Tình huống thứ sáu:

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM về pháp luật (Trang 29)

X- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)

6.Tình huống thứ sáu:

Tiến và Hương yêu nhau từ khi còn học phổ thông. Học xong lớp 12, Hương đi học trung cấp y và về làm ở trạm y tế xã. Tiến đi học đại học xây dựng, tốt nghiệp Tiến về làm tại một công ty xây dựng của tỉnh. Làm nghề xây dựng nên cuộc sống của Tiến nay đây mai đó quanh năm nhưng tình cảm của Tiến dành cho Hương không hề thay đổi. Quan hệ của hai người được hai bên gia đình ưng thuận và dự định tổ chức lễ cưới trong kỳ nghỉ phép của Tiến. Do bận công việc nên sát ngày cưới Tiến mới về. Lễ cưới vẫn diễn ra đúng ngày đã chọn, nhưng Tiến và Hương chưa kịp đăng ký kết hôn trước khi cưới như đã dự định. Sau đó Hương giục Tiến đi đăng ký kết hôn, nhưng Tiến nói với Hương rằng “mình đã tổ chức cưới xin đàng hoàng, cả làng, cả xã, cả Bí thư Đảng uỷ, cả Chủ tịch uỷ ban đều đến dự còn ai không biết mà phải đăng ký. Cái chính là vợ chồng thương yêu nhau, đăng ký hay không thì cũng không có nghĩa lý gì”

Hương băn khoăn không biết Tiến nói như vậy có đúng không? Là một cán bộ đoàn anh (chị) hãy lý giải nhưng băn khoăn của Hương.

Trả lời:

* Theo tình huống trên thì Tiến nói như vậy là không đúng.

Vì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

“Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.”

Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 nêu trên đều không có giá trị pháp lý.

Việc tổ chức lễ cưới là một truyền thống văn hoá của dân tộc. Thường thì lễ cưới được tổ chức sau khi đôi trai gái đã đăng ký kết hôn trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đấy là dịp để mọi người trong cộng đồng chia vui với đôi trai

gái, mừng cho họ đã được pháp luật công nhận là vợ chồng. Việc hai người tổ chức lễ cưới không có giá trị pháp lý và cũng không chứng tỏ rằng hai người là vợ chồng trước pháp luật.

* Tiến nói “Đăng ký hay không thì cũng không có nghĩa lý gì” là sai.

Tại Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nam, nữ không

đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Tiến và Hương đã được 02 bên gia đình tổ chức lễ cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì vẫn không được công nhận là vợ chồng, và hậu quả của việc không đăng ký kết hôn là rất nghiêm trọng, như:

- Trong suốt quá trình chung sống với nhau, tài sản ai làm ra vẫn là của người ấy, Hương không có quyền gì với những tài sản mà Tiến làm ra.

- Hai người không có quyền thừa kế tài sản của nhau.

- Nếu sinh con, thì khi đi đăng ký khai sinh phần khai của bố trong giấy khai sinh của con sẽ bị bỏ trống .

- Mặt khác bất cứ lúc nào Tiến cũng có thể cưới hoặc đăng ký kết hôn với một phụ nữ khác mà Hương không có quyền phản đối.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM về pháp luật (Trang 29)