.Giá trị thẩm mĩ thể hiện thời gian “đời người” trong ca từ của

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 54)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.2.Giá trị thẩm mĩ thể hiện thời gian “đời người” trong ca từ của

Công Sơn

Nhạc Trịnh là những triết lí về cuộc đời, về lẽ sống trong kiếp trầm luân, sống là cho đi, cho đi để nhận lại nhiều hơn, đừng giữ cho riêng mình để trở thành ích kỉ. Cho và nhận không phải là sự toan tính thiệt hơn mà là để lòng cảm thấy nhẹ nhõm hơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Một tấm lòng để đồng cảm, sẻ chia, để tri ân và để rồi nhận lại những giá trị đích thực của nó. Có thể nói mỗi nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn khi đƣợc hát lên đây đó thì cung điệu trầm bổng của nó chuyển tải đến ngƣời nghe một thứ triết lý nào đó, và làm cho ngƣời

nghe phải suy tƣ về những gì mình đƣợc nghe. Nó mang tính triết lý bởi vì nó dính dáng đến đời ngƣời và ngƣời đời, nó dính đến chuyện tình yêu và cuộc sống, nó dính đến chuyện tồn tại và hiện hữu hay vô thƣờng …

Trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn dùng nhiều biến thể của THTM “đời ngƣời”. Đó đều là những câu chuyện triết lí về thời gian về đời ngƣời. Cái hay của Trịnh Công Sơn là ông viết triết lý nhƣng rất dễ hiểu. Cũng có rất nhiều nhạc sĩ viết triết lý nhƣng chỉ có mình họ hiểu hoặc rất ít ngƣời hiểu. Còn Trịnh Công Sơn thì triết lý nhƣng là thứ triết lý bật ra từ những trải nghiệm rất đời, rất bình dị mà bất kỳ ai cũng có thể đồng cảm đƣợc. Ông cho rằng cái chết là dấu chấm cho một kiếp rong chơi trên cõi tạm. Cái chết không khoác áo choàng đen, mang bộ mặt khiếp sợ bên lƣỡi hái tử thần. Với Trịnh Công Sơn, cái chết quen thuộc nhƣ một chốn trở về nghỉ ngơi sau chuyến đi hoang tạm bợ.

“Tôi nay ở trọ trần gian

Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”

(Ở trọ)

Nhiều ngƣời nhận thấy Trịnh Công Sơn hay “nói dại miệng” về chuyện “nằm xuống”. Cứ nhƣ thể biết trăm năm chỉ ở đậu ngàn năm “trăm năm ở đậu ngàn năm”, nên ông sốt ruột “còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây, còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này”. Luôn quan tâm đến cái ngày “thân xác không còn”, chẳng phải vì chán sống, trái lại, ông

“nghĩ đến cái chết nhiều là vì quá yêu cuộc sống”.

Mà cái chết lại rất gần gũi sự sống, ngay trong xuân thì ông đã thấy “bóng trăm năm” rồi. Ông muốn nhìn nhận cái ngày về nơi cuối trời làm mây trôi đó một cách bình tĩnh, không sợ hãi, không ân hận.

“Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày”

(Cát bụi)

Cũng tự nhiên nhƣ “lá úa trên cao rụng đầy”, cái việc “cho trăm năm vào chết một ngày” đƣợc đón nhận bằng một thái độ bình thản “lòng không buồn mấy”, hệt nhƣ một giấc mơ. Giải thoát khỏi nỗi sợ chết bằng cách chuẩn bị trƣớc cho mình một cái chết nhẹ nhàng, không thắc mắc gì cả. Để ý nghĩa sự sống vƣợt qua cột mốc của cái chết, để một đời ngƣời nối dài tới cõi hƣ vô, còn có cách gì hơn sống trọn vẹn cho hiện tại, sống với một tấm lòng. Đó chính là chữ tâm, chữ tình mà Trịnh Công Sơn muốn gửi lại cho đời, muốn “trao đến muôn loài chút tình tôi”.

“Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm Cho vừa nhớ nhung có em giỗi hờn

Nên mãi ru thêm ngàn năm

(Ru em từng ngón xuân nồng)

Đối với Trịnh Công Sơn cần thêm một thứ trợ giúp đó là bóng dáng của tình yêu, tình yêu hoá giải mọi nỗi đau, tình yêu mang mùa xuân đến cho đất trời. Xét về nhạc đó là một khúc ru đẹp, giai điệu đơn giản nhƣ khúc ru của mẹ “ru mãi ngàn năm”. Ở đây là ru em, nhạc sĩ ru em ngủ vì giấc ngủ hồn nhiên ấy nuôi cả một đời ngƣời còn đang ngụp lặn với biết bao ƣớc vọng cuồng si. Cái tôi càng hay triết lý sự đời trong những bài hát ở giai đoạn sau này. Nó vừa ngấm chất thiền, vừa quẩn quanh trong nhiều cái tiến thoái lƣỡng nan, vừa rất giản đơn sau nhiều cái ngộ ra ở tuổi già, lại vừa mang nét ngộ nghĩnh bất ngờ của trẻ thơ.

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

(Một cõi đi về)

Triết lý của Trịnh Công Sơn về đời ngƣời qua những sáng tác của ông dựa trên nhận thức rằng cuộc sống tuy có những niềm vui, nhƣng cũng đầy những u buồn. Ông miêu tả tuổi trẻ, nhất là những năm tháng của tuổi đôi mƣơi, là thời gian đặc biệt buồn bã của cuộc đời. Trong bài “Nhìn những mùa thu đi”:

Nhìn những mùa thu đi

Tay trơn buồn ôm nuối tiếc

Nghe gió lạnh về đêm

Hai mươi sầu dâng mắt biếc

Thương cho người rồi lạnh lùng riêng

Trong một số bài hát của Trịnh Công Sơn, tình yêu chính là nơi nƣơng náu quyến rũ của con ngƣời ở cõi thế u buồn này. Nhƣng vì tình yêu, cũng nhƣ vạn vật, chỉ là tạm bợ nên tình yêu không phải là nơi nƣơng náu vững vàng cho mỗi ngƣời. Đời sống đầy u buồn vì nó tạm bợ. Tất cả - chim trời, hoa lá, niềm vui, những cuộc tình, và chính đời sống mỗi con ngƣời – chỉ là những điều tạm bợ, phù du nhƣ sƣơng mù. Thời gian lại là “hai mươi sầu”

cho thấy cuộc sống bấy lâu chỉ là những nỗi buồn những bế tắc trong đời ngƣời mà ông cảm nhận đƣợc.

Trong bài hát “Một cõi đi về”, Trịnh Công Sơn viết “Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”, và vì vậy ngƣời nhạc sĩ cứ mãi loanh quanh:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

“Trăm năm” một đời ngƣời nhƣ đang loay hoay với thực tại, bao nhiêu năm rồi mà ông vẫn còn mãi ra đi, ra đi để gào thét với cỏ cây. Ông đã đi qua bốn mùa. Nhƣng ông vẫn chƣa tìm ra đƣợc cuộc hội ngộ. Sáu mƣơi năm cuộc đời tuy cũng ngắn ngủi, nhƣng sáu mƣơi năm cuộc đời cũng vừa đủ cho nhạc sĩ tài hoa này để lại cho đất nƣớc nhiều ca khúc mang tính triết lý phận ngƣời để hát ru chuyến đò đời mình. Vì thế ngƣời ta nghe nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ bằng cung điệu trầm bổng hoặc lời ca, nhƣng còn bằng cảm xúc nhức buốt và bằng cả suy tƣ triết lý nữa. Bởi vì mỗi khi nghe nhạc Trịnh thì ngƣời nghe nhƣ tìm lại đƣợc chính họ trong ca khúc ấy, tìm thấy đƣợc nỗi cô đơn vô cùng của phận mình. Ông còn nhớ lại và thƣơng cho một thế hệ thanh niên đã dở sống dở chết trong hoang tƣởng.

Hai mươi năm hận thù đã qua

Hôm nay thấy mặt người đổi mới Ta yêu Trời, ta yêu ta, ta yêu em Ta yêu nắng hòa bình vừa đến...

Hai mươi năm chờ đợi từng phút giây

Hôm nay tiếng Hòa Bình đã thấy

Trên môi người trên môi ta, trên môi em Trên môi những người Việt nghèo khốn

Hai mươi năm chờ đợi đã lâu...”

