X- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)
13. Tình huống thứ mười ba
Anh Hoàng có cầm cố chiếc máy bơm nước cho anh Lập để vay số tiền là 500.000đ mua phân bón làm ruộng. Vì số tiền không lớn nên hai bên đã không lập hợp đồng bằng văn bản mà chỉ hợp đồng miệng. Thời gian cầm chiếc máy bơm là 04 tháng với lãi suất là 1%/tháng.
Do có người hỏi thuê chiếc máy bơm nước anh Lập đã lấy chiếc máy bơm nước nêu trên cho người khác thuê. Anh Hoàng phát hiện và yêu cầu anh Lập phải đình chỉ ngay việc đó nhưng anh Lập không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn. Theo Anh (chị) vụ việc trên ai đúng, ai sai, tại sao ?
Trả lời:
Thứ nhất việc cầm cố tài sản bằng miệng là trái quy địh của pháp luật. vì Điều
327, Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định "Việc cầm cố tài sản phải được lập
thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính." Thứ hai: Khi cầm cố tài sản “không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý” (khoản 3, Điều 332 Bộ luật dân sự năm 2005). Trường hợp nêu trên hai bên không có thỏa
thuận rõ ngay từ đầu nên việc anh Lập tự ý đem sử dụng chiếc máy bơm trong thời gian cầm cố là sai do không hiểu rõ các quy định của pháp luật.
Mặc dù từ đầu không giao kết cho khai thác chiếc máy bơm nước nhưng anh Lập vì thấy anh Hoàng thiếu tiền mua phân bón nên nhận cầm cố với lãi suất thấp. Trong thời gian mùa vụ bận rộn để phục vụ nhu cầu cày cấy bà con trong xóm, do đó anh Hoàng cũng nên cho anh Lập sử dụng chiếc máy bơm nước để cho bà con thuê và anh Lập giảm một ít lãi suất hoặc chia cho anh Hoàng một ít tiền thu được trong việc cho thuê chiếc máy bơm nước. Trường hợp này 02 anh nên thoả thuận bổ sung việc thực hiện hợp đồng.