Phép điệp ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 68)

VI. Cấu trúc của đề tài

2.4.2.Phép điệp ngữ

Điệp ngữ (còn gọi là phép lặp) “là lặp có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe” [ 24; tr 275].

2.4.2.1. Điệp từ

Hiện tượng điệp từ xuất hiện rất nhiều trong thơ của Phạm Tiến Duật.

Điệp từ xuất hiện chủ yếu ở đầu dòng thơ nhằm liên kết và nhấn mạnh đối tượng được nói đến.

Trong nhiều bài thơ tác giả tự xưng là “ta”, “tôi”. Việc sử dụng nhiều lần các đại từ nhân xưng này trong nhiều bài thơ cho thấy được tình cảm, cảm xúc cá nhân và cộng đồng cùng hòa quyện trong thơ ông.

Chẳng hạn:

Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánh Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh Nơi ấy là phòng cưới chúng mình

Ta sẽ làm cây đèn kéo quân thật đẹp

Mang hình những người, những cảnh hôm nay

(Lửa đèn – III. Thắp đèn)

Tôi viết giữa khuya thức dậy cả nhà Tôi tắt ngọn đèn dầu, ngọn đèn tỏa sáng

Ánh sáng của thành Vinh vào những ngày xây dựng Căn gác nhỏ gió lùa – gió mát của thành Vinh

(Gửi về Vinh thành phố dọc đường)

Ở nhiều bài, từ “anh”“em” được lặp lại rất nhiều lần. Ở nhiều vị trí khác nhau, ở đầu dòng, ở giữa dòng, hoặc cuối dòng. Trong bài “Gửi em, cô thanh niên xung phong”, từ “anh” xuất hiện 13 lần, từ “em” xuất hiện 25 lần. Đây là cách gọi, cách xưng hô thân thiện, tình cảm của những người lính với những người nữ thanh niên xung phong.

Ơi em gái chưa một lần rõ mặt Có lẽ nào anh lại mê em

Từ cái đêm “Thạch Nhọn Thạch Kim” Tên em đã thành tên chung anh gọi Em là cô thanh niên xung phong

(Gửi em, cô thanh niên xung phong)

Ở bài thơ khác điệp từ góp phần tạo nên nhịp điệu và liên kết hình ảnh. Đó là hình ảnh bước “đi” của những đạo quân tuyên truyền, những đạo quân nghệ thuật trong bài thơ “Chào những đạo quân tuyên truyền, chào những đạo quân nghệ thuật”.

Đi có mời chào là chị văn công Đi chưa đến đoàn lại ghé sang Đông Là anh làm văn tính hay tỉ mỉ

Đi rất hồn nhiên là anh nhạc sĩ Đi hơi ầm ĩ là xiếc thổi kèn

Tiếp đó, Phạm Tiến Duật đã miêu tả tiếp âm thanh của rừng Trường Sơn nơi có các đạo quân đó đang đi qua

Tiếng người, tiếng xe, tiếng súng, tiếng bom Tiếng đêm khuya con công tố hộ

Tiếng núi xô ầm ầm đá đổ Tiếng gió đi vào, tiếng gió đi ra Tiếng rì rầm hai miền đi qua....

(Chào những đạo quân tuyên truyền, chào những đạo quân nghệ thuật)

2.4.2.2. Điệp cụm từ

Điệp cụm từ xuất hiện trong 32 bài thơ (56,1%) với tần số lặp đi lặp lại khá cao.

Trong bài thơ “Em ơi, sắp một năm tròn” có xuất hiện điệp cụm từ sau

Một năm đời cánh đồng tấp nập những mùa, chiêm Một năm đời con đê nghìn nghìn khối đất

Một năm đời con đường bao nhiêu xe tấp nập Em ơi em, ta chậm biết chừng nào

Cụm từ “Một năm đời”được lặp lại 3 trên 4 dòng thơ của một khổ thơ nhằm mục đích nhấn mạnh về thời gian “1 năm” vừa qua đất nước ta với những việc đã làm được. Qua đó cũng thúc giục, cỗ vũ mọi người phải nhanh hơn nữa, phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Không để thời gian trôi qua một cách lãng phí.