(Đồng Dao Hòa Bình)

Khoảng thời gian “Hai mươi năm” là tính từ 1948 hay trƣớc đó nữa, nghĩa là không kể Điện Biên Phủ, không kể đến hiệp định Genevo dù sao cũng tạo đƣợc cảm giác hoà bình trong đôi ba năm. Nhƣng nền hoà bình tạm bợ ấy đã phải mua bằng cái giá chia đôi Nam Bắc, mầm mống cho một cuộc chiến tranh khác, lâu dài hơn, thảm khốc hơn, gây nhiều thù hận hơn. Khi tác giả viết hai mƣơi năm nội chiến từng ngày, thì hằng triệu ngƣời đã hát, từ

năm này qua năm khác, dù có lúc bị cấm. Đáp ứng lại với tâm lý quần chúng không bị chính trị hóa, không bị giáo dục chính trị, những ngƣời dân đau lòng vì cảnh nồi da xáo thịt. Có lúc ông đã viết:

Hai mươi năm là xác người Việt nằm

Làm sao ta giết hết những đứa con Việt Nam? Xưa ta không thù hận

Vì đâu tay ta vấy máu?”

(Tuổi Trẻ Việt Nam)

Không dễ dàng gì trả lời câu hỏi vì đâu, nếu không đơn giản lặp lại luận điệu bên này hay bên kia. Không có cuộc chiến tranh nào mà lý do đơn giản, chỉ có những đầu óc đơn giản. Thời Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, Nam Hà Bắc Hà, cuộc chiến chƣa chắc đã bắt nguồn từ những lý do đơn giản. Trịnh Công Sơn trở thành thiên tài bởi trƣớc hết và trên hết là ngƣời biết đau khổ cho chính mình, bởi chính mình, và bởi ông biết từ nỗi đau riêng mình mà biến nó thành nỗi đau của cộng đồng, nghĩa là biết biến cái cá nhân của mình thành cái nhân loại phổ quát. Ông đã bằng nỗi tủi hận lang thang cá thể để cảm nhận nỗi bất an của dân tộc, để nhân rộng nó ra thành cái chung của con ngƣời, không phải ngẫu nhiên mà những ca khúc phản chiến của ông lại đƣợc đón chào một cách nồng nhiệt nhƣ thế ở miền Nam hồi chiến tranh chống Mĩ, và chính những ca khúc ấy đã làm cho thế giới biết rằng có một nhạc sĩ ở Việt Nam có tên là Trịnh Công Sơn! Bởi, ông đã biết cùng dân tộc đau nỗi đau:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ một bọn lai căng Gia tài của mẹ một lũ bội tình”

“Một ngàn năm” là khoảng thời gian mà nhân dân ta đang chịu sự áp bức nô dịch của giặc Tàu – 1000 năm Bắc thuộc, “một trăm năm” chịu sự đô hộ của giặc Tây (đế quốc Pháp – Mĩ), “hai mươi năm” nội chiến của nhân dân ta. Ta thấy rõ rằng sau sự thống trị của Tàu và của thực dân Pháp, không phải là “sự xâm lược của Mỹ”, mà là từ nội chiến nhƣ tác giả đã sử dụng. Với Trịnh Công Sơn, trách nhiệm chính của sự tàn phá này là của chính những ngƣời Việt Nam, chứ không phải của ngƣời Mỹ. Điều này cho chúng ta thấy quan điểm của một ngƣời Việt Nam về cuộc chiến này, quan điểm khác biệt với những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi công luận quốc tế không tham dự vào cuộc chiến tranh tại chỗ. “Gia tài của mẹ” là một bài hát rất buồn, không phải một nổi buồn riêng tƣ mà là nổi buồn về tƣơng lai đất nƣớc Trịnh Công Sơn. Trung Quốc, Pháp và bọn lai căng là tất cả những yếu tố tiêu cực ở đây. Sự im lặng hoàn toàn của tác giả về ngƣời Mỹ cũng đã ám chỉ đến chủ nghĩa chủng tộc của ông. Và ông cũng biết cùng dân tộc khát khao một lối hòa bình, òa vỡ niềm vui khi đất nƣớc về một mối về tƣơng lai cho những ngƣời da vàng.

“Người nô lệ da vàng bước đi Đi về đầu non, đi về biển xanh Đi khâu vá non sông Việt Nam

Đã qua hai mươi năm liền thịt xương Phơi trên đồi núi

Đi cho thấy quê hương”

(Đi tìm quê hƣơng).

