Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đường phố tại quận hà đông, thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu (Trang 39)

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20° 58′ vĩ độ Bắc, 105° 47′ kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, diện tích tự nhiên: 47,9km2 và 17 đơn vị hành chính. Ranh giới tiếp giáp như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức;

Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ; Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu:

Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700 mm - 1800 mm.

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 - 23,30C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C.Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Nhiệt độ trung bình năm 2013 đạt 24,40C, nhiệt độ cao nhất vào ngày 24 tháng 5, nhiệt độ lên đến 38,90C, nhiệt độ thấp nhất vào ngày 29 tháng 1 và đạt 10,90C.

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hoá học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ.Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽảnh hưởng tới quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ của con người.

Bng 3.1: Nhit độ không khí trung bình ti qun Hà Đông

Đơn vị: oC Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình Năm 2010 18,1 20,9 21,9 23,5 28,7 30,9 30,7 28,6 28,7 25,7 22,1 19,4 24,9 2011 12,8 17,7 17,1 23,8 27,2 29,5 29,9 28,9 27,5 24,5 23,9 17,4 23,3 2012 14,6 16,1 20,2 26,2 28,9 30,3 29,6 29,3 27,9 26,8 23,4 18,7 24,3 2013 15,3 19,9 24,0 25,0 28,9 30,0 28,8 29,1 27,0 25,6 22,8 16,3 24,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

b. Độ ẩm

Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình tại Hà Đông từ 83 - 85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87 - 89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80 - 81%).

Độẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ con người. Độ ẩm không khí càng lớn càng tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không khí nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí gây ô nhiễm môi trường.

Bng 3.2: Độ m không khí trung bình ti qun Hà Đông

Đơn vị: % Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình Năm 2010 81 80 78 85 81 74 74 82 79 70 71 77 78 2011 71 83 80 80 76 80 77 80 80 78 76 67 77,3 2012 82 83 82 79 77 74 78 78 76 75 79 79 78,5 2013 82 86 80 81 78 74 82 81 82 73 73 68 78,0

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hà Đông, 2014) c. Chế độ mưa

Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí. Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển và cả các chất ô nhiễm trên mặt đất nơi nước mưa chảy qua. Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường không khí. Do đó, lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm.

Chế độ mưa tại Hà Đông: lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Theo số liệu thống kê từ Chi cục Thống kê quận Hà Đông năm 2013, Hà Đông có mưa trong 133 ngày chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trên địa bàn quận là 1.183,6 mm. Bng 3.3: Tng lượng mưa ti qun Hà Đông Đơn vị: mm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 lTượổng ng Năm 2010 80,9 8,1 5,8 55,6 149,7 175,4 280,4 274,4 171,8 24,9 0,6 11,6 1239,2 2011 9,3 17,5 105,8 42,0 149,0 395,5 254,4 313,2 247,6 177,6 31,8 51,5 1795,2 2012 20,3 16,5 16,9 31,8 387,7 268,9 388,3 478,1 54,7 77,5 34,8 25,7 1801,2 2013 13,8 17,7 46,1 23,3 242,5 216,7 305,9 541,4 374,3 61,2 69,6 22,2 1934,7

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hà Đông, 2014) d. Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển. Khi tốc độ gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa và nồng độ các chất ô nhiễm được pha loãng bởi không khí sạch càng cao. Bên cạnh đó, hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng thay đổi theo.

Tại khu vực quận Hà Đông cũng như các vùng khác ở miền Bắc, trong năm có 2 mùa gió chính và hướng gió thay đổi theo các mùa.

Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có gió hướng Đông Bắc, xen kẽ các đợt gió Đông Bắc có gió Đông Nam gây ra mưa nhỏ và sương mù;

Mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 8) có gió hướng chủ đạo là Nam và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình hàng năm tại Hà Nội là 2,5m/s, và tốc độ gió cực đại đạt được trong năm là 3.2m/s(Nguồn: Trung tâm Quan trắc khí tượng Hà Đông, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

e. Nắng và bức xạ

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 - 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2 - 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp - hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Đông có số giờ nắng trung bình năm 2013 là 1611 giờ. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 (12,4 giờ), tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 11 (205 giờ).

f) Thủy văn

Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong các thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 6 km.

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc -Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km.

Ngoài ra trên địa bàn quận còn có kênh La Khê.

Sông Đáy, sông Nhuệ và kênh La Khê ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận.

Nước mặt: Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt 5,600 m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0m; 5,6m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng.

Nước ngầm: Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt (-9 m) đến (-11,0 m); Mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ (-10 m) đến (-13 m). Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1 - 1,5 m.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn quận có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn quận.

g) Đất đai

Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy. Gồm các loại đất sau:

- Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích là 261 ha, chiếm khoảng 10,1% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các xã Biên Giang và Đồng Mai.

- Đất phù sa không được bồi (P): diện tích là 1.049 ha, chiếm 37,4 % diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các xã Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Mỗ và các xã Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm.

- Đất phù sa glây (Pg) diện tích chiếm 1.472 ha chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp của quận (tính theo năm 2007), phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa glây tập trung chủ yếu tại 3 xã Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và một phần phân bố tại các xã Dương Nội, Phú Lãm, các các phường Hà Cầu, Vạn Phúc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đường phố tại quận hà đông, thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu (Trang 39)