X- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)
3. Tình huống thứ ba
Ông Sâm có 03 người con, H là người con trai cả đã lập gia đình và ra ở riêng. Do cờ bạc nên vợ chồng H đã phải bán nhà và xin đến ở nhờ gia đình bố mẹ. Do H hứa hẹn tu chí làm ăn nên ông Sâm đã đồng ý cho H cùng vợ và 02 đứa con đến ở. Nhưng chỉ được 03 tháng thì H lại chứng nào tật ấy, gây xô xát mâu thuẫn trong gia đình. Vì vậy, ông Sâm và vợ không muốn cho H ở cùng nữa và có ý định bán nhà đi ở nơi khác. H đã ký vào biên bản đồng ý và xin ông bà một ít tiền để đi thuê nhà. Nhưng đến khi có người mua nhà thì H lại trở mặt không cho bán và thách đố nếu ông bà bán nhà thì sẽ phá mìn làm sập nhà. Hiện nay, H không chịu đi nơi khác mà lại còn phá rối, gây trở ngại. Vụ việc đã được hòa giải nhưng không thành.
Bạn hãy xử lý tình huống trên.
Vì vợ chồng ông Sâm là chủ sở hữu căn nhà nên căn cứ Điều 197 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về quyền định đoạt của chủ sử hữu thì vợ chồng ông Sâm có quyền cho gia đình người con trai ở nhờ với điều kiện phải giữ đúng cam kết không gây mâu thuẫn, tôn trọng cha mẹ. Trường hợp người con không tuân thủ cam kết thì vợ chồng ông Sâm có quyền không cho ở nhờ nữa. Nếu người con không đồng ý vẫn phá phách gây rối không chịu chuyển đi chỗ khác, cản trở việc mua bán, thì ông Sâm có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể:
- Căn cứ vào Điều 1, Bộ Luật tố tụng Dân sự thì ông Sâm có quyền yêu cầu Toà án buộc H phải trả lại phần nhà thuộc quyền sở hữu của mình mà H đang chiếm dụng. Việc đưa ra UBND phường thì phường chỉ có chức năng hoà giải. Do đó, ông Sâm cần yêu cầu toà án giải quyết. Khi bản án có hiệu lực pháp luật của toà án ông Sâm có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế gia đình H ra khỏi nhà để thực hiện việc bán nhà rồi chia tiền cho các con.
- Căn cứ Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nghĩa vụ và quyền của con: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với
cha mẹ…Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”.
Nếu người con có hành vi gây rối, đe doạ tính mạng tài sản thì ông Sâm có quyền yêu cầu cơ quan Công an khởi tố về tội đe doạ giết người và huỷ hoại tài sản hoặc cố ý là hư hỏng tài sản theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự.