Kết quả quan trắ cô nhiễm do giao thông tại quận Hà Đông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đường phố tại quận hà đông, thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu (Trang 51)

Đểđánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí đường phố thì việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường không khí tại các trục giao thông chính là rất cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và đo đạc tại 5 điểm trên các tuyến đường chính của quận Hà Đông vào hai mùa: mùa mưa (7/2014) và mùa khô (3/2014). Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí đường phố quận Hà Đông được thể hiện thành các bảng 3.7 và 3.8:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Bng 3.7: Cht lượng không khí đường ph qun Hà Đông mùa mưa

TT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3 KK4 KK 5 QCVN 1 Nhiệt độ oC 30 30,8 30,9 30,2 30,6 - 2 Độẩm % 73 73,8 75,5 74,5 73,8 - 3 Bụi µg/m3 402 511 447 195 211 300 4 SO2 µg/m3 163,7 133,5 115,6 121,3 118,3 350 5 NO2 µg/m3 84,5 85,8 80,3 81,3 82,2 200 6 CO µg/m3 5.320 6.530 6.300 4.215 5.200 30.000 7 Tiếng ồn dBA 80 85 82 61 89 70*

(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Môi trường Công nghệ xanh, 2014)

Bng 3.8: Cht lượng không khí đường ph qun Hà Đông mùa khô

STT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3 KK4 KK 5 QCVN 05:2013 1 Nhiệt độ oC 26 25,8 25,9 26,1 26,4 - 2 Độẩm % 72 72,8 73,3 72,7 73,8 - 3 Bụi µg/m3 475 573 495 212 220 300 4 SO2 µg/m3 201 231 131,5 132,1 133 350 5 NO2 µg/m3 71,7 79,5 66,4 65,2 70 200 6 CO µg/m3 4.950 5.100 5.345 4.055 4.733 30.000 7 Tiếng ồn µg/m3 78 82 80 64 83 70*

(Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Môi trường Công nghệ xanh, 2014)

Ghi chú:QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

3.2.3.1. Thông số bụi tổng số (TSP):

Hình 3.3. Biu đồ nng độ TSP ca các đim quan trc Nhn xét:

Dựa vào biểu đồđo đạc nồng độ bụi tại một số vị trí trên các tuyến đường chính vào hai mùa mưa và mùa khô quận Hà Đông cho thấy: hiện nồng độ bụi tại một số khu vực đã có dấu hiệu vượt quy chuẩn cho phép. Đặc biệt vào mùa khô, hàm lượng bụi tại điểm quan trắc trên đường Lê Trọng Tấn khá cao (563 µg/m3 vượt quy chuẩn cho phép gần 2 lần (QCVN 05:2013 là 300 µg/m3), và vào mùa mưa là 1,7 lần. Có thể nói đây là điểm ô nhiễm bụi nhiều nhất tại quận.

Dựa vào biểu đồ ta cũng thấy hàm lượng bụi tại điểm quan trắc trên tuyến đường Ba La và tại điểm quan trắc trên đường Quang Trung – Hà Đông cũng cao hơn so với quy chuẩn cho phép. Cụ thể, tại Ba La hàm lượng bụi vào mùa khô vượt tiêu chuẩn 1,52 lần, mùa mưa là 1,3 lần. Trên đường Quang Trung, hàm lượng bụi vào mùa khô vượt chuẩn là 1,66 lần, mùa mưa vượt chuẩn là 1,49 lần.

