Mạng lưới giao thông, mật độ phương tiện giao thông tại Hà Đông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đường phố tại quận hà đông, thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu (Trang 46)

3.2.1.1. Mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Hà Đông

Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh kết nối Hà Đông với bên ngoài được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển và giao lưu kinh tế. Bước đầu đã được mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục chính: mở rộng nâng cấp quốc lộ 6 qua trung tâm quận (quy mô mặt cắt 47m), nâng cấp đường 21B và đường 70 đi qua địa bàn quận, xây dựng tuyến đường sắt trên cao (Ba La – Cát Linh).

Mạng lưới tuyến đường trục chính đều được gắn kết với hệ thống đường của Hà Nội, phải đi xuyên qua trung tâm quận Hà Đông, nên mạng lưới giao thông phải chịu tải rất lớn (cường độ, lưu lượng xe, ô nhiễm môi trường). Đây chính là vấn đề đang gây nhức nhối cho các nhà quy hoạch, vì môi trường trên các đoạn đường đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ảnh hưởng của bụi do các phương tiện giao thông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Theo báo cáo từ “Đề án nâng cấp thành phố Hà Đông từđô thị cấp 4 lên cấp 3 thì hiện trạng hệ thống giao thông của quận Hà Đông với tổng các tuyến giao thông nội thị là 64,4 km bao gồm:

- Đường nhựa bê tông: 47,875 km (Chiếm 74,34%) trong đó đường chính rải nhựa là 17,9 km.

- Đường nhựa bê tông xi măng: 2,65km (chiếm 4%) - Mật độđường rải nhựa: 5,18 km/km2

- Tỷ lệ diện tích giao thông trên diện tích xây dựng đô thị 22,36% - Tỷ lệ vận hành hành khách công cộng: 2,45%.

- Quận Hà Đông có 5 nút giao thông quan trọng là: Ngã Ba Ba La, ngãngã tư Lê Trọng Tấn, nút đầu cầu Trắng và nút ngã tư Vạn Phúc và Cầu Đen thuộc QL6, QL430, QL21B.

3.2.1.2. Mật độ phương tiện giao thông tại Hà Đông

Tiến hành kiểm đếm các loại xe trên đường bao gồm lưu lượng xe, chủng loại xe. Quá trình thu thập số liệu theo phương pháp ghi hình ảnh xe cộ lưu thông trên đường bằng camera. Copy sang máy tính, sau đó thực hiện đếm và phân loại xe bằng cách xem chậm lại đoạn film, xử lý số liệu bằng Excel theo phương pháp thống kê.

Kết quả khảo sát cho thấy, các loại xe chính lưu thông trên các tuyến đường gồm có mô tô, xe máy; xe con; xe khách; xe tải < 3,5 tấn và xe tải nặng > 3,5 tấn.

Thời gian theo dõi 60 phút, qua 3 thời điểm chính là 7 h, 12h, 15h, trong 2 tuần liên tiếp (3 ngày/tuần) tại 5 điểm quan trắc trên các tuyến phố Ba La, Lê Trọng Tấn, Quang Trung, Vạn Phúc và đường Phùng Hưng – Hà Đông được thể hiện dưới bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Bng 3.4: Kết qu kho sát lưu lượng xe ti các đim quan trc Giờ Xe máy (xe) Xe con, xe khách (xe) Xe tải <3,5 tấn (xe) Xe tải >3,5 tấn (xe) Tại số 196 Ba la – Hà Đông (mẫu KK1) 6-7 7.602 690 74 25 12-13 4.792 428 322 75 18-19 7.366 544 126 34 T.Bình 6.587 554 174 45 Tại số 106 Lê Trọng Tấn – Hà Đông (mẫu KK2) 6-7 8.355 690 84 31 12-13 6.706 528 372 65 18-19 7.750 634 186 46 T.Bình 7.604 617 214 47

Tại số 198 Quang Trung – Hà Đông (mẫu KK3)

6-7 8.902 790 52 11 12-13 7792 515 179 22 18-19 8.310 749 112 11 T.Bình 8.335 685 114 15 Tại số 50 Vạn Phúc – Hà Đông (mẫu KK4) 6-7 7605 595 34 7 12-13 5792 428 75 54 18-19 7313 541 37 38 T.Bình 6.903 521 49 33 Tại số 18 Phùng Hưng – Hà Đông (mẫu KK5) 6-7 6.606 487 68 9 12-13 4.792 328 212 34 18-19 6.379 437 253 21 T.Bình 5.926 417 178 21

Mật độ các phương tiện giao thông trung bình trên các tuyến đường quận Hà Đông – Hà Nội được thống kê dưới bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bng 3.5: Mt độ lưu thông xe ti các đim ly mu không khí

Mẫu không khí Xe máy Xe ô tô con và xe khách Xe tải dưới 3,5 tấn Xe tải trên 3,5 tấn KK1 6.587 554 174 27 KK2 7.604 617 214 47 KK3 8.335 685 114 15 KK4 6903 521 49 33 KK5 5.926 417 178 21 Trung bình 7.071 559 146 29 Tỷ lệ 90,6 7,2 1,9 0,4

Hình 3.2:Biu đồ mt độ lưu thông ca các loi phương tin chính Nhn xét:

Nhìn vào bảng kết quả tổng hợp và biểu đồ thể hiện mật độ lưu thông của các phương tiện giao thông tại các điểm trên các tuyến đường điểm Ba La, Lê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Trọng Tấn, Quang Trung, Vạn Phúc, Phùng Hưng ở mỗi thời điểm khác nhau, địa điểm khác nhau thì lượng xe lưu thông là khác nhau.

Có thể thấy các phương tiện lưu thông chủ yếu là xe máy, ô tô con, xe khách, xe tải trọng lượng dưới 3,5 tấn và trên 3,5 tấn. Trong đó, xe máy có số lượng lưu thông lớn nhất 7.129 xe/h chiếm 91%; ô tô con và xe khách 578 xe/h chiếm 7%; xe tải là 226 xe chiếm 2%. Tại các điểm trên đường Ba La, Lê Trọng Tấn, Quang Trung, Vạn Phúc, Phùng Hưng lượng xe máy, ô tô, xe khách, xe tải đi lại là tương đương nhau. Tuy nhiên tại đểm khảo sát trên đường Lê Trọng Tấn có sự khác biệt rõ rệt về lượng xe tải. Mật độ lưu thông của xe tải lớn hơn ở các khung đường còn lại do tuyến đường Lê Trọng Tấn giao cắt với các tuyến đường quan trọng (Quốc lộ 6, quốc lộ 70A và đường vành đai khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc) từ Hà Đông đi vào khu vực nội thành và từ khu vực nội thành đi tới các quận, huyện (Chương Mỹ, Xuân Mai, Quốc Oai, Thạch Thất…). Đồng thời, trên đường Lê Trọng Tấn hiện có nhiều công trình đang xây dựng, mật độ phương tiện xe tải vận chuyển nguyên liệu cho các dự án là cao hơn ở các vị trí khác trên các trục đường chính. Đây là những nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trên tuyến đường Lê Trọng Tấn.

Bên cạnh đó, ở mỗi khung giờ khác nhau thì lượng xe đi lại cũng khác nhau. Vào thời gian lúc 6 -7 h sáng và 18 -19 h chiều là thời gian có lượng xe đi lại đông nhất vì đây là 2 khung giờ cao điểm nhu cầu đi lại của người dân cao. Còn ở các khung giờ khác nhu cầu đi lại ít hơn nên lượng xe lưu thông cũng ít hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí đường phố tại quận hà đông, thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu (Trang 46)