Tình huống thứ mười:

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM về pháp luật (Trang 33)

X- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)

10. Tình huống thứ mười:

K là người ham mê cờ bạc, rượu chè, mỗi khi thua bạc về nhà thường hay chửi bới, đánh đập vợ con. Chị Y vợ anh đã phải nhẫn nhục chịu đựng và quen với những trận đòn vô cớ. Mặc dù đã được chính quyền, đoàn thể nhắc nhở nhiều lần xong K vẫn chứng nào tật ấy. Mới đây, K còn bắt chị Y là vợ đưa tiền học của con để đi đánh bạc, do chị Y không đưa tiền nên K đã đánh đập chị phải vào viện cấp cứu.

Theo anh (chị) hành vi của K có phải là hành vi bạo lực gia đình không và hướng xử lý đối với hành vi này như thế nào?

Trả lời:

* Hành vi của K là hành vi bạo lực gia đình, thể hiện rất rõ qua hai hành vi là thường xuyên chửi bới và đánh đập vợ, minh chứng rõ nhất là hành vi đánh chị Y phải nhập viện. Bởi vì theo Điều 2, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có quy định 09 hành vi bạo lực gia đình trong đó có hành vi "Hành hạ,

ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng"

và hành vi "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm".

* Hướng xử lý:

Theo quy định tại các Điều 17, Điều 42 và Điều 43, Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì K sẽ bị áp dụng biện pháp góp, phê bình trong cộng đồng dân cư. Trong thời hạn 06 tháng kể từ áp dụng biện pháp này góp, phê bình trong cộng đồng dân cư mà vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Theo Điều 9 và Điều 11 của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì:

Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình và hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền tối thiểu 1.000.000 đồng và tối đa là 2.000.000 đồng.

Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

* Còn nếu hành vi bạo lực gia đình của K mà gây ra hậu quả nghiêm trọng (như chết người, gây thương tích...) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội giết người (theo Điều 93, Bộ luật hình sự), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (theo Điều 104, Bộ luật hình sự) hoặc Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (theo Điều 151, Bộ luật hình sự).

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM về pháp luật (Trang 33)