Giá trị thẩm mĩ “chiều” trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 46)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.Giá trị thẩm mĩ “chiều” trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Dƣờng nhƣ trong ca từ của Trịnh Công Sơn luôn phảng phất đâu đây một niềm trắc ẩn về thời gian. Khoảng thời gian “chiều” đƣợc tác giả lặp đi lặp lại rất nhiều trong các sáng tác của ông. Cũng giống nhƣ việc ông luôn hƣớng về chiều và đêm là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày khi con ngƣời thƣờng trở về với trạng thái tĩnh lặng nhất. Đây có lẽ là lúc tác giả có đƣợc khoảng thời gian thích hợp để suy nghĩ về thân phận về cuộc sống.

Chiều chúa nhật buồn

Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều Trời mưa, trời mưa không dứt

Ô hay mình vẫn cô liêu”

(Lời thánh buồn)

Điệp khúc “chiều chúa nhật buồn” kết hợp với tiếng hát xanh xao của một buổi chiều nhƣ đang nhấn mạnh thêm cái ảm đạm, thê lƣơng của nhân vật tôi. Trong một buổi chiều với tâm trạng cô đơn trƣớc thực tại với những tiếng kêu than và còn có ngoại cảnh đó chính là trời mƣa. Dƣờng nhƣ cơn mƣa luôn thƣờng trực lúc tâm trạng con ngƣời không đƣợc vui. Nằm trong căn gác nhỏ ngoài trời mƣa không dứt và tâm trạng của ông lúc này là hoài niệm nhìn về quá khứ. Tác giả Trịnh Công Sơn đã gom hết những âm thanh gợi bóng cô đơn và sầu thẳm. Cô đơn là một khía cạnh nào đó là cây thập giá tinh thần mà ngƣời nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cả cuộc đời mình. Nỗi buồn sự cô đơn và tuyệt vọng luôn túc trực tiềm tàng trong mỗi con ngƣời đặc biệt là với những ai còn có dù chỉ một ít thôi sự ƣu ái đối với cuộc sống này, với cõi đời này.

“Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô

Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa

(Rừng xƣa đã khép)

“Chiều” dƣờng nhƣ luôn gắn liền với các cơn mƣa và đó là không gian mộng mị khi tác giả nhìn đƣợc con ngƣời trong tiền kiếp. Tiền kiếp ở đâu, tiền kiếp là cái đã qua rồi, có thể chỉ là một phút trƣớc đây. Vạn vật đều thay đổi từng giây phút, sau một giây thôi, ta của giây này đâu có phải là ta của giây trƣớc, lại càng không phải là ta của giây sau. Con ngƣời, với nỗi buồn giận, với lòng ai oán, thích giam mình trong quá khứ, để nhấm nháp cái đắng nghẹn lòng. Cõi buồn mênh mang hơn theo từng suy nghĩ, con ngƣời nhỏ bé hơn cõi buồn ủ dột hơn theo từng giọt mặn, con ngƣời tàn tạ hơn. Một điều kì

lạ, ấy là khi buồn, ngƣời ta biết không nên buồn, ngƣời ta biết đó là liều độc dƣợc, nhƣng vẫn giam mình trong nỗi buồn của mình, chẳng để làm gì khác ngoài việc suy tƣ về nó, và lại càng làm mình buồn hơn và càng buồn, thì lại càng mất đi nghị lực để bƣớc ra. Tác giả khóc với nỗi buồn quá khứ, ta cô đơn với nỗi buồn quá khứ, ta hát, ta gào thét, ta suy tƣ… trong khi cuộc sống ở bên ngoài từng giây vẫn trôi qua. Nếu quá khứ mà níu lại đƣợc, thì hẳn con ngƣời đã sống khác bây giờ. Nhƣng đó là điều không tƣởng.

“Gió heo may đã về

Chiều tím loang vỉa hè

……….. Rồi mùa thu bay đi

Trong nắng vàng chiều nay Anh nghe buồn mình trên ấy

Chiều cuối trời nhiều mây

Đơn côi bàn tay quên lối

Đưa em về nắng vương nhè nhẹ”

(Nhìn những mùa thu đi)

Trịnh Công Sơn đã vẽ ra khung cảnh đầy chất thơ mộng mộ chiều tím thơ mộng, đây là khoảng thời gian chất thơ đầy ắp trong cảnh, trong tình. Nhờ con mắt thi sĩ - họa sĩ, Trịnh Công Sơn đã nắm bắt đƣợc gam màu lạ lùng:

“chiều tím loang vỉa hè”. Nó không tình lụy nhƣ “Chiều tím chiều nhớ thương ai” của thơ Đinh Hùng, Đan Thọ phổ nhạc, mà là vết bầm tím trong tâm tƣ một thời đại. Những buổi chiều hẹn hò giờ chỉ còn lại là những mộng tƣởng hoài niệm về những buổi chiều có em.

Những buổi chiều hiu quạnh đã trôi qua trong đời ngƣời. Chúng nhƣ những cuộc tình vụt đến, vụt đi để lại những ngày tháng dần tàn phai, những mòn mỏi trong trí tƣởng tƣợng. Cuộc đời tuy đẹp nhƣng cuộc đời là tàn phai.

Con ngƣời sinh ra giữa đời là để hƣởng hạnh phúc nhƣng cũng là để hứng chịu mọi nỗi đời. Vì thế con ngƣời dù sao cũng phải đến lúc tàn phai héo úa. Trịnh Công Sơn nhìn thấy điều đó ngay trong chính thân thế của mình “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Cái gì vội đến mang theo cả sự thảng thốt ngỡ ngàng. Cái khoảng thời gian “chiều” dƣờng nhƣ gắn bó rất nhiều với Trịnh Công Sơn. Đó là khoảng thời gian bắt đầu cho sự muộn màng của một ngày để dần đi đến sự tàn tạ và chấm dứt nó.

“Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền Bàng hoàng lạc gió mấy miền

Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm”

(Dấu chân địa đàng)

Nghe ca khúc ta có thể tƣởng tƣợng tác gải một chiều lỡ bƣớc, dừng chân bên lƣng đèo, xa xa là biển cả. Không gian bao la, con ngƣời nhỏ bé lại càng bé nhỏ hơn. Lữ khách không khỏi chạnh lòng, cô đơn, ngậm ngùi về thế thái nhân tình, về kiếp ngƣời ngắn ngủi, mong manh. Chẳng thế mà Bà Huyện Thanh Quan đã có bài thơ “Qua đèo Ngang” và bài “Chiều hôm nhớ nhà” cho hậu thế buồn khi hoàng hôn xa xứ:

“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”

Ta thấy gió nhƣ từ trong lòng mình tràn lên, ngân nga qua thanh quản. Gió thổi “Mây về ngang lưng đèo” hay cũng là tác giả vì “gió” của nhạc, của ca từ mà chiều nay cũng phiêu dạt đến đây để ngắm “Mùa xanh lá…”?

“Tóc chiều” là một cách gọi sáng tạo và đẹp. Phải chăng gió chiều, xuôi cành lá của cây, của rừng tung bay giống nhƣ suối tóc của thiếu nữ trong chiều cả gió. Xuân Diệu đã nói “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông

xuống lệ ngàn hàng…”. Danh từ “tóc chiều” ta tƣởng là một nhƣng đó là sự kết hợp đầy tinh tế giữa cành lá và gió, của hai sự vật hữu hình và vô hình. Chỉ hai câu thôi mà Trịnh đã đƣa ta về một không gian khá đẹp: Hoàng hôn lƣng đèo lộng gió, ngàn cây xanh lá giỡn nô, loài sâu yên bình giấc ngủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều buông nhanh, bóng đêm trùm xuống, con ngƣời rơi vào cái đặc quánh của màn đêm cô quạnh, tƣởng lòng ngƣời chùng xuống, tắt lặng vào quên lãng nhƣ loài sâu ngủ quên. Nhƣng một tiếng hát vút lên phá toang màn đêm và tất cả nhƣ thức tỉnh. Thức tỉnh trong ý thức về nỗi buồn. Không chỉ có khoảng thời gian “chiều” buồn bã mà “chiều” trong sáng tác của ông cũng có cảnh thiên nhiên đẹp.

Chiều trên quê hương tôi

Có khi đây một trời mưa bay Có nơi kia đồi thông nắng đầy ……….