Cho đến bây giờ ngƣời ta khó tìm thấy trong nhạc Trịnh có đƣợc hình ảnh những cánh diều tuổi thơ hồn nhiên rong chơi trên những cánh đồng bình yên, hoặc khó tìm thấy trong nhạc Trịnh một chùm khế ngọt sau buổi trƣa hè. Nhƣng ngƣời ta dễ tìm thấy một quê hƣơng với một gia tài khốn khổ của Mẹ, một quê hƣơng có ngƣời con gái mất trí, ngƣời điên trong thành phố, ngƣời

con trai đổ máu nơi trận địa hay ngƣời phu quét đƣờng dừng chỗi lắng nghe… Chắc hẳn mẹ Việt Nam phải đau xót lắm khi nhìn thấy một quê hƣơng nhƣ thế. Trong thời khói lửa của trận địa, ngƣời ta nghe nổi lên ca khúc da vàng nhƣ lời đòi quyền đƣợc sống nhƣ một con ngƣời và đời không còn cảnh chết choc đau thƣơng.

Trịnh Công Sơn luôn hƣớng trọn tình yêu thƣơng đến thân phận con ngƣời đến kiếp ngƣời. Những ca khúc về thân phận đƣợc viết hết sức buồn bã, trong khung khổ của một cái nhìn đầy những chấn thƣơng từ lịch sử. Lấp lánh phía sau, phía trong các ca khúc của nhạc sĩ vẫn khắc khoải tia hồ quang của niềm tin vào con ngƣời, vào niềm tin ở “một mai vươn hình hài lớn dậy“, vào những lời nhắc nhở “đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng”.

Mười năm xưa đứng bên bờ dậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðường xanh hoa muối bay rì rào. Có người lòng như khăn mới thêu.

Mười năm sau áo bay đường chiều”

(Có một dòng sông đã qua đời) Thời gian “mười năm xưa”“mười năm nay” là một sự đối lập để chứng minh quy luật. Bao nhiêu năm đã qua đi có rất nhiều điều đã thay đổi. Có một điều duy nhất mà tác giả cảm thấy chua xót không chỉ là thời gian thay đổi mà đó chính là lòng ngƣời cũng đã thay đổi. Dƣờng nhƣ ông muốn níu giữ thời gian, níu giữ quá khứ. Níu giữ lại quá khứ đẹp “lòng như khăn mới thêu” một tình yêu đẹp trinh nguyên không có muộn phiền. Thái độ này của tác giả giúp chúng ta thấy không có thái độ tiêu cực với cuộc đời mà nó nhƣ là một niềm hy vọng vào cuộc đời vào tƣơng lai. Dù tuổi cao nhƣng có ai cấm việc ngƣời ta còn mơ mộng. Lúc này thƣờng không mong gặp những điều mới lạ, những phiêu lƣu trong cuộc đời mà chỉ còn mong gặp cố nhân. Vì thế, ngƣời ta vẫn mong chờ để nói lên một điều gì đó, để bày tỏ một nỗi

niềm với ai đó mà trong quá khứ đã lỡ hẹn hoặc lỡ cơ hội nên luôn hối tiếc.... Ông cũng đã từng mộng tƣởng và bơ vơ tự hỏi:

“Tôi là ai, là ai, ba trăm năm trước tôi là ai?

Là ai, là ai, vu vơ đất bồi, em ngồi ngọn sóng mang thai. Tôi là ai, là ai, Ba trăm năm trước, tôi là ai?”

(Tôi là ai)

Tác giả loanh quanh đi tìm câu trả lời “tôi là ai” và quá khứ trƣớc đây

“ba trăm năm” tôi là ai để “Trở lại hoá kiếp rong chơi giữa nơi này”.

THTM “đời người” trong ca từ của Trịnh Công Sơn giúp bạn đọc thấy đƣợc con ngƣời tác giả luôn có những triết lý nhân sinh về con ngƣời về kiếp ngƣời nhỏ bé lầm than cô đơn giữa đời. Ông luôn hƣớng con ngƣời tới những cõi niếp bàn dƣới ánh sáng của Triết lý nhà Phật “đời người là bể khổ” và con ngƣời không thể tránh khỏi đƣợc quy luật đó. Chính vì lẽ đó mà ông đã bị ám ảnh và luôn cảm thấy buồn tuyệt vọng.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn (Trang 54)