VI. Cấu trúc của đề tài
3.2.2. Những hình tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật
3.2.2.1. Hình tượng quê hương
Trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ thống nhất đất nước ở miền Nam thơ ca đã tạo được nhiều thành tựu mới ở đề tài quê hương trong đấu tranh và xây dựng. Hình tượng quê hương trong thơ Phạm Tiến Duật cũng được thể hiện ở hai bình diện đó. Quê hương trong thơ ông trước hết là miền Bắc với thủ đô Hà Nội vào những ngày sục sôi kháng chiến
Em gái nào đây chơi đàn tam thập lục Giữa trưa này anh không ngủ lắng nghe Thủ đô ta vảo giờ trực chiến
(Đàn tam thập lục – Thủ đô ta)
Nhà thơ nhớ về quê hương với những hình ảnh thân thuộc. Đó là quê hương miền Bắc (Phú Thọ) đang trong không khí sôi nổi làm việc của những ngày tăng gia sản xuất, tất cả vì miền Nam phía trước:
Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu
(Cái cầu)
Tuy nhiên hình ảnh quê hương được nói đến nhiều nhất là quê hương miền Trung. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là nơi đã gắn bó với tác giả trong suốt những năm chiến đấu ác liệt nhất. Vui có, buồn có, mất mát hy sinh có ... Tất cả đều có. Nó đã in sâu trong tâm trí nhà thơ và trở thành đề tài để ông sáng tác. Rất nhiều những bài thơ hay đã được viết từ mạch cảm xúc đó.
Tháng 11/1965 nhà thơ cùng các đồng đội đi qua thành phố Vinh, chứng kiến cảnh hoang tàn, đổ nát của thành phố sau trận bom của Mỹ dội xuống, Phạm Tiến Duật đã viết bài thơ “Qua một mảnh trời thành phố Vinh”
Qua mảnh trời ngói vỡ Thấy ánh đạn ta bay trên đó Cũng đủ nhìn sao đứng, sao sa Cũng đủ để gió sông Lam vào nhà Ru ta ngủ lại
(Qua một mảnh trời thành phố Vinh)
Hay lần nhà thơ đi qua Hà Tĩnh, gặp các cô gái thanh niên xung phong đang làm đường ở đó
Em đóng cọc rào quanh hố bom Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru
(Gửi em, cô thanh niên xung phong)
“Nghe hò đêm bốc vác” là bài thơ Phạm Tiến Duật viết về tỉnh Thanh Hóa
Vẫn in trời núi mưa một dải Bà Triệu ra quân còn vết chân voi Gọng cối đá còn giơ giữa đỉnh núi Nhồi Xay bột bánh khao quân một thuở Xưa Thanh Hóa và nay Thanh Hóa
Hậu phương nghìn đời vững chãi của ta đây
(Nghe hò đêm bốc vác)
Đó còn là không khí hào hứng, vui tươi của thành phố Vinh đang trong thời gian xây dựng khôi phục lại
Bạn bè ơi hãy san phẳng và đầm
Nén chặt xuống làm nền: ngày tháng cũ
Dựng mẫu nhà cao tầng, san đường và trải nhựa Đấy là Vinh quê Bác ở gần thôi
(Gửi về Vinh thành phố dọc đường)
3.2.2.2. Hình tượng người chiến sĩ
Hình tượng người chiến sỹ được Phạm Tiến Duật nhắc đến nhiều lần. Trong 57 bài thơ thì có tới 28 lần xuất hiện với những tên gọi khác nhau như: chú bộ đội, anh bộ đội, chiến sỹ phòng không, đồng chí bộ binh, đồng chí coi kho,...
Người chiến sỹ là sức mạnh chủ lực quan trọng tạo nên khí thế chiến đấu cho cuộc kháng chiến. Đó là những hình ảnh của những con người anh dũng, kiên cường chiến đấu để dành lại tự do cho quê hương đất nước. Trong họ lúc nào cũng sục sôi, nung nấu ý chí đấu tranh
Tôi cũng nhìn lên bầu trời lúc ấy Rơi từ mây những cánh bướm đen;
Cậu chiến sỹ bên tôi ngồi xuống, đứng lên Sốt ruột vì nghe nứa nổ;
Người cán bộ già nằm trên bãi cỏ Đăm đắm nhìn tàn lá đang rơi
(Những mảnh tàn lá)
Đi từ người chiến sỹ, hình ảnh người lính còn tượng trưng cho cuộc kháng chiến nhiều khó khăn gian khổ và thử thách. Họ vẫn lạc quan đi vào cuộc chiến
Cái hôm con đường chiến dịch mới làm xong Bộ đội với thanh niên nhìn nhau cười mặt lấm Áo khét thuốc bom áo nồng bụi bậm...
