Giá trị thẩm mĩ “đêm” trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 35)

8. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.Giá trị thẩm mĩ “đêm” trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ và trên thế nữa chúng ta thấy ông là một thi sĩ. Bằng tài năng và phong cách sử dụng ngôn từ độc đáo và pha lẫn đâu đó nét đau đớn xót xa của tác giả ta thấy đƣợc rằng ngay trong chính con ngƣời của mình ông cũng đang chứa đựng quá nhiều những nỗi ám ảnh trong

chiến tranh, sự cô đơn, cuộc đời và thân phận… Nó đƣợc gửi gắm tất cả vào trong các sáng tác của ông và tại sao các sáng tác của ông luôn xuất hiện những khoảng thời gian “đêm” phải chăng đó có phải là nỗi buồn, cô đơn là sự lẩn tránh thực tại và luôn hƣớng về bóng tối.

Từ “đêm” chiếm 36,1% đây chính là khoảng thời gian thực tại mà tác giả muốn nói đến nhƣ chính nỗi buồn và cuộc đời nhƣ một màu đêm đen

“Ngày mai em đi Biển nhớ tên em gọi về Gọi hồn liễu rũ lê thê

Gọi bờ cát trắng đêm khuya

(Biển nhớ)

Biển nhớ là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya, trong cái yên tĩnh của màn đêm khuya giữa biển khơi mênh mông tạo cảm giác bâng khuâng nhịp chân xungquanh cái cao trào triều sương ướt đẫm cơn mê…của tác giả.Dƣờng nhƣ nó cũng muốn truyền đạt cho ta cái cảm giác hiệp nhất với biển đó là những nỗi khắc khoải tâm linh mà có lẽ nhiều ngƣời, nếu không nói là ai trong chúng ta, cũng đều có lúc hoặc đến một lúc nào đó trong đời, có thể cảm nghiệm và điều này biện minh cho cái tính phổ biến của nhạc (đặc biệt là ca từ) Trịnh Công Sơn.

Đời mãi đêm và ngày mãi buồn Em hãy ngủ đi

(Em hãy ngủ đi)

Tác giả nhƣ nói lên chính cuộc đời của con ngƣời hay sự bi quan trƣớc cuộc sống và thể hiện đƣợc sự tuyệt vọng đến xót xa của ông, “em hãy ngủ đi” cũng chính là một thông điệp ngủ để lãng quên thực tại chìm trong giấc ngủ vì “Đời đã khép và ngày đã tắt”. Đó không phải là sự hân hoan nhƣ trong ca khúc “cô gái mở đƣờng” của tác giả Xuân Giao

Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh

Tiếng hát ai vang động cây rừng Phải chăng em cô gái mở đường

Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát

Xuân Giao nhƣ muốn bộc lộ tình cảm của mình và thể hiện sự yêu thƣơng, trân trọng ngợi ca những ngƣời con gái anh hùng và tác giả muốn cho ngƣời nghe thấy đƣợc nỗi lòng xốn xang khi nghe tiếng hát của các cô gái nữ thanh niên xung phong.

Khi sự cô đơn càng làm cho con ngƣời trở nên trống vắng nhất là vào thời điểm một đêm mƣa thì sự lạnh lẽo tối tăm càng làm con ngƣời muốn trốn tránh thực tại.

Đêm ta nằm bóng tối che ngang

Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm Gọi thì thầm

Gọi thì thầm

Đêm nghe trời như hú như than

Thời điểm của đêm tối cho ta thấy đƣợc cái gì đó nhƣ là rùng rợn là quỷ quái trong thời khắc cuối cùng của một ngày. Tác giả nhƣ nằm nghe đƣợc tiếng trăm năm từ ngàn xƣa vọng lại “gọi thì thầm”. Âm thanh nghe ghê rợn của “trời như hú như than” của màn đêm vọng lại. Trịnh Công Sơn có lẽ đã bị ám ảnh rất nhiều trong thời gian đêm. Ánh sáng của sự sống, của bình minh sao lại ngắn ngủi đến vậy, chỉ có bóng đêm là tràn ngập bao phủ lấy cảnh vật. Cái tôi gặm nhấm nỗi cô đơn, nỗi buồn đến đôi khi là tuyệt vọng. Tác giả đào sâu vào bản ngã, lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghệm hết sự tàn phai của cõi đời để rồi trăn trở với những suy tƣ với những quan niệm về sự sống và cái chết. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực kì lạ ông nghe thấy tiếng muôn trùng lên tiếng những âm thanh ấy kết dệt một bầu khí ma mị.

