X- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)
14. Tình huống thứ mười bốn
Nhà bà Sinh và bà Ngọc là hàng xóm liền kề nằm trên một đường chính, tập trung đông dân cư của thành phố L. Bà Sinh kinh doanh bún, cháo ăn sáng rất đông khách, bà Ngọc thì mở cửa hàng bán tạp hoá. Sau một thời gian, bà Ngọc bán thêm bánh mì Batê. Do vậy, khách ăn sáng đã chuyển một phần sang ăn bánh mì Batê ở quán bà Ngọc. Cho rằng bà Ngọc tranh khách của mình nên bà Sinh thường xuyên có những lời lẽ bóng gió không hay, thậm chí còn đổ cả nước thải ra đường, chảy sang phía nhà bà Ngọc, gây mất vệ sinh chung, từ đó gây nên mâu thuẫn giữa hai nhà gia đình.
Theo anh (chị) trong vụ việc trên, ai đúng ai sai, tại sao?
Trả lời:
- Theo quy định tại Điều 50 của Bộ Luật dân sự năm 2005 thì Quyền tự
do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì bà Ngọc có quyền được tự do kinh doanh và việc bà Sinh cho rằng việc kinh doanh của bà Ngọc làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của của gia đình bà là không có cơ sở.
- Hành vi đổ nước thải ra đường gây mất vệ sinh chung là vi quy định tại điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
Căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 9 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự Bà Sinh sẽ bị
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của mình, cụ thể: "phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung"