Quá trình lĩnh hội và phân tích THTM trong hệ thống

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 26)

8. Cấu trúc khóa luận

1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích THTM trong hệ thống

1.3.7.1. Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên

Giữa các tín hiệu luôn tồn tại sự tƣơng đồng và sự khác biệt. Khi xây dựng THTM, tác giả phải lựa chọn trong các tín hiệu này một tín hiệu làm cơ sở. Chọn tín hiệu nào là phụ thuộc vào giá trị thẩm mĩ và tƣơng quan với các tín hiệu khác trong ngữ cảnh. Tƣơng ứng với quan hệ này, chúng ta có thao tác lựa chọn.

Ví dụ: “Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các- Mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột”

(Bút tích Di chúc của chủ tịch HCM trong Hồ Chí Minh toàn tập – tập 12). Ở đây, Hồ Chí Minh dùng từ “sẽ” chứ không dùng từ “phải”. “Phải”

thƣờng thể hiện một điều bắt buộc không thể không làm, là điều chủ thể không mong muốn. Điều mày không phù hợp với quan điểm của Bác coi cái chết một cách nhẹ nhàng, chỉ nhƣ một sự đi vắng. Hơn nữa với phong thái hài hƣớc, dí dỏm, Bác quan niệm việc Bác mất đi là một vinh hạnh để “đi gặp cụ Các-Mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng đàn anh khác…”. Đã là vinh hạnh thì không thể dùng từ “phải”.Dùng “sẽ” vừa thích hợp với tƣ tƣởng định diễn đạt, vừa phù hợp với sắc thái của câu văn, vừa thống nhất vừa hài hòa với phong cách ngôn ngữ toàn văn bản và phong thái cá nhân của tác giả.

Trong ngôn ngữ hàng ngày, việc lựa chọn cũng nhằm mục đích để diễn đạt hiệu quả giao tiếp cao, còn trong ngôn ngữ nghệ thuật việc lựa chọn tín hiệu không chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác mà còn tạo hiệu quả nghệ thuật mang các giá trị thẩm mĩ.

Thao tác lựa chọn thƣờng đi với thao tác thay thế, thay thế tín hiệu này bằng tín hiệu khác.

Đối với ngƣời thƣởng thức, ngƣời phân tích, bình giá các tác phẩm văn chƣơng muốn xác định giá trị thẩm mĩ của THTM cần phải giả định một quá trình lựa chọn và tiến hành so sánh, đối chiếu các tín hiệu để xác định giá trị của từng tín hiệu.

Ví dụ: “Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều– Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tác giả đã dùng từ “cậy” mà không phải là từ “nhờ” mặc dù chúng là từ đồng nghĩa có sự giống nhau là tác động đến ngƣời khác với mục đích muốn họ giúp mình làm một việc gì đó. Nhƣng “cậy” khác “nhờ” ở chỗ dùng từ “cậy” thì thể hiện đƣợc niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó tác giả Nguyễn Du đã để cho nhân vật của mình dùng từ “cậy” là thể hiện sự tin tƣởng vào Thúy Vân thay thế mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Từ “chịu” có từ đồng nghĩa là “nhận, nghe” đều chỉ sự đồng ý, sự chấp nhận với lời ngƣời khác. Tuy nhiên “nhận” là sự tiếp nhận đồng ý một cách bình thƣờng, còn “nghe”là thể hiện sự chấp thuận của kẻ dƣới đối với ngƣời trên với thái độ kính trọng, “chịu”là thuận theo ý ngƣời khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ƣng ý. Thúy Kiều dùng từ “chịu” nhƣ muốn nói rằng việc thay thế là việc có thể Thúy Vân không ƣng ý nhƣng hãy vì tình chị em mà nhận lời.

