Môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty thủy điện Italy đến năm 2020 (Trang 38)

- Bước 6: Tính cộng các số điểm hấp dẫn Cộng tổng số điểm hấp dẫn cho từng chiến lược Số điểm tổng cộng của từng chiến lược biểu thị chiến lược nào là hấp dẫn nhất

3 Khấu hao tài sản cố định 1.21.462 1.070.98 65.754 65

2.2.2.1 Môi trường vĩ mô:

Môi trường chính trị, luật pháp

Việt Nam có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện, rõ ràng

Hệ thống hành chính của Việt Nam đã và đang tiếp tục được cải cách cơ bản phù hợp với các yêu cầu của cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Chính sách nhà nước ủng hộ phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân đã được coi trọng, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Việc cổ phần hóa các công ty nhà nước cũng đã tiến hành mạnh mẽ.

Ngày 26/01/2006 Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam

Môi trường kinh tế

Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng tưởng ở mức cao và liên trục trong nhiều năm liền. Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới, từ năm năm 2010 đến nay mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn liên tục tăng trưởng GDP dương ( mức tăng

trưởng GDP từ 5%- 6,5%). Kinh tế thế giới hiện nay cũng đang phục hồi chung. Các chính sách ổn định và kích thích kinh tế của Chính phủ hiện nay vẫn tiếp tục được triển khai vào những năm tới. Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao và suy giảm kinh tế trong những năm 2008-2009 và suy giảm kinh tế và lạm phát cao trong những năm 2011-2012. Do đó, các năm sau là thời điểm Việt Nam sẽ vận hành trơn tru hơn guồng máy phát triển kinh tế.

Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

+ Tỉ lệ lạm phát:

Mặc dù kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng cũng xuất hiện mối lo ngại của các doanh nghiệp và người dân về tình trạng lạm phát cao, đồng tiền Việt Nam sụt giá và không ổn định. CPI liên tục tăng, năm 2004 là 7,71%, năm 2005 là 8,29%, năm 2006 là 7,48%, năm 2007 là 8,20%, năm 2008 là 22,97% và năm 2009 là 6,88% , năm 2010 là 11,75%, năm 2011là 18,13%, năm 2012 là 9,21%. Năm 2013, tỉ lệ lạm phát đã được kiềm chế ở mức thấp khoảng 6%-8% ,tuy nhiên, trong năm 2013, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với những nhiều khó khăn như tăng trưởng kinh tế thấp, sản xuất bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chậm. Mặt khác, theo tinh thần chỉ đạo của chính phủ năm 2013, nhiều mặt hàng như điện, than, nước sạch... sẽ tiếp tục thực hiện theo cơ chế thị trường. Điều này cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tiêu dùng tăng lên, làm gia tăng lạm phát.

+ Tỉ giá hối đoái:

Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái giữa VND với USD đã biến động theo chiều hướng không ổn định, giá trị VND sụt giảm. Trong khi đồng USD mất giá so với các đồng tiền khác như đồng Euro, Yên…, còn VND lại giảm giá so với USD, nên tỷ giá VND với các ngoại tệ khác càng bất lợi hơn đối với nước ta. Điều đó có tác động đến thương mại quốc tế trong điều kiện tỷ lệ nhập siêu của nước ta khá cao, các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải trả, bởi vì phải làm ra một lượng hàng hóa nhiều hơn bằng VND mới có thể trả được 1 đơn vị ngoại tệ; những doanh nghiệp vay thương mại với lãi suất cao, thời hạn ngắn để đầu tư dài hạn càng gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay cũng có những thuận lợi cho ngành điện nói chung và công ty thuỷ điện Ialy nói riêng. Đó là sự phục hồi của nền kinh tế đất nước, lạm phát được kiềm chế, các chính sách hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ chính phủ, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào ngành điện... Nhưng Công ty cũng có nguy cơ gặp nhiều khó khăn, đó là tỉ lệ lạm phát có nguy cơ bùng phát trở lại trong những năm tiếp theo, Sự bùng phát của lạm phát sẽ có nhiều ảnh hưởng đến Công ty thuỷ điện Ialy, đó là giá cả vật tư thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sửa chữa, nâng cấp thiết bị có khả năng tăng cao trong khi giá điện vẫn còn rất thấp. Giá điện vẫn do nhà nước điều hành, chưa thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường. Như vậy lợi nhuận của công ty sẽ bị giảm sút. Tỉ giá hối đoái không ổn định, VND có xu hướng ngày càng mất giá so với ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.