(Áo của hôm nào người của hôm nay) Hay ở một câu thơ khác
Những đồng chí công binh lầm lì Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát Trên áo giáp lấm đầy đất cát
Lộp độp cơn mưa sắt đuối tầm
(Vầng trăng và những quầng lửa)
Người lính ấy vừa là người chiến sỹ trên chiến trường lại vừa là người thầy dạy chữ cho các em nhỏ ở Tây Nguyên. Ta bắt gặp những hình ảnh thật cảm động
Những người chiến Sỹ mặc áo hở vai Muỗi đốt tím bầm miệng vẫn cười tươi rói Bom đạn đã coi thường, có kể gì no đói Chỉ mong các em mau lớn nên người Và giữa Tây Nguyên, đạn vẫn nổ xé trời
Các hướng tiến công của bộ binh ta vẫn ào ào bảo lửa Nhưng trường học của các em không một ngày đóng cửa Trang vở các em ngày một dày lên.
(Gửi các em bé ở trường Tây Nguyên ngày trước) Hình ảnh người lính còn là biểu tượng của những hy sinh thầm lặng. Tuy tác giả ít nói về điều đó nhưng ở một số bài đọc lên ta có cảm nhận được điều đó. Nhưng nó không diễn tả cái mất mát, đau thương mà ngược lại đó là sự lạc quan,
yêu đời, tin tưởng ở ngày mai tươi sáng của đất nước. Hình ảnh chiến sỹ coi kho trong bài thơ “Tiếng cười của đồng chí coi kho” là một ví dụ. Người đồng chí ấy tám năm liền phải sống trong hang núi; mười năm phải xa làng quê. Tất cả đều vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trước gian khổ, sống chết họ không lo âu đã đành mà họ cũng không cao giọng lên gân, không biểu lộ một vẻ “anh hùng” cá nhân “chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo” mà họ luôn luôn giữ vẻ bình dị mộc mạc. Đồng chí coi kho đó sống giữa bom đạn thật “nhẹ nhõm”
- Tiếc năm ngoái anh không tới đây Mười bảy trận bom Mỹ dội một ngày Vải dù pháo sáng dùng không hết Thừa thãi ống bom bi rốc két Thả sức cưa làm ống làm ca
Sự nhẹ nhõm này còn cao hơn cả sự dũng cảm; việc bám trụ ở đây gần như là tự nhiên, có gì mà phải nói. Phạm Tiến Duật đã rất xúc động trước hình ảnh người chiến sỹ coi kho ấy
Đồng chí coi kho ơi Đừng nói nữa bởi vì tôi
Ôm đồng chí đã khôn cầm nước mắt Mười năm sống xa phố, xa làng Tám năm ở trong núi trong hang Tất cả riêng chung...
Dành cho miền Nam tất cả...
(Tiếng cười của đồng chí coi kho)
Thế mà những điều ấy đối với người đồng chí coi kho dường như không có gì đáng kể. Tiếng cười bật lên tự nhiên sảng khoái, đối chọi lại với chiến tranh, với những hy sinh gian khổ
Đồng chí coi kho cười ha hả Chẳng có tiếng cười nào
Vang hơn tiếng cười trong hang đá
(Tiếng cười của đồng chí coi kho)
Chiến tranh ở đâu cũng là hoàn cảnh bất thường, là những gương mặt đau thương, nghị lực và ý chí. Nhưng điều đặc biệt là trong gian khổ ác liệt những người chiến sỹ vẫn bình thường, ung dung như trong mọi hoàn cảnh khác. Họ như muốn lấy cái bất biến mà ứng phó với cái vạn biến, thể hiện trạng thái tinh thần vượt lên tình thế của một dân tộc vốn có truyền thống lạc quan, tự tin chiến thắng. Tất cả đã tạo nên một tập thể anh hùng luôn có mặt để cùng đấu tranh giải phóng đất nước, từ những cô gái thanh niên xung phong, đến ông già thuốc Bắc ra làm dân quân tự vệ, những bà mẹ nuôi dấu bộ đội, những cô gái văn công, ... Hình tượng người lính và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã trở thành một mảng sống lấp lánh trong thơ Phạm Tiến Duật.
