Quán triệt quan điểm đồng bộ trong công tác giáo dục xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Hải Phòng hiện nay (Trang 84)

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.2.2. Quán triệt quan điểm đồng bộ trong công tác giáo dục xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay

Trong quá trình xây dựng con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải Phòng đòi hỏi một mặt thông qua sự tác động của điều kiện khách quan bằng cách cải tạo, làm biến đổi hoàn cảnh sống của họ, tức là thông qua sự giáo dục bằng chính cuộc sống. Mặt khác, thông qua sự tác động của nhân tố chủ quan, thông qua công tác giáo dục trực tiếp về mặt xây dựng ý thức, biện pháp giáo dục con người một cách thích hợp. Ở đây, quan điểm đồng bộ đòi hỏi phải tập trung và phối hợp tới mức tối đa các lực lượng và các phương tiện giáo dục, tư tưởng của các cấp, các lĩnh vực xã hội, sử dụng có hiệu quả các hình thức, phương pháp tác động tư tưởng khác nhau. Cả hai mặt này được kết hợp một cách hữu cơ để cho con người được hình thành, phát triển một cách vững chắc nhất. Quán triệt quan điểm đồng bộ trong công tác giáo dục xây dựng con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải Phòng, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, bảo đảm thống nhất và tác động tổng hợp các nhân tố kinh tế, xã hội, tinh thần và các nhân tố khác tác động đến sự hình thành ý thức con người, tác động đến nguyên tắc, quy tắc hành động và hành vi con người.

Thực tiễn 27 năm đổi mới cho thấy nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc thu hút đầu tư và tăng trưởng. Xây dựng cơ sở của nền kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho sự phát triển thành phố tương lai. Yêu cầu đặt ra với Hải Phòng là phải phát triển thành một trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao, tiếp cận trình độ quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho vùng duyên hải Bắc bộ. Cụ thể:

Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, giáo dục phải đi trước một bước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Hướng tới mục tiêu tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Phát triển giáo dục, đào tạo đảm bảo cân đối và hợp lý giữa các bậc học, cấp học, ngành học và các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học -

công nghệ của Hải Phòng và của cả nước, đồng thời thúc đẩy công cuộc CNH, HĐH và tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động mọi lực lượng xã hội vào phát triển giáo dục đào tạo (các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng gia đình và cá nhân) dưới nhiều hình thức. Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục, đào tạo.

Xây dựng một xã hội học tập. Giữ vững mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục. Thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo.

* Phương hướng phát triển đồng bộ trong giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được thành phố Hải Phòng xác định rõ:

- Về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học

Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học về biển lớn nhất của vùng Bắc Bộ. Trong đó trường Đại học Hàng Hải phải là trường không chỉ đạt tầm quốc gia mà vươn ra tầm khu vực và quốc tế trong đào tạo các ngành hàng hải vào các năm sau 2010. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào Hải Phòng một trường đại học chuyên ngành về biển và du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, chuyên đào tạo sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước có nhu cầu và khả năng thanh toán cao. Đảm bảo sau năm 2015, Hải Phòng có trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cấp cả về quy mô và chất lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng hiện có, đủ sức đào tạo khoảng 10% nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng Bắc Bộ. Nâng cấp và phát triển hệ thống các viện nghiên cứu kết hợp với giảng dạy, trong đó, sau năm 2015 Viện Tài nguyên - Môi trường biển ở Hải Phòng phải là Viện đầu đàn, tầm cỡ khu vực và thế giới.

- Về đào tạo nghề

Xây dựng chiến lược đào tạo, sử dụng nguồn lao động. Quy hoạch, phát triển mạng lưới trường dạy nghề có chất lượng cao, nghề đặc thù, đảm bảo yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cao, có tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Các phương hướng cụ thể

bao gồm: Xây dựng và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề, đảm bảo chiếm lĩnh được khoảng 20% nhu cầu đào tạo nghề của vùng Bắc Bộ. Riêng cho Hải Phòng, bình quân hàng năm cần đào tạo khoảng 25.000 lao động có kỹ thuật để tăng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 39% hiện nay lên 65- 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020 (tỷ lệ này cả nước tương ứng là 25 - 30%, 50% và 70%). Ngoài ra Hải Phòng phải tham gia đào tạo lao động kỹ thuật cho vùng với quy mô khoảng 50.000 lao động vào năm 2015 và 150.000 lao động vào năm 2020. Nhà nước tham gia đầu tư cơ sơ vật chất cho đào tạo trong giai đoạn đầu, các tổ chức sử dụng lao động và học sinh tự trang trải chi phí cần thiết khác cho đào tạo.

Ưu tiên phát triển dạy nghề với ba cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; có chính sách ưu đãi, khuyến khích mạnh về đất đai, hỗ trợ hạ tầng, vay vốn... nhằm huy động các thành phần kinh tế đầu tư cho dạy nghề; ưu tiên đầu tư cho phát triển một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trong đó có trường đạt chuẩn Đông Nam Á, cung cấp lao động trình độ cao và chuyên gia kỹ thuật cho các ngành chủ lực, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn trong nước và đi làm việc ở nước ngoài; phát triển mạnh dạy nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, nhất là các vùng chuyên canh cây trồng, chăn nuôi, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để có nhiều cơ hội tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, chú ý thu hút nông dân vào các khu công nghiệp. Đào tạo ngư dân và phát triển công nghệ phục vụ khai thác xa bờ.

- Về giáo dục phổ thông (từ mầm non đến trung học phổ thông)

Giáo dục phổ thông (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở...) đạt mức tiên tiến hơn nhiều so với cả nước cùng thời điểm (phấn đấu vượt trước cả nước 5 - 7 năm), vươn lên tiệm cận với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nâng tỷ lệ huy động số cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ lên 50% năm 2015, và 70% vào năm 2020. Số cháu đến lớp mẫu giáo lên 90% năm 2015, và 100%

năm 2020; Đảm bảo 100% số cháu 6 tuổi vào lớp 1. Đến năm 2015 có 50%, năm 2020 có 100% số trường tiểu học là trường bán trú; năm 2015 phổ cập bậc trung học và nghề...

Thứ hai, khi coi con người là đối tượng của giáo dục, cần chú ý xây dựng toàn bộ tổ hợp các phẩm chất nhiều hình, nhiều vẻ của cá nhân con người, cụ thể là thỏa mãn các nhu cầu cơ bản sau:

- Gắn liền giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức và giáo dục lao động, giáo dục pháp luật.

- Giáo dục về mặt nhận thức cũng như về mặt tình cảm, bồi dưỡng có hệ thống và hình thành niềm tin.

- Bảo đảm thống nhất giữa nói và làm, lý luận và thực tiễn, học và hành trong công tác giáo dục.

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Hải Phòng hiện nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)