Sự phối hợp củaTHTM “đêm”, “chiều”, “đời ngƣời” trong việc

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 62)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4.Sự phối hợp củaTHTM “đêm”, “chiều”, “đời ngƣời” trong việc

rõ phong cách nghệ thuật Trịnh Công Sơn

Mỗi ngƣời nghệ sĩ có cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ khác nhau để truyền tải nội dung thông tin và xây dựng cho mình một phong cách riêng. Trong đó ta thấy rằng Trịnh Công Sơn có cách nói và cách diễn tả riêng của mình đối với con ngƣời, cuộc sống, vạn vật bằng việc phối hợp THTM

“đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ của mình.

“Bỏ trăm năm sau, ngàn năm nữa

Bỏ mặc tôi là, tôi là ai

……… Bỏ mặc mưa về, bỏ chiều phai

………

Bỏ đêm chưa qua ngày chưa tới”

Trịnh Công Sơn đã có một cách kết hợp độc đáo giữa các THTM: “trăm năm”, “ngàn năm”, “chiều phai”, “đêm” cho thấy tâm trạng cô đơn vì thiếu vắng ngƣời thân đều đƣợc ông tâm sự gửi gắm vào chính ca khúc “Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi … bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi”.

“Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày”

(Cát bụi)

Tác giả luôn có quan niệm triết lí đời ngƣời “bao nhiêu năm” con ngƣời mới đƣợc luân hồi chuyển kiếp nhƣng chẳng mấy chốc mà “tóc trắng như vôi”. “Trăm năm” và chết một ngày. Hơn thế nữa, Trịnh Công Sơn là một con ngƣời với tất cả những yếu đuốivà là một con ngƣời hết sức thiết tha với cuộc đời. Ông yêu thƣơng cuộc đời và đau xót vì thấy đƣợc cái thân phận mong manh và nhiều khổ đau của kiếp con ngƣời.

“Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ ……… Đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai”

(Ngƣời già và em bé)

“Đêm” “chiều” đều là những THTM thể hiện nỗi buồn về thời gian cuối của một ngày, tác giả lại kết hợp với nhau để càng thể hiện sự ảm đạm sầu thảm mà chiến tranh gây ra. “Người già và em bé” là hai lứa tuổi dễ tổn thƣơng và đáng đƣợc hƣởng cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc nhất trong cuộc sống của kiếp ngƣời. Khi chiến tranh còn gây đau thƣơng, chết chóc, nghèo đói trên quê hƣơng số phận cũng nhƣ mạng sống con ngƣời mỏng manh nhƣ chiếc lá úa trên cành.

Nhìn chung thế giới nghệ thuật ca khúc Trịnh Công Sơn là thế giới của những cung bậc, những đƣờng hƣớng ngổn ngang của tình cảm, cảm xúc. Một

thế giới vần vụ trong sự tĩnh lặng, ở đó có yêu thƣơng và hờn dỗi, có hi vọng và tuyệt vọng, có nỗ lực vƣợt thoát lên tất cả nhƣng cũng có sự ủy mị chán chƣờng. Trong thế giới nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, vì thế, có âm hƣởng của tôn giáo nhƣng cũng rất đời và trong mỗi sáng tạo của anh luôn luôn là một chiều sâu triết học nhƣng ngay trong đó cũng là một địa chất hiện sinh.

“Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền ………. Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vùi Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền”

(Dấu chân địa đàng)

Ta thấy đƣợc sự vận động của thời gian: từ chiều “Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều” sang nửa đêm “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Cái cảm thức của con ngƣời hòa trong không gian, thời gian, để từ đó bật lên, khởi phát nhƣ một sợi dây xuyên suốt, sáng lấp lánh, hằn sâu trong nhãn quan và trong cảm nhận ngƣời nghe. Đến đây, cái cảm giác thanh nhẹ, bay bổng, phiêu du đã không còn. Tất cả điều đó nói lên tính chất phức tạp và mâu thuẫn trong con ngƣời nhạy cảm, tạo khả năng để anh đến đƣợc với tất cả mọi giai tầng trong xã hội. Điều quan trọng là chính sự nhạy cảm đến tinh tế đó là cái đầu tiên để cho chúng ta thấy đƣợc Trịnh Công Sơn của ngày hôm nay.

“Đời vẽ trong tôi một ngày Rồi vẽ thêm đêm thật dài ………..

Từ đó sớm chiều bâng khuâng

Đời vẽ tên tôi tuyệt vọng”

KẾT LUẬN

Trịnh Công Sơn đã ra đi nhƣng những ca khúc bất tử của ông vẫn đƣợc ngân lên trong lòng công chúng yêu nhạc. Nhạc Trịnh có ngƣời yêu và không phải không có ngƣời ghét nhƣng không ai có thể phủ nhận tài năng của ông. Ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn có một sự sống bất diệt, một niềm đau đáu, một tình yêu nhẹ nhàng, một nỗi buồn man mác, một chất rất riêng không thể nhầm lẫn đƣợc. Việc tìm hiểu các THTM “đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ của Trịnh Công Sơn bắt nguồn từ việc khảo sát THTM

“đêm”, “chiều”, “đời người” trong các sáng tác của ông cho thấy THTM có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ trong văn chƣơng mà còn trong cả đời sống.

1. Việc nghiên cứu THTM “đêm” giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe thấy đƣợc khoảng thời gian đêm nó cũng chính là lúc tác giả cảm nhận đƣợc nỗi buồn, cô đơn của tác giả trƣớc cuộc đời. Đối với THTM “chiều” trong sáng tác của Trịnh Công Sơn cũng cho ta thấy đƣợc tâm hồn của con ngƣời cũng dần tàn phai, nỗi niềm trắc ẩn của ông nhƣ đƣợc gửi gắm sau những chiều nhớ nhung, chiều âu sầu với nỗi cô đơn tuyệt vọng. THTM “đời người” lại cho bạn đọc thấy đƣợc sự ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con ngƣời.

2.Thông qua việc sử dụng THTM “đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ của Trịnh Công Sơn ta thấy đƣợc rằng Trịnh Công Sơn đã bộc lộ rất rõ quan điểm của mình về cuộc đời, con ngƣời và thân phận. Ông cũng ảnh hƣởng bởi triết lý Phật giáo của phƣơng Đông và chủ nghĩa siêu thực của phƣơng Tây.

3. Nghiên cứu THTM, nhất là THTM trong ca từ của ca khúc là khó nhƣng cần nghiên cứu bởi qua đó chúng ta nhận diện thêm đƣợc những ý nghĩa bề sâu bên cạnh thƣởng thức nhạc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (2001), “Đại cƣơng ngôn ngữ học” tập2 – Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Thái (11/2001), “Trịnh Công Sơn cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa và suy tƣởng”, Nxb Văn nghệ TPHCM.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), “Từ điển thuật ngữ văn học”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2004), “Phong cách học Tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Ban Mai (2008), “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng”, Nxb Lao Động. 6.Trịnh Công Sơn – Tuyển tập những bài ca không năm tháng (2008), Nxb

Âm nhạc.

7. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tứ Huyến (5/2001), “Trịnh Công Sơn một ngƣời thơ ca, một cõi đi về”, Nxb Âm nhạc và trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

8. Trần Hữu Thục, “Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn” (10& 11/2001), tạp chí Văn hóa.

9. Đặng Tiến (4/2001), “Đời và nhạc Trịnh Công Sơn”. 10. Bửu Ý (2003), “Một nhạc sĩ thiên tài”, Nxb trẻ.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 62)