Môi trường xã hội:

Tính đến năm tháng 11/ 2013, dân số cả nước đạt 90 triệu người,Việt Nam hiện có hơn 62 triệu người (69% dân số) trong độ tuổi lao động, là nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho sự chấn hưng và phát triển của dân tộc Việt Nam.

Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô dân số. Với 90 triệu người, chúng ta có 90 triệu người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, Việt Nam là thị trường lớn, tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để liên kết quốc gia, khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu khi nền kinh tế của đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng với khu vực và thế giới. Điều đó sẽ tạo đà cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

(nguồn từ website: www.gso.gov.vn). • Môi trường toàn cầu

Việt Nam đang mở cửa hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp trong nước đối mặt với cạnh tranh nhưng cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường tiêu thụ mới.

Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng thông thoáng, các địa phương thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đầu tư do đó đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam. Do đó doanh nghiệp có cơ hội huy động được các nguồn vốn rẻ trực tiếp từ nước ngoài hay gián tiếp qua thị trường chứng khoán.

Đối với ngành điện, do cơ chế giá điện hiện nay nên việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành điện còn hạn chế, ngược lại do giá điện thấp các công nghệ lạc hậu, tiêu thụ điện cao có nhiều cơ hội thâm nhập vào Việt Nam thông qua các đầu tư nước ngoài trực tiếp, tạo ra gánh nặng lớn cho ngành điện.

Môi trường văn hóa xã hội

Việt Nam còn thiếu điện, nhưng ý thức sử dụng tiết kiệm điện của người dân chưa cao. Các ngành sản xuất còn sử dụng các thiết bị công nghệ cũ nên tiêu thụ rất nhiều điện. Tốc độ tăng trưởng GDP so với tốc độ tăng trưởng ngành điện còn thấp so với các nước trong khu vực. Do đó xã hội cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho điện năng.

Nhân khẩu học:

Dân số Việt Nam đang ở thời kỳ vàng, lực lượng lao động trẻ chiếm đa số và có trình độ ngày càng cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi đối với ngành điện là một ngành cần nhiều lực lượng lao động trẻ và trình độ cao, tiến đến làm chủ công nghệ và ít phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài.

Dân số đông và đời sống nhân dân ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng nhanh, tạo áp lực về đầu tư cho ngành điện Việt Nam.

Yếu tố công nghệ:

Khoa học công nghệ ngày nay phát triển nhanh, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin và điện tử, được ứng dụng một cách triệt để vào quản trị sản xuất và quản lý.

Các thiết bị kỹ thuật số ngày nay được ứng dụng phần lớn vào các hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ rele. Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho việc phát triển các hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hiện đại.

Trên cơ sở đó, các công nghệ về sản xuất điện năng cũng phát triển vượt bậc, hiệu suất nhà máy không ngừng nâng cao, hệ thống điều khiển tiến tới tự động hóa hoàn toàn.

Yếu tố tự nhiên:

Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu càng ngày càng rõ nét. Biến đổi khí hậu đã gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy điện nói chung, đặc biệt cho các nhà máy thủy điện nói riêng

2.2.2.2Môi trường vi mô

Môi trường ngành

Về dự báo phụ tải theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 là: Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% đến 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến.