Chiều trên quê hương tôi

Nắng phơi trên màu ngói non tươi Gió mang tin một mùa sẽ tới.”

(Chiều trên quê hƣơng)

Tình yêu của tác giả đối với quê hƣơng là bất tận “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”.Quê hƣơng trong nhạc Trịnh Công Sơn không phải chỉ là những ƣu phiền. Ngay trong đổ nát hoang tàn, ông vẫn gửi gắm, thúc giục những hành động xây dựng tƣơng lai tƣơi sáng: “Dựng nhà mới trên đổ nát này. Dựng đời mới trong nụ cười”. Niềm hy vọng về một sớm mai Việt Nam đƣợc đặt trên nền tảng của “ta xây lại tự do”“ta xây lại tình thương”. Tác giả cho bạn đọc thấy đƣợc vẻ đẹp của quê hƣơng dƣới cái nắng của trời chiều: “Có nơi kia đồi thông nắng đầy/Có trên sông bờ xa sương khói” cảnh vật và con ngƣời thanh bình và niềm tin vào một vụ mùa

bội thu mở ra tƣơng lai tốt đẹp cho quê hƣơng.

“Màu nắng hay là màu mắt em Mùa thu mưa bay cho tay mềm

Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm”

(Nắng thủy tinh)

“Chiều” biết “nghiêng nghiêng” nhƣ một cô gái đang làm duyên e ấp. Tác giả nhân hóa “chiều” nhƣ con ngƣời có một đôi mắt trong veo, ngơ ngác, ƣớt, đen và buồn sâu thằm thấy rõ ràng có nắng soi vào trong đôi mắt ấy, nhƣ muốn làm khô đi những giọt nƣớc mắt. Trịnh Công Sơn đã hóa thân vào nhân vật vào cảnh vật ẩn mình vào giữa cuộc đời, giữa con ngƣời mà thức chọn mọi cảm giác.

Chiều nay em ra phố về

Thấy đời mình là con nước trôi”

(Nghe những tàn phai)

Ngày tháng trôi đi là tàn tạ cuốn theo, cuộc đời nhƣ dòng nƣớc cứ thế cuộn chảy mà không gì ngăn cách đƣợc. Vì sao chỉ trong thời gian buổi chiều em mới có những cảm nhận sâu sắc và tinh tế về cuộc đời. Cuộc đời nhƣ một chuyến xe tốc hành vội vã vì thời gian cứ vụt trôi không dừng lại không chờ đợi một ai. Buổi chiều trong cảm nhận đầy mênh mang và đầy tinh tế của một trái tim nhạy cảm nhƣ Trịnh Công Sơn không chỉ là bắt đầu của sự phai tàn mà còn mang một màu u ám tang tóc.

“Em đi qua cầu có gió bay theo

Thổi bùng khăn tang, trắng giữa khung chiều

(Em đi trong chiều) Ta thấy đƣợc giữa khung trời chiều ấy là hình ảnh của sự chết chóc, bi ai

“khăn tang” làm hiện lên sự chia lìa, li biệt. Trong ca dao, dân ca cũng đã từng xuất hiện những buổi chiều gợi buồn thƣơng của những ngƣời con phải đi lấy chồng xa nhớ về quê nhà.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

(Ca dao)

“Chiều” của Trịnh Công Sơn cũng có những nét buồn nhƣ vậy nhƣng ta vẫn nhận thấy đƣợc những ca từ của ông rất sâu sắc và đi vào lòng ngƣời một nỗi buồn man mác.

“Tôi sẽ nhớ màu nắng nơi quê nhà Nhớ những chiều lặng lẽ cơn mưa Cùng tôi đang sống là biết bao bạn bè”

(Tôi sẽ nhớ)

Trịnh Công Sơn đã sử dụng rất nhiều biến thể thẩm mĩ “chiều” trong sáng tác của mình cho bạn đọc thấy đƣợc khoảng thời gian cuối của ngày sắp tàn và tâm hồn của con ngƣời cũng dần tàn phai. Nỗi niềm trắc ẩn của ông nhƣ đƣợc gửi gắm sau những chiều nhớ nhung, chiều âu sầu với nỗi cô đơn tuyệt vọng.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 46)