Hàm lượng bụi tại các khu vực còn lại tuy đạt quy chuẩn cho phép nhưng nồng độ bụi khá cao.Biểu đồ còn cho thấy hàm lượng bụi có xu hướng giảm dần từ khu vực trung tâm đến các vùng ven, chủ yếu tập trung tại các nút giao thông chính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

3.2.3.2. Thông số khí SO2

Hình 3. 4. Biu đồ Nng độ SO2 ca các đim quan trc Nhn xét:

- Vào mùa khô:

Qua biểu đồ ta thấy nồng độ SO2 tại các khu vực khảo sát đều thấp hơn quy chuẩn quy định (350 µg/m3). Nồng độ SO2 trung bình là 149,92 µg/m3, nồng độ nhỏ nhất là 131,5 µg/m3 (điểm quan trắc tại Quang Trung – Hà Đông); Nồng độ lớn nhất là 201 µg/m3 (tại điểm Ba La – Hà Đông). Như vậy, không khí quận Hà Đông không có dấu hiệu ô nhiễm SO2.

- Vào mùa mưa:

Vào mùa mưa, thứ tựđộ cao thấp tại các điểm khảo sát có sự thay đổi so với mùa khô. Nồng độ SO2 tại điểm quan trắc trên đường Lê Trọng Tấn là cao hơn so với cá vị trí khác.Tiếp đến là điểm tại Ba La, rồi đến Quang Trung, Phùng Hưng và Vạn Phúc – Hà Đông. Nhìn chung, nồng độ SO2đều nằm dưới quy chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

3.2.3.3. Thông số NO2:

Hàng năm, do hoạt động của con người sản sinh ra khoảng 4,8 triệu tấn NOx

(chủ yếu là NO2), khí NO2 thường tồn tại trong khí quyển khoảng 4 – 5 ngày. Nồng độ NO2 tại các điểm đo được thể hiện như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Hình 3. 5. Biu đồ nng độ NO2 ti các đim quan trc

Nhận xét: So với quy chuẩn cho phép trung bình 1h (200 µg/m3), tất cả các điểm quan trắc vào mùa mưa và mùa khô đều có nồng độ NO2 dưới quy chuẩn cho phép. Nồng độ NO2 cao nhất là ởđiểm trên Lê Trọng Tấn – Hà Đông vào mùa khô là 79,5 µg/m3, mùa mưa là 85,8 µg/m3; nồng độ NO2 nhỏ nhất là ởđiểm Vạn Phúc. Nồng độ NO2 trung bình vào mùa khô là 70,56 µg/m3, vào mùa mưa là 82,82 µg/m3.

Nhìn chung, Nồng độ NO2 trên các tuyến đường là gần như nhau và đều nằm dưới quy chuẩn cho phép. Không khí quận Hà Đông không bị ô nhiễm bởi NO2.

3.2.3.4.Thông số khí CO:

Khí CO: là loại không màu, không mùi không vị. Nó được sinh ra từ sự đốt cháy các vật liệu có chứa cacbon và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Hình 3. 6. Biu đồ nng độ CO ca các đim quan trc Nhn xét:

Nhìn biểu đồ ta thấy: nồng độ khí CO tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép. Nồng độ CO cao nhất tại điểm trên đường Lê Trọng Tấn, thấp hơn đến điểm Quang Trung, Ba la, Phùng Hưng và thấp nhất là điểm trên đường Vạn Phúc – Hà Đông.

3.3.2.5. Thông số tiếng ồn:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Nhn xét:

Qua biểu đồ cho thấy tiếng ồn tại mỗi vị trí thay đổi theo mùa là không nhiều và mức ồn tại các vị trí quan trắc hầu hết đều vượt quy chuẩn cho phép QCVN 26:2010 – quy chuẩn về tiếng ồn, chỉ có điểm Vạn Phúc có giá trị đo mức ồn nằm trong quy chuẩn cho phép, các điểm còn lại đều có mức ồn vượt mức theo quy chuẩn.

Tiếng ồn tại các tuyến giao thông chính trên địa bàn quận Hà Đông giao động trong khoảng từ 61 – 89 dBA. Mức ồn này sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe con người đặc biệt là sức khỏe của những người tham gia giao thông và dân cư sống ở hai bên đường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đường phố tại quận hà đông, thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu (Trang 51)