Ở một bài thơ khác cũng là thời gian, nhưng thời gian ở đây là thời gian của sự xa cách , thời gian của sự nhớ thương mà những người lính Trường Sơn trong đó bản thân nhà thơ cũng đang phải đối mặt.

Mười năm ta ở rừng Mười năm đi tìm giặc

Mười năm xa con đường xa lắc

Có nỗi nhớ nào không một bóng trẻ con

(Nhớ về lũ trẻ) Hay khổ đầu tiên của bài thơ “Lửa đèn”

Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả

Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá Quả cây chín đỏ hoe

(Lửa đèn – I.Đèn)

2.4.2.3. Điệp cú pháp

Điệp cú pháp hay lặp lại cú pháp “là một dạng thức của phương thức lập thể hiện ở việc lặp lại trong câu kết ngôn và có thể lặp lại một số hư từ mà chủ ngôn ngữ đã sử dụng” [39; tr 93].

Điệp cú pháp xuất hiện trong thơ của Phạm Tiến Duật chủ yếu ở các dạng sau:

- Điệp cách quãng

Đây là kiểu điệp trong đó từ ngữ được lặp lại đứng ở vị trí xa nhau nhằm gây ấn tượng nổi bật và có tính âm nhạc cao. Ví dụ:

Tùng Cốc, Tùng Cốc

Ơi cây cầu như thể cuộc đời ta Để đường dài lấy dây làm mốc Tùng Cốc, Tùng Cốc

Mảnh đất này Xô Viết năm xưa Lại ào ào cuốn vào cơn lốc

(Qua cầu Tùng Cốc) - Điệp khổ đầu – khổ cuối

Cũng như em những bông hoa không hỏi Những bông hoa chỉ nở trả lời

...

Cũng như em hoa đến kỳ tươi thắm Chỉ như trêu như ghẹo thế thôi

(Những bông hoa không hỏi)

2.4.2.4. Điệp cấu trúc

Đây là kiểu điệp diễn ra ở những câu thơ có mô hình giống nhau xuất hiện trong một bài thơ. Kiểu điệp này thường kết hợp với điệp từ và điệp cụm từ.

Trong thơ Phạm Tiến Duật nó được thể hiện như sau:

Hãy đi cùng những đoàn quân đánh Mỹ Những đoàn quân đi dài

Những đoàn quân đi dài

(Đi trong rừng)

Những dòng thơ có cấu trúc giống nhau đã đem lại sự cân đối, sóng đôi một cách nhịp nhàng.

2.5. Tiểu kết

Qua việc tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật về phương diện hình thức tôi thấy nổi lên những đặc điểm sau:

Phạm Tiến Duật đã sử dụng những thể thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy, tàm chữ, thơ lục bát, thơ tự do. Trong đó chủ yếu nhất vẫn là các thể thơ năm chữ, thơ bảy, tám chữ, thơ lục bát và thơ tự do. Dù sáng tác ở thể nào thì bài thơ của Phạm Tiến Duật cũng đảm bảo được những đặc trưng về ngữ âm (âm điệu, vần điệu, nhịp điệu). Âm điệu trong thơ Phạm Tiến Duật sôi nổi, hào hùng, hóm hỉnh, có khi tình cảm lãng mạn... Vần thơ khá phong phú. Các bài thơ được gieo ở vần lưng, vần chân lại vừa được gieo ở vần chính, vần thông, vần ép. Nhịp thơ khá linh hoạt. Thơ năm chữ xen kẽ hài hòa giữa nhịp 2/3, và 3/2. thơ lục bát có nhịp nhẹ

nhàng như 4/4, 4/2, 5/3, 3/5, 2/2/2,... Thơ bảy, tám chữ và thơ tự do lại có lối ngắt nhịp đa dạng như 4/3, 3/4, 5/3, 3/5,...

Trong thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ, câu thơ không bị gò bó bởi số lượng câu chữ mà trải dài theo mạch cảm xúc. Tiêu đề thơ ngắn gọn, dễ hiểu và sát với nội dung.

Nhà thơ sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ nghệ thuật như so sánh, điệp ngữ. Điều này cũng góp phần bộc lộ phong cách thơ Phạm Tiến Duật, một phong cách trữ tình, trẻ trung, sôi nổi.

CHƯƠNG III

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ PHẠM TIẾN DUẬT XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 68)