Đêm nghe gió tự tình

Đêm nghe đất trở mình vì mưa

Đêm nghe gió thở dài

Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai ……….

Đêm nghe gió than hoài

Đêm nghe lá đưa lời hàm oan

Đêm thân xác mịt mùng

Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa”

(Nghe tiếng muôn trùng)

“Đêm” thời gian mà con ngƣời ta thấy đƣợc sự tĩnh lặng trở về với con ngƣời thực của mình. Đây cũng là khoảng thời gian mà tác giả nghe đƣợc

“gió tự tình”, “đất trở mình vì mưa”, “gió thở dài”, “tiếng khóc cười của bào thai”, “gió than hoài”, “lá đưa lời hàm oan”, “tiếng muôn trùng đẩy đưa”. Âm thanh lƣớt đi nghe tha thiết, nghẹn ngào rồi kéo dài trong không gian nhƣ con gió đêm thổi lùa giữa rừng sâu. Trịnh Công Sơn đã nhân hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“đêm” nhƣ con ngƣời nghe đƣợc mọi thứ đang diễn ran gay cả tiếng côn trùng cũng thật là rõ nét. “Đêm” đã nghe đƣợc nàng gió tự tình và biết thở dài biết than oán, nghe âm thanh của đất đang trở mình thì thầm với nhau. Đặc biệt bào thai vẫn còn trong bụng ngƣời mẹ nhƣng “đêm” vẫn nghe đƣợc tiếng khóc cƣời của nó, nghe đƣợc tiếng côn trùng đang tâm tình với nhau. Tác giả tự coi mình là “đêm” là ngƣời có thể nghe đƣợc tiếng của môn loài của mọi sự vật đang diễn ra đang đƣa đẩy. Ca từ của Trịnh Công Sơn làm cho bạn đọc thấy rõ đƣợc nỗi tuyệt vọng của ông trƣớc cuộc sống và trong sáng tác của ông chỉ là một màu đêm đen.

“Ghế đá công viên, dời ra đường phố Người già ho hen, ngồi im tiếng thở

Từng vùng đêm đen, hoả châu thắp đỏ Em bé loã lồ, suốt đời lang thang”

(Ngƣời già và em bé)

Tiếng hát Trịnh Công Sơn nhƣ một sợi dây vô hình đã nhanh chóng nối kết những tâm trạng riêng, những số phận riêng của ngƣời dân đô thị miền Nam vào trong một tâm trạng chung, một số phận chung. Đó là tâm trạng và số phận của những con ngƣời Việt Nam đã từng bị lừa, họ là nạn nhân của bạo lực vô minh, mà niềm tin và hy vọng của họ đã trải qua bao lần bể dâu. Họ đang vẫy vùng trong một cảnh sống đầy máu xƣơng, mất mát tang tóc của một cuộc chiến tranh phi lí mà lối thoát chƣa một lần thấy lóe sáng ở cuối con đƣờng hầm cuộc đời tăm tối đó. Ngày ngày không dứt tiếng súng tiếng bom. Và hằng đêm trong ánh hỏa châu vàng vọt ghê rợn, ngƣời dân thành phố nín thở, nơm nớp đợi chờ những điều không may có thể xảy đến cho mình. Tiếng nhạc Trịnh Công Sơn đã gieo rắc nỗi ai oán, giận hờn để trở thành niềm ám ảnh khôn nguôi ở mỗi lƣơng tri hiện hữu. Trịnh Công Sơn bị ám ảnh bởi chiến tranh, ở đấy, tuổi trẻ không còn là dự tính nữa. Nó hiện diện nhƣ loài rong biển, phó mặc cho chiều nƣớc đẩy đƣa đến bến bờ nào đó, bay ngàn đời phải chìm đắm giữa lòng đại dƣơng mù mịt.