Nhu cầu điện năng ở Việt Nam tăng trưởng không ngừng. Khả năng cung ứng của ngành điện hiện nay còn rất hạn chế do thiếu nguồn, thiếu vốn đầu tư, không có công suất dự phòng, thiếu hụt công suất trong giờ cao điểm. Do vậy ngành điện phải áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên, làm cho sản xuất và sinh hoạt xã hội chịu nhiều ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là do chậm tiến độ của các dự án nguồn điện mới là thiếu vốn đầu tư và là do giá điện được Chính phủ kiểm soát nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.

Do việc thiếu hụt điện trong nhiều năm liền ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc gia, chính phủ Việt Nam đã ra quyết định về lộ trình thị trường điện Việt nam với 3 cấp độ

* Cấp độ 1:

Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2005 đến năm 2008).

Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc EVN để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo mô hình một đơn vị mua duy nhất. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh.

Các công ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tiếp tục bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký kết.

Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2009 đến năm 2014). Hiện nay thị trường điện đang giai đoạn này

Cho phép các nhà máy điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tham gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (theo mô hình một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện lên thị trường thông qua các hợp đồng PPA ( Power Purchase Agreement) và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều tiết điện lực quy định.

* Cấp độ 2

Bước 1: thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2015 đến năm 2016).

Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm. Cho phép hình thành một số đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện hiện tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải điện quốc gia duy nhất trực thuộc EVN; các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện do EVN tiếp tục quản lý.

Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2017 đến năm 2022).

Cho phép các công ty phân phối điện hiện thuộc EVN được chuyển đổi thành các công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần) để mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho các công ty này. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn.

* Cấp độ 3

Bước 1: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2022 đến năm 2024).

Cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mô thích hợp để triển khai thí điểm. Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối được lựa chọn thí điểm sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới phân phối; các đơn vị bán lẻ điện sẽ cạnh tranh

để bán điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn điện.

Bước 2: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024).

Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc trực tiếp mua điện từ thị trường.

Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu về hoạt động điện lực được phép thành lập mới các đơn vị bán lẻ điện để cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị này được quyền mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện.

* Các đối thủ cạnh tranh:

Do đặc thù đặc thù của ngành điện hiện nay là độc quyền tự nhiên, cung không đủ cầu. Hiện nay EVN độc quyền trong khâu phân phối và truyền tải, còn khâu phát điện mới ở bước đầu của thị trường cạnh tranh.

Tuy nhiên khi bước vào cấp độ 2, với sự tham gia chào giá bán điện của các nhà máy độc lập IPP, thì sự cạnh tranh đã thực sự bắt đầu. Việc nghiêncứu đối thủ là cần thiết trong quá trình hoạch định chiến lược.

Qua nghiên cứu về thực trạng và mục tiêu chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, Công ty cổ phần thuỷ điện Ialy xác định 2 đối thủ cạnh tranh để phân tích đánh giá.

* Sơ lược về Công ty thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi:

Công ty thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi có phạm vi hoạt động ở địa bàn Tây nguyên, là đơn vị thành viên thuộc EVN, hạch toán độc lập từ năm 2005. Công ty quản lý vận hành 04 nhà máy có tổng công suất lắp đặt là 642,2 MW. Tổng số CBCNV là 220 người. Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh điện năng; Kinh doanh các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện; Dịch vụ tư vấn giám sát, lắp đặt thiết bị; Đào tạo nguồn nhân lực máy thuỷ điện; Dịch vụ tư vấn giám sát, lắp đặt thiết bị; Giá thành sản xuầt điện bình quân là 437 đồng/1 kwh, giá mua bán điện với EVN qua các năm bình quân là 568.1đ/kWh.

(nguồn: Bảng cáo bạch của Công ty thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi)

Công ty cổ phần thuỷ điện A Vương đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 2007. Công suất lắp đặt nhà máy thuỷ điện A Vương là 210MW. Tổng số CBCNV là 180 người. Ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh nguồn điện; Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành, thí nghiệm, bảo trì sửa chữa các nhà máy điện và công trình công nghiệp; dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực vận hành, sửa chữa cho các nhà máy thuỷ điện; Xây lắp công trình điện, công trình viễn

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty thủy điện Italy đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w