3.2.2.3. Hình tượng người phụ nữ
Nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nói đến hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng tập thể con người như hình tượng nhân dân. Nhân dân trong thơ kháng chiến bao gồm đủ mọi tầng lớp, mọi miền quê, mọi lứa tuổi. Nhân dân trong quá khứ lịch sử hào hùng hôm qua và nhân loại hôm nay. Thơ Phạm Tiến Duật có một mảng đề tài viết về người phụ nữ trong đó hai nhân vật được nhà thơ yêu quý và trân trọng nhất là người mẹ và người con gái trong cuộc kháng chiến.
a. Hình tượng người mẹ
Ta thấy hiện lên là hình ảnh người mẹ giàu đức hy sinh và tình cảm thắm thiết, người mẹ ấy cũng chứa đựng lòng căm thù giặc sâu sắc.
Cam này thơm lại ngọt Các con ăn mẹ gọt Giặc Mỹ thua tơi bời Thế là lòng mẹ vui
(Mùa cam trên đất Nghệ)
Hình ảnh người mẹ còn là hiện thân của quê hương, đất nước, của những gì thân thương, gần gũi nhất
Ra trận là dũng sỹ Bên mẹ thành trẻ con Bầu sữa quê ta đó Rót vào chùm quả ngon
(Mùa cam trên đất Nghệ)
Đó là hình ảnh bà mẹ ở Nam Hoành, chồng chết vì bom, con gái cho đi đánh giặc, bản thân mẹ cũng đi nuôi dấu chiến sỹ cách mạng
Ngọn đèn dầu chỉ sáng lom đom Soi một dáng lưng còng vất vả Cha con bị bom đêm đánh cá Em gái con mẹ cho nó tòng quân
(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)
Thế nhưng trong mọi hoàn cảnh, người mẹ ấy luôn khao khát, mong ước, hy vọng về một cuộc sống độc lập tự do quê hương sạch bóng quân thù dù có phải đánh đổi tất cả
Nửa phần đất giặc phải ngừng ném bom
Nhớ câu nói của mẹ, câu nói như chắt từ nước mắt - Thà ăn muối suốt đời
Còn hơn là có giặc
Hình ảnh người mẹ trong thơ Phạm Tiến Duật gắn liền với sự cao cả trong khả năng che chở bảo vệ cách mạng, trong sức chịu đựng bền bỉ, trong những khó khăn gian khổ và còn thể hiện ở sự dũng cảm tham gia cuộc chiến đấu.
b. Hình tượng người con gái
Cùng với hình tượng người mẹ, thơ Phạm Tiến Duật còn dành tình cảm sâu sắc cho những người nữ thanh niên xung phong, những người nữ chiến sỹ đang chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn ác liệt.
Hình ảnh người con gái thanh niên xung phong được Phạm Tiến Duật miêu ta thật sinh động, tràn đầy sức trẻ nhiệt huyết
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lừa anh nói là Thạch Nhọn Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh hố bom Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để
(Gửi em cô thanh niên xung phong)
Những cô gái thanh niên xung phong vừa giỏi nhiệm vụ trên trận tuyến cũng rất đảm đang khi trở về sản xuất
Em bảo tôi rằng: Nay nghề mới trồng dâu
Xưa ngụy trang cho đường, nay ngụy trang cho núi Xưa vội mở đường, nay khai hoang cũng vội
Lấp hố bom rồi nghe đất gọi lên đây
(Áo của hôm nào người của hôm nay) Xúc động hơn khi nhà thơ nhắc đến hoàn cảnh của những người chiến sỹ, tuổi xuân chôn vùi nơi chiến trường ác liệt
Đã sáu bảy năm em gái xa nhà
Ba lăm tuổi chuyện chồng con chưa nói Cả một thời thanh xuân sôi nổi
Ở bên nhau bếp lửa giữa rừng xa
(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)
Phạm Tiến Duật đã dành cho họ những ca từ đẹp nhất để ca ngợi
Cũng như em những bông hoa không hỏi Những bông hoa chỉ nở trả lời
...
Cũng như em hoa đến kỳ tươi thắm Chỉ như trêu như ghẹo thế thôi Sự có mặt đã là câu hỏi lớn
(Những bông hoa không hỏi)
3.3. Tiểu kết
Ở phương diện ngữ nghĩa, thơ Phạm Tiến Duật bao gồm những đặc điểm sau:
- Thơ Phạm Tiến Duật có các từ ngữ như: lớp từ chỉ địa danh, lớp từ chỉ quê hương tổ quốc, lớp từ chỉ kháng chiến, lớp từ chỉ màu sắc,...các lớp từ này đã phản ánh khá trung thực về một giai đoạn chiến tranh khốc liệt, dữ dội của nhân dân ta.
- Nhiều hình ảnh, hình tượng thơ xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật, đó là hình tượng quê hương yêu dấu, hình tượng người chiến sỹ anh dũng kiên trung, hình tượng những người mẹ, người nữ chiến sỹ (thanh niên xung phong),...
KẾT LUẬN
Qua khảo sát, thống kê và tìm hiểu 57 bài thơ của Phạm Tiến Duật chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
1. Trong sáng tác của mình, Phạm Tiến Duật dùng khá nhiều thể thơ nhưng nhìn chung tác giả sử dụng nhiều nhất là các thể: Thơ năm chữ, thơ bảy tám chữ, thơ lục bát, thơ tự do. Chính sự đa dạng này đã thể hiện được khả năng sáng tác của nhà thơ đồng thời góp phần biểu đạt đầy đủ những nội dung và những cảm xúc của tâm hồn.
2. Thơ Phạm Tiến Duật sử dụng nhịp điệu khá đa dạng, linh hoạt cùng với cách gieo vần phong phú như vần chính, vần thông, vần ép, vần chân, vần liền, vần ôm, ... Chính cách gieo vần và tạo nhịp cùng với những đặc trưng về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu đã tạo nên tính nhạc trong thơ. Vì vậy ta thấy thơ ông khi mang âm điệu lãng mạn tươi trẻ, có khi lại hào hùng, sôi nổi như những khúc tráng ca bất hủ.
3. Cách thức tổ chức bài thơ của Phạm Tiến Duật cũng mang những đặc điểm riêng. Thơ ông có cả những bài ngắn, những bài vừa đến những bài dài, nói chung không bị gò bó, giới hạn bởi câu chữ. Tất cả những gì ông đã trải nghiệm, đã chứng kiến đều được ông truyền đạt vào trong thơ.
4. Với việc sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ cũng góp phần làm nổi bật đặc điểm của ngôn ngữ Phạm Tiến Duật: ngôn ngữ thơ ông có cái gì giản dị, tự nhiên như lời nói hàng ngày. Là tiếng nói sôi nổi, trẻ trung và mới mẻ của một hồn thơ trẻ.
5. Trong thơ Phạm Tiến Duật có những lớp từ như lớp từ chỉ địa danh, chỉ quê hương đất nước, lớp từ chỉ kháng chiến, lớp từ chỉ màu sắc, lớp từ chỉ anh em...
Việc sử dụng các lớp từ với tần số cao đã phản ánh được không khí nóng bỏng, khốc liệt của đất nước ta trong chiến tranh và làm nổi bật một tâm hồn thơ mang đậm cảm hứng lịch sử, mang nặng những suy tư về dân tộc, thời đại.
6. Phạm Tiến Duật cũng đã tạo nên trong thơ một hệ thống hình ảnh, biểu tượng phong phú. Đó là hình tượng quê hương; là những người chiến sỹ anh dũng, kiên cường; là những người mẹ Việt Nam nuôi dấu chiến sỹ cách mạng; là những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên nhí nhảnh nhưng cũng rất anh dũng trước kẻ thù... Những hình tượng ấy đã góp phần thể hiện sức mạnh của nhân dân, của dân tộc trong thời đại chống Mỹ cứu nước.
Phạm Tiến Duật đã mở ra một lối thơ mới, lối thơ tắm mình trong cuộc sống phong phú đa dạng, lối thơ nhập cuộc, nhập thân – nhập cuộc với thời đại, nhập thân với những con người của thời đại và nói bằng chính tiếng nói của đời sống bằng ngôn ngữ của những người trong cuộc. Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, thời kì đòi hỏi và tạo điều kiện cho người viết phải nhập cuộc, nhập thân, phẩm chất nghệ sĩ vốn có trong Phạm Tiến Duật đã được phát huy và tìm được hướng đi đúng và ông đã thành công – “Vầng trăng và những quầng lửa” là một trong những thành công ấy. Trong những năm chiến đấu ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nó đã lôi cuốn mọi người và có tác dụng thúc đẩy mọi người tiến lên phía trước. Đó là điều mà không phải ai cũng có thể đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristore, Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long, NXB Văn học, H.
2. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa kỷ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H. 3. Diệp Quang Ban (Chủ biên), (2000), Tiếng Việt 10, NXB Giáo dục, H.
4. Nguyễn Nhã Bản (2004), Đặc trưng cấu trúc – ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, NXB Văn hóa – Thông tin, H.
5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, H.
6. Vũ Thị Sao Chi (2005), Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam, Tạp chí ngôn ngữ (số 3)
7. Mai Ngọc Chừ (1991), Vầng thơ Việt Nam dưới ánh sáng của ngôn ngữ học,