“Đại bác đêm đêm dội về thành phố

Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy

Đại bác qua đây con thơ buồn tủi Nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi”.

Tiếng bom có rơi ở xóm làng nào đó, “đại bác đêm đêm có vọng về thành phố” nữa đi, thì thái độ của con ngƣời có ý thức không thể nhƣ ngƣời phu quét đƣờng dừng chổi đứng nghe đƣợc. Cái thái độ dửng dƣng chắc chắn không phải điều cần thiết đối với ngƣời miền Nam. Khi dùng hình ảnh này,

Trịnh Công Sơn muốn nói lên sự bất lực của con ngƣời trƣớc những thảm họa tuy không muốn, vẫn phải gánh chịu cái sự thực hiển nhiên đó mỗi ngày, mỗi đêm “đêm đêm”….

Đêm thôi dài cho mai này người Việt hái lúa ngoài đồng chín

Đêm no lành đêm thanh bình người Việt thấy tương lai rất gần

Đêm vui mừng đêm tưng bừng người Việt hát cuối làng đầu phố

Đêm xa lạ đêm chói lòa người Việt sống như chưa bao giờ

………

Đêm mai nầy phố xá thênh thang

Quê hương đầy bóng dáng anh em

Đêm yên lành trong mắt trong tim

Khóc bên nhau bằng đêm vui mừng

(Đêm bây giờ đêm mai) Mặc dù chiến tranh vẫn diễn ra nhƣng tác giả luôn mơ về ngày thống nhất để xây dựng đất nƣớc và “đêm” đã không còn dài, bóng tối đáng sợ đã thay vào đó là “đêm no lành đêm thanh bình”, “đêm vui mừng đêm tưng bừng” , “đêm xa lạ đêm chói lòa”. Tác giả cho thấy đƣợc không khí hân hoan của ngƣời Việt trên cánh đồng trong không khí lao động vui tƣơi. Tƣơng lai của đất nƣớc đang đến rất gần họ hát mừng và thấy cuộc sống nhƣ có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Màn đêm không còn dữ dội và tối tăm không lối thoát mà nó đêm đã yên bình không còn bóng dáng kẻ thù. Trịnh Công Sơn đã sử dụng rất nhiều biến thể thẩm mĩ “đêm” để thấy đƣợc không khí của nhân dân mong chờ, hân hoan trong tƣơng lai gần của đất nƣớc.

Tình yêu là một thứ thiêng liêng trong cuộc sống. Có ngƣời yêu thì hạnh phúc có ngƣời yêu thì đau khổ. Nhƣng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con ngƣời vẫn muốn yêu. Con ngƣời không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con ngƣời đã sống và đã yêu – yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế

mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi sống tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cành thập giá đời”. Tình yêu thời nào cũng có. Nhƣng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con ngƣời không dám yêu.

“Nhìn em ra đi lòng em xa vắng. Con mắt còn lại là đêm tối tăm

Con mắt còn lại là đêm nồng nàn

(Con mắt còn lại)

Tình yêu của Trịnh Công Sơn, cũng giống nhƣ hình ảnh ngƣời con gái của lòng ông, đẹp và buồn. Một vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ và một nỗi buồn lặng lẽ rất đỗi dịu dàng. Con mắt còn lại của em đƣợc ví là “đêm tối tăm”, là

“đêm nồng nàn” cho thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn trong ngƣời con gái mà ông yêu có thể là tâm hồn sâu thẳm không lối thoát “Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai/ Tình trong hai tay một hôm biến mất.” nhƣng con mắt còn lại đƣợc ví nhƣ đêm nồng nàn thấy đƣợc sự dịu dàng qua ánh mắt đen lánh nhƣ màn đêm. Thông qua màn đêm mà tác giả cảm nhận đƣợc tình yêu qua con mắt của em.

