- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.3.3. Phát huy dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội Nâng cao vai trò gương mẫu của cán bộ Đảng viên, đẩy mạnh đấu tranh chống tham
vai trò gương mẫu của cán bộ Đảng viên, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng ở Hải Phòng hiện nay
Xây dựng con người còn được thực hiện thông qua phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của con người bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong thục tế, việc xây dựng con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường dân chủ có vị trí rất quan trọng. Chỉ trong môi trường dân chủ thích hợp mới có thể phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo, sức mạnh của mình với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử. Do vậy, vấn đề dân chủ
và thực hiện dân chủ luôn được Đảng ta và thành phố đặc biệt quan tâm. Việc bảo đảm và thực hiện dân chủ bằng pháp luật là tiền đề, điều kiện và động lực để xây dựng con người hiện nay.
Để phát huy dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội, thành phố đề ra giải pháp: Xây dựng và thực hiện cơ chế dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội nhằm tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để xây dựng, hoàn thiện con người Hải Phòng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Để xây dựng tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong mọi hoạt động thì nhất thiết phải xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ, tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả mọi người có điều kiện cống hiến tài năng, năng lực của mình cho quê hương, đất nước. Thông qua quá trình dân chủ, trí tuệ con người được huy động và đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố và đất nước.
Đảng bộ và chính quyền các cấp thành phố luôn quan tâm đến công tác dân chủ hoá về chính trị. Luôn tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước, của thành phố. Phát huy quyền bầu cử, ứng cử, quyền kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước cũng như trong hội đồng nhân dân các cấp thành phố.
Đẩy mạnh dân chủ hoá về kinh tế, tạo ra những điều kiện, cơ hội để người dân phát triển các quyền kinh tế của mình. Người dân có quyền tìm hiểu việc làm, thu nhập, phúc lợi xã hội, quyền kiểm kê, giám sát các hoạt động kinh tế. Nhà nước và chính quyền Hải Phòng phải tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất, kinh doanh, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ. Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá. Đảm bảo công bằng và an sinh xã hội.
Dân chủ hoá trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần, không ngừng đảm bảo quyền con người về văn hoá, tinh thần. Tạo mọi điều kiện để người dân có quyền được thông tin, hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hoá, tinh thần. Phát huy các giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại. Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vân động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, chống văn hóa phản động, đồi trụy, chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Xây dựng con người Hải Phòng thời kỳ đổi mới phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, phát huy truyền thống “trung dũng, quyết thắng” năng động, sáng tạo, đoàn kết, vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách để vươn lên; có tác phong công nghiệp, văn minh, lịch thiệp; có trình độ văn hóa và tay nghề cao để tiếp thu nhanh các tién bộ khoa học, công nghệ, quản lý, thích nghi nhanh với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, báo chí, thể dục, thể thao luôn bám sát mục tiêu xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện dân chủ phải với đi đôi với tăng cường kỷ cương pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiện nay còn có nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về dân chủ, chỉ nhấn mạnh một chiều về quyền lợi, coi nhẹ nghĩa vụ, kỷ cương, pháp luật. Do đó, trong giai đoạn này, cần khắc phục mọi biểu hiện dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng dân chủ để chia rẽ khối đại đoàn kết, làm rạn nứt sự đồng thuận xã hội. Phải chú trọng tuyên truyền, giáo dục, học tập xây dựng cho mình trình độ văn hóa, sự hiểu biết pháp luật, các quy chế dân chủ... Lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ở Hải Phòng.
Nâng cao vai trò gương mẫu của cán bộ Đảng viên, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng ở Hải Phòng hiện nay:
Trong 27 năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã làm xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên đầu tàu, gương mẫu trong lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đấu tranh chống tiêu cực... Những con người ấy thực sự trở thành những tấm gương cho quần chúng, nhất là thế hệ trẻ noi theo.
Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay vẫn có người không giữ được bản lĩnh chính trị và phẩm chất cách mạng, bị các thế lực thù địch lôi kéo, mua chuộc hoặc bị cám dỗ bởi những lợi ích vật chất tầm thường, thiếu gương mẫu trong thực hiện nghĩa vụ công dân… Điều đó làm cho lòng tin của quần chúng nhân dân đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy giảm. Hình ảnh tiền phong, gương mẫu “khó khăn, gian khổ đi trước” trong những năm tháng hào hùng trước đây của cán bộ, đảng viên phần nào bị mai một.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Mực thước của người cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó không phải trên trời rơi xuống mà phải do chính người cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện thông qua quá trình phấn đấu không mệt mỏi mới có được. Cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu và sự gương mẫu đó phải được thể hiện cụ thể trong giải quyết các mối quan hệ xã hội: quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ đồng chí, đồng nghiệp; trong lao động sản xuất, công tác hay trong chiến đấu, dù khó khăn, gian khổ đến mấy cũng vượt qua.
