Đặc điểm về tiêu đề

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 53)

VI. Cấu trúc của đề tài

2.3.1.Đặc điểm về tiêu đề

Tiêu đề thơ là yếu tố tinh thần cơ bản đầu tiên của nội dung bài thơ làm cho người đọc nhớ và phân biệt với những bài thơ khác.

Tiêu đề trong thơ Phạm Tiến Duật có cả tiêu đề dài và tiêu đề ngắn. Trong 57 bài có 27 bài có tiêu đề từ 1 đến 4 âm tiết (47,7%) như các bài thơ: cái cầu, công việc hôm nay, ông già thuốc bắc, ra đảo, lửa đèn, đèo ngang, nhớ, niềm tin có thật, cái chao đèn, lá lạc tiên,...Những bài có tiêu đề từ hơn 4 âm tiết trở lên là 30 bài

(52,6%). Đó là những bài như: chuyện hàng cây yêu đương, qua một mảnh trời thành phố Vinh, đồng chí lái chính, đồng chí lái phụ và tôi, áo của hôm nào người của hôm nào, đàn tam thập lục - thủ đô ta, gửi về Vinh thành phố dọc đường; gửi các em bé ở trường văn hóa Tây Nguyên ngày trước;... Đặc biệt bài có tiêu đề dài nhất, lên đến 12 âm tiết đó là “Chào những đạo quân tuyên truyền, chào những đạo quân nghệ thuật”.

57 bài thơ của Phạm Tiến Duật chỉ có 2 bài vô đề là “vô đề I”, và

“Vô đề II”, còn lại đều có tiêu đề và hầu hết những bài thơ đó rất dễ hiểu được miêu tả, phản ánh phù hợp với nội dung. “Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành” là tình cảm nhớ thương của tác giả khi nhớ về hình ảnh người mẹ Nam Hoành khi xưa đã che chở nuôi dấu mình. Đó là lòng cảm phục, trân trọng của tác giả với người lính tên Ngãng trong bài “Ngãng thân yêu”. Là hình ảnh chân thực sinh động về tiểu đội xe không kính từ chiến trường đi ra trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”...

Tiêu đề khá rõ ràng cho nên đọc lên người ta có thể nghĩ ngay, hình dung ngay đến nội dung bài thơ sẽ nói gì. Những tiêu đề như thế rất hay và sát đồng thời cũng nói lên tính mộc mạc, chân chất, giản dị của chính nhà thơ.

Tuy nhiên, cũng có một số bài chúng ta phải đọc kỹ, tìm hiểu kỹ cả toàn bài mới phát hiện ra ý nghĩa mà tiêu đề chứa đựng, muốn chuyển tải. Những kiểu bài thơ này