Quận Hà Đông có điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển dịch vụ vận tải, tạo công ăn việc làm cho người dân và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Vận tải là lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế cũng nhưđáp ứng nhu cầu xã hội.Vì thế phát triển vận tải là cần thiết.
Tuy vậy, ngành vận tải càng phát triển thì khí thải giao thông cũng phát sinh nhiều hơn. Mức độ ô nhiễm không khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng như mức tăng trưởng các phương tiện. Nếu như sự trăng trưởng cơ sở hạ tầng không cùng lúc và không đáp ứng được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 sự tăng trưởng về khối lượng vận chuyển và phương tiện vận chuyển thì mức độ gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm vào môi trường không khí, đặc biệt là bụi, CO, NOx, SO2, ...tại các trục đường chính trong quận sẽ rất lớn.
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh để tính toán tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông phát sinh trên các trục đường chính. Kết quả tính toán được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.6:Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
Loại xe Số lượt xe Tải lượng chất ô nhiễm (g/km.h)
Bụi SO2 NO2 CO Xe máy 7.129 2566,4 6416,1 855,5 23525,7 Xe con, xe khách 588 123,5 1808,1 996,7 5697,7 Xe tải <3,5 tấn 195 117 339,3 204,8 292,5 Xe tải >3,5 tấn 31 83,7 192,975 66,9 134,9 Tổng 7.943 2.891 8.756 2.124 29.651
Từ kết quả tính toán cho thấy tổng tải lượng các chất ô nhiễm trên các tuyến đường chính của quận Hà Đông là rất lớn. Trung bình trong 1h các phương tiện tham gia giao thông thải vào không khí 2.891g bụi, 8.756 g SO2, 2.124g NO2 và 29.651 g CO.