- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1.2. Tình hình xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐ Hở Hải Phòng hiện nay và những nguyên nhân của nó
Hải Phòng hiện nay và những nguyên nhân của nó
2.1.2.1. Sự chủ động của các chủ thể trong quá trình xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải phòng hiện nay.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của con người, do con người và vì con người. Con người làm ra lịch sử của chính bản thân mình và là động lực của lịch sử đó. Khi khẳng định chân lý vĩnh hằng đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã đồng thời chỉ rõ, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lịch sử sản xuất, bao gồm con người và những công cụ sản xuất do con người sáng tạo ra. Một xã hội chỉ phát triển khi nó tạo ra cho mình một đội ngũ những người lao động giỏi, có đủ năng lực và phẩm chất để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên cho mục tiêu phát triển của mình.
Xuất phát từ tư tưởng nền tảng đó của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin, và kế thừa tư tưởng “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN” của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã coi việc xây dựng con người như là một chiến lược có ý nghĩa hàng đầu. Mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đều hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển con người
toàn diện con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Đảng ta còn khẳng định: chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
Thực tiễn nước ta cho đến nay vẫn còn ở tình trạng của một nước nghèo, lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thấp kém, đời sống kinh tế - xã hội chưa cao, vì vậy chúng ta không thể một sớm một chiều có được đội ngũ những người lao động có chất lượng cao. Bởi thế, để thực hiện mục tiêu chiến lược là giải phóng và phát huy tối đa mọi tiềm năng của con người, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ và sức mạnh sáng tạo của họ, chúng ta phải tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời xây dựng một hệ thống đồng bộ các chính sách xã hội và tạo ra những điều kiện thuận lợi để mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng lao động, óc sáng tạo, làm chủ sức lao động của mình và đều có quyền được hưởng đúng và đầy đủ giá trị sức lao động của mình sau khi đã có những đóng góp nhất định cho xã hội.
Chúng ta cần “kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương..., thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã hội” [20, tr. 101].
Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng con người, tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, khi thông qua đường lối tiến hành CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã coi xây dựng, phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, khi đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta đã khẳng định: lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Quan điểm này tiếp
tục được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định đã đặt ra vấn đề xây dựng con người ở nước ta nhiều nhiệm vụ to lớn và mới mẻ, liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Tiếp thu tinh thần trên, Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ thành phố Hải Phòng cũng xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại. Để thực hiện được những mục tiêu đó, đòi hỏi phải xây dựng được nguồn lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH. Các cấp chính quyền Hải Phòng luôn coi trọng hệ thống giáo dục, cho rằng: Hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình đào tạo đó bao gồm nhiều bậc học: từ tiểu học, THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... để đào tạo ra sản phẩm là các đối tượng nhiều trình độ như: công nhân kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân, bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ. Mặc dù mỗi cấp học, bậc học, mỗi loại hình đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có một vai trò khác nhau, song có thể thấy giáo dục bậc THPT hết sức quan trọng, vì ở cấp học này bắt bầu có sự định hướng nghề nghiệp rõ rệt, là đầu vào của giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục nghề.
Nghị quyết Đại hội 14 Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định nhiệm vụ: Tập trung nguồn lực đầu tư và các giải pháp đồng bộ, khả thi để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu, một trong những khâu đột phá đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Đổi mới toàn diện, tạo bước phát triển mới về chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Quan tâm công tác quy hoạch, phát triển lĩnh vực đào tạo, có cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng bộ Hải Phòng, chính quyền và nhân dân thành phố với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tới đội ngũ nhà giáo nói chung. Trong thời gian qua, giáo dục đào tạo Hải
Phòng đã có những sự đổi mới mạnh mẽ, xây dựng nên những con người Hải Phòng có đủ điều kiện, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng như thể lực, sức khoẻ tốt cho sự nghiệp CNH, HĐH.
2.1.2.2. Thực trạng công tác giáo dục với việc xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm tác động đến sự phát triển tinh thần và thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra. Giáo dục là một quá trình có tính hai mặt, một mặt đó là sự tác động từ chủ thể giáo dục vào đối tượng giáo dục; mặt khác, thông qua sự tác động giáo dục đó mà con người tự giáo dục ngay chính bản thân mình. Trong quá trình tồn tại và phát triển của con người, có nhiều giá trị trong đó có các giá trị được hình thành chủ yếu thông qua con đường giáo dục. Không có giáo dục thì không thể bảo tồn và phát triển được những giá trị chung của loài người, như các giá trị kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức... và do đó không thể sáng tạo ra được những giá trị mới.
Ở nước ta, ngay từ buổi đầu của công cuộc dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã sớm ý thức được vai trò lớn lao của giáo dục đào tạo, đã xây dựng nên truyền thống hiếu học, trọng hiền tài, bởi hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Kế thừa, phát huy truyền thống giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc, ngay từ khi đất nước ta giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân đấu tranh chống giặc dốt, bởi Người coi giặc dốt cùng với giặc đói và giặc ngoại xâm là ba kẻ thù nguy hiểm của dân tộc ta. Người còn cho rằng, trong thời kỳ hoà bình thì giặc dốt còn nguy hiểm hơn cả, bởi giặc dốt sinh ra biết bao sai lầm, tai hoạ cho xã hội; chống được giặc dốt thì giặc đói, giặc ngoại xâm sẽ bị đẩy lùi. Chính từ nhận thức đó, Người đã coi việc nâng cao dân trí là một trong những công việc mà chúng ta nhất thiết phải thực hiện.