Trịnh Công Sơn đã nói rằng: “Những bài ca của tôi là những bản tình ca không có hạnh phúc” tình yêu, dù đẹp dù hay bao nhiêu cũng không đem lại hạnh phúc, vì đều là việc tìm kiếm một hƣởng thụ nào đó, gắn liền với sự ích kỷ con ngƣời. Trịnh Công Sơn đang mô tả các tình yêu “thông thƣờng” đó đều bất hạnh. Ông cũng chỉ ra cho chúng ta, tình yêu nào là tình yêu vĩnh hằng. Phải nhờ suy ngẫm, chiêm nghiệm của ngƣời nghe, (mà chỉ qua các ca từ, chúng ta chƣa có thể cảm nhận đƣợc hết), chúng ta mới hiểu đƣợc cái thông điệp có một không hai này của ông.

“Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời

Từ đêm khuya khi nắng sớm hay trong những cơn mưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bao la em đã đến xua tan những nghi ngờ”

(Nguyệt ca)

Tình yêu kéo dài trong mọi không gian thời gian từ “đêm khuya” hay khi nắng sớm và dù ở đâu đi nữa tình yêu vẫn tồn tại và mang đến cho con ngƣời mọi cung bậc.“Với tôi trong tình yêu không có sự bất tử, người ta chỉ muốn lãng mạn hóa nó mà thôi. Nhưng tuy như vậy trong sự bất tử có thể có tình yêu.”

Trịnh Công Sơn cũng viết rất nhiều ca khúc về mẹ, đặc biệt hình ảnh ngƣời mẹ Việt Nam.

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại Từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa Che đàn con nằm ngủ Canh từng bước chân thù. Mẹ ngồi dưới cơn mưa”

(Huyền thoại mẹ)

Trong bài hát, ta thấy thấp thoáng có bóng mẹ Suốt “trong đêm tối gió mưa, tóc che lối con đi” và bao nhiêu ngƣời mẹ khác “đứng dưới mưa, che đàn con nằm ngủ, canh từng bước quân thù”…Trong màn đêm, dƣới ánh đèn tác giả nhớ lại câu chuyện ngày xƣa về mẹ. Giai điệu bài hát nhẹ nhàng, ca từ gần gũi quen thuộc gợi lên những hình ảnh rất đỗi thân thƣơng: Mẹ về đứng dưới mưa che đàn con nằm ngủ”, nó mang chất tự sự, sâu lắng, trầm hùng và mang đậm âm hƣởng dân ca miền Trung, nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có đƣợc cảm xúc sáng tạo tác phẩm này. Câu cuối của ca khúc ta thấy đƣợc nhắc

lại ba lần: “Cho đời mãi trong lành, mẹ chìm dưới gian nan…” nhƣ muốn khắc sâu, in đậm hỉnh ảnh ngƣời mẹ Việt Nam thân thƣơng đang say sƣa kể chuyện ngày xƣa…

Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui

Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người

Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh

Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh Ru mẹ một mình

Ru mẹ một mình ôm bóng đêm

(Sao mắt Mẹ Chƣa vui)

Tại sao ngay trong thời khắc hòa bình này mắt mẹ chƣa vui. “Đêm nay”

là thời khắc mà nhân dân ta đƣợc hòa bình thời khắc đất nƣớc đang hân hoan đón chào chiến thắng phố xá tấp nập nhƣng những ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời chị lại không vui. Phải chăng đó chính là thời gian đêm nên lòng ngƣời thƣờng trống trải? Không mà đó chính là sự mất mát những ngƣời con của mẹ đã ra đi và không trở lại chỉ còn một mình mẹ với bóng đêm. Những ngƣời vợ mất chồng những ngƣời con mất cha chỉ biết mong mỏi trong vọng tƣởng

“Anh đi trận về nghe lại chuyện kể ngỡ như mơ”chiến tranh kết thúc nhƣng họ không vui nổi vì giờ đây họ chỉ còn một mình.

Ðêm nay hòa bình sao chị còn bâng khuâng

Chị ru con sao ru lạnh lùng Ru cha bỏ mình

Ru đời chỉ còn mẹ với con”

Trịnh Công Sơn đã sử dụng rất thành công THTM “đêm” trong sáng tác của mình, ông đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe thấy đƣợc khoảng thời gian đêm bao phủ nhƣ chính nỗi cô đơn, tuyệt vọng, lo âu sợ hãi của tác giả trƣớc cuộc đời.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 35)