kích thích khởi đầu và tín hiệu dội TE được điều khiển bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian giữa các xung 900 và 1800.