Thấm nhuần tư tưởng “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm tới việc phát triển giáo dục và đào tạo. Hiện nay, trong thời kỳ CNH, HĐH, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nói cách khác, Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là con đường cơ bản để phát triển nguồn lực con người, tạo nên năng lực nội sinh để đẩy mạnh CNH, HĐH.
Xuất phát từ truyền thống con người Việt Nam vốn thông minh và hiếu học, nhưng nhìn chung mặt bằng dân trí ở nước ta còn thấp. Chúng ta không thể tiến hành CNH, HĐH với những con người có trình độ học vấn thấp. Trong thời đại ngày nay, tri thức là sức mạnh, tri thức là sự giầu có. Chính vì nhận thức được điều này nên Đảng ta đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Tuy nhiên, sau nhiều năm, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta cũng như thành phố Hải Phòng được Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khoá VIII chỉ rõ: chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn lao và ngày càng cao về nhân lực cho công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Hội nghị đã chỉ ra 5 yếu kém (về quy mô và cơ cấu, về chất lượng và hiệu quả, về kỷ cương trong giáo dục, về thực hiện công bằng xã hội, về đội ngũ giáo viên) của ngành giáo dục và đào tạo hiện nay. Do vậy, để khắc phục những yếu kém này, để giáo dục, đào tạo phát triển một cách lành mạnh, thật sự trở thành “quốc sách hàng đầu”, thành phương tiện đắc lực để phát triển trí tuệ và nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, tạo ra nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH hiện nay, chúng ta nhất thiết phải tiếp tục đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả lớn hơn và bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thành phố Hải Phòng không ngừng phát triển giáo dục và đào tạo, chú trọng xây dựng, phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH thành phố. Quy mô giáo dục đào tạo ở Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển, số lượng học sinh các bậc học hàng năm đều tăng. Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình học tập, đào tạo với đầy đủ các mô hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục ở hầu hết các ngành học, bậc học, đáp ứng yêu cầu học tập của thanh thiếu niên và người lao động.
Tại Hải Phòng hiện có 4 trường đại học: Đại học Hàng Hải, Đại học Y, Đại học Hải Phòng, Đại học Dân lập Hải Phòng, có 4 viện nghiên cứu, 6 trường cao đẳng, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề; 237 trường THPT và THCS đóng góp đáng kể và đào tạo, xây dựng con người Hải Phòng có trình độ chuyên môn cao. Thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học và xoá mù chữ vào năm 1990, phổ cập THCS vào năm 2001 và hiện đang chuẩn bị các điều kiện cho phổ cập bậc trung học và nghề. Thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Chất lượng giáo dục toàn diện được coi trọng, đạo đức học sinh có chuyển biến rõ nét, đặc biệt là chất lượng học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động xã hội được tăng cường và đạt hiệu quả cao. Ngành nghề đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp được đa dạng hoá. Mạng lưới cơ sở dạy nghề (với trên 50 cơ sở) được tăng lên, mở rộng theo hướng xã hội hoá, cơ sở vật chất từng bước được tăng cường. Bình quân mỗi năm có trên 1,75 vạn lao động được đào tạo. Tính đến cuối năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ trong tổng số lao động (trong độ tuổi lao động) là 39%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (24,8%).
Thành phố rất quan tâm bồi dưỡng nhân tài, liên tục trong khoảng 10 năm gần đây, thành phố đều có học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế; số lượng giải tăng gấp 6 lần so với 10 năm trước đây. Tỷ
lệ đỗ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 40%, điểm thi bình quân đầu vào cao. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường. Phong trào xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp đang phát triển, đã có nhiều trường đạt tiêu chuẩn trường đẹp. Cho đến nay, có 157 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Trang thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh đúng hướng, đạt hiệu quả rõ nét; các trung tâm học tập cộng đồng được triển khai xây dựng, xã hội học tập được hình thành bước đầu.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chương trình và chuyên môn được triển khai mạnh mẽ ở các bậc học, cấp học. Trình độ đội ngũ giáo viên được nâng cao, hầu hết giáo viên đều đạt chuẩn quốc gia về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện số giáo viên các cấp được đào tạo trên chuẩn là 20,36% so với tổng số giáo viên (trong đó giáo viên tiểu học trên chuẩn là 70,32%). Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đang chuyển biến theo hướng đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH. Công tác quản lý ngành đang từng bước được đổi mới theo tinh thần cải cách hành chính. Công tác xã hội giáo dục được đẩy mạnh và trở thành phong trào đông đảo của quần chúng. Hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các tổ chức xã hội đã quan tâm và tạo được nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo.
Nhìn nhận thực trạng công tác giáo dục, xây dựng con người trong giai đoạn CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay, bên cạnh những ưu thế như trên thì vẫn còn một số tồn tại như: Chất lượng giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH thành phố. Tình trạng đào tạo “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn tồn tại ở một số trường dạy nghề. Học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tình trạng “chạy điểm”, “chạy thành tích” vẫn còn. Việc quản lý giáo dục có nhiều bất cập, hạn chế. Kết quả đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn nhiều
tồn tại, nhất là phổ biến tình trạng dạy theo lối “đọc - chép”. Tình trạng thiếu, thừa giáo viên ở các cấp học đã kéo dài nhiều năm, phương pháp và chất lượng đào tạo giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của giáo dục. Cơ sở vật chất và kỹ thuật nhà trường ở nhiều địa phương vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu. Nhiều trường học chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, còn thiếu nhà vệ