1.3.7.2. Quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ thông thường với THTM trong văn bản nghệ thuật.

Tín hiệu ngôn ngữ sau khi đã đƣợc lựa chọn sẽ đi vào tác phẩm văn chƣơng và chuyển hóa thànhTHTM. Sự chuyển hóa đƣợc thể hiện với hai phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ. Tác giả là ngƣời thiết kế và thực hiện việc

chuyển hóa trong tác phẩm văn chƣơng. Trong khi đó ngƣời đọc lại là ngƣời thực hiện quá trình chuyển hóa cảm thụ nó nhƣ mộtTHTM. Vì thế tƣơng ứng với dạng quan hệ này chúng ta có thao tác chuyển hóa.

Ví dụ: bài thơ “Đánh đu” của Hồ Xuân Hƣơng. Đánh đu là một trò chơi dân gian thƣờng có trong các lễ hội ở làng quê Việt Nam. Nhƣng Hồ Xuân Hƣơng lại mƣợn hình ảnh đánh đu của đôi trai gái ngƣời “người uốn lưng ong”, “bốn mảnh quần hồng bay phấp phới” giúp ngƣời đọc ngầm liên tƣởng đó là cuộc vui thú của đôi trai gái và nỗi lòng của tác giả.

Hay: “Thuyền tình vừa ghé tới nơi Thì đà trâm gãy bình rơi mất rồi”

Tác giả Nguyễn Du ngoài việc dùng dấu hiệu “trâm” để chỉ ngƣời con gái đẹp và hẹp hơn chính là nhân vật Kiều. Ta thấy đƣợc rằng tác giả lấy hình ảnh này để liên tƣởng tới ngƣời con gái đẹp vì có sự tƣơng đồng về tính chất quý hiếm của nó.

1.3.7.3. Quan hệ giữa các tín hiệu cùng hiện diện trong một tác phẩm

Tƣơng ứng với quan hệ này, chúng ta có thao tác phối hợp. Đó là sự phối hợp các THTM để tạo thành một hệ thống.

Đối với nhà văn khi xây dựng tác phẩm cần phải thực hiện thao tác phối hợp để tạo nên một chỉnh thể thống nhất, sao cho mỗi tác phẩm là một hệ thống hữu cơ nhƣ một cơ thể sống. Về phía ngƣời đọc khi lĩnh hội tác phẩm và phân tích tín hiệu ở trạng thái biệt lập mà luôn đặt vào sự phối hợp với các tín hiệu khác.

Có thể nói tất cả THTM đều hợp với nhau để tạo nên tiếng nói chung. Ví dụ:

“Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Sè sè nắm đất bên đàng

Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

Tác giả đã dùng một loạt hệ thống từ láy toàn bộ với mức độ giảm nhẹ nhƣ: “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”,… kết hợp với việc sử dụng những từ ngữ ở mức độ thấp, đó là những từ ngữ miêu tả những sự vật nhỏ bé nhƣ

tiểu khê, nắm đất, nhịp cầu. Ngoài ra ta thấy đƣợc những sự vật cũng mờ nhạt nhƣ cuối ghềnh, nửa vàng nửa xanh. Đặc biệt ta thấy đƣợc tác giả nói về thời gian chính là lúc bóng ngả đây là thời điểm chiều tà. Nhân vật ở đây cũng thể hiện tâm trạng của mình nhƣ bâng khuâng, thơ thẩn. Tất cả những điều đó cho ta thấy đƣợc sự tài tình của tác giả Nguyễn Du, ông đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc cái cảnh thanh vắng của một buổi chiều đầy thơ mộng. Nhƣng nó còn gợi cho lòng ngƣời một cảm giác buồn man mác, thoang thoảng khi nhìn cảnh mà thƣơng tiếc cho than phận mình.

Mở rộng ra trong tác phẩm văn chƣơng tất cả các THTM đều phối hợp với nhau không có tín hiệu nào biệt lập, tất cả đồng hƣớng đều hƣớng tới một kết quả thẩm mĩ thống nhất.

Tóm lại, các thao tác này không phải đƣợc tách rời nhau cũng không phải đƣợc thực hiện theo một trật tự kế tiếp, thực ra nó đƣợc thực hiện đồng thời trong quá trình sáng tạo của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)