Để phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên hiện nay đòi hỏi mỗi tổ chức đảng và từng đảng viên phải thực hiện tốt các yêu cầu:
Thứ nhất, tổ chức đảng phải thường xuyên quán triệt sâu sắc mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời nhanh chóng phổ biến các chủ trương, chính sách, những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước; cụ thể hoá nghị quyết của Đảng tới cán bộ, đảng viên và quần chúng ở cơ sở.
Thứ hai, chi bộ phải trực tiếp phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, thích hợp cho từng đảng viên theo cương vị, chức trách mỗi người đảm nhiệm; có
kế hoạch phân công, theo dõi, kiểm tra, giám sát lẫn nhau và duy trì nền nếp chế độ báo cáo kết quả cho cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị.
Thứ ba, thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình với tinh thần thẳng thắn, không “dĩ hòa vi quý” trong sinh hoạt, học tập, công tác cũng như cuộc sống đời thường. Người phê bình phải có thái độ chân thành, người được phê bình phải thực sự cầu thị trong tiếp thu phê bình để sửa chữa, tiến bộ.
Thứ tư, cán bộ, đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chế độ quy định của đơn vị; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực trong sinh hoạt, học tập và công tác.
Thứ năm, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; tích cực học tập nâng cao trình độ, góp phần thực hiện có hiệu quả mọi nhiệm vụ được giao, sống chan hoà, cởi mở và lành mạnh; thực hiện tốt việc học và làm theo gương Bác Hồ.
Công tác đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng ở Hải Phòng hiện nay: Hải Phòng là thành phố Cảng, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm trên hai hành lang, một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển ổn định và liên tục tăng trưởng; tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng được khai thác, phát huy toàn diện và hiệu quả hơn, đang từng bước trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ của vùng Duyên hải Bắc bộ; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí luôn được Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, cấp uỷ, chính quyền các cấp xác định là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Ngay sau khi Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) ban hành Nghị quyết: Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã xây dựng Nghị quyết số 10 - NQ/TW về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá (X) đề ra 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp cơ bản, 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, cấp bách về phòng chống tham nhũng, lãng phí thực hiện từ năm 2006-2008. Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt thành phố quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Thành uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo các ban cán sự đảng, đảng bộ trực thuộc Thành uỷ, ban, ngành, đoàn thể; các quận uỷ, huyện uỷ xây dựng Nghị quyết chuyên đề, các chương trình hành động cụ thể tổ chức quán triệt, triển khai ở cấp mình, ngành mình, đơn vị mình; xây dựng kế hoạch thực hiện, đưa nội dung kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào chương trình công tác hàng năm.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tích cực triển khai thực hiện khá đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng, đảng viên được coi trọng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện dân chủ, công khai, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng yếu kém cơ bản được khắc phục và giảm dần qua các năm, từ 1,35% xuống còn 0,32%; cơ quan chức năng đã kiến nghị huỷ bỏ 86 văn bản, ban hành mới 349 văn bản phục vụ phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Cấp, ngành,
cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác 2.894 lượt cán bộ, công chức, viên chức; 9.788 cán bộ, công chức thuộc diện đã kê khai tài sản, thu nhập cá nhân; xử lý 46 trường hợp là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu, trong đó có 40 trường hợp liên quan đến sai phạm và 06 trường hợp bị xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong đơn vị. Cấp uỷ và Uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 1.074 đảng viên bằng các hình thức theo quy định của Điều lệ Đảng. Thanh tra các cấp ngành đã tiến hành 988 cuộc thanh tra, giải quyết 814 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; phát hiện 138.986 triệu đồng sai phạm; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 54.529 triệu đồng, lập lại trật tự quản lý 2.526.275m2
đất; xử lý hành chính 139 cá nhân liên quan đến sai phạm tham nhũng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 42 vụ án với 103 bị can về các tội tham nhũng; Tòa án đã xét xử 27 vụ với 88 bị cáo thuộc tội về tham nhũng.
Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nâng lên thông qua việc tăng cường các hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức đoàn thể, giám sát xã hội đối với chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở...
Với những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của thành phố đã có chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động, trên cả hai mặt phòng và chống, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn một số hạn chế khuyết điểm đó là:
Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày một tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn diễn biến phức tạp đã và đang tác
động, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, trước hết cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21- KL/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X); Luật Phòng, chống tham nhũng và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị quyết 10- NQ/TU của Thành uỷ và Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21- KL/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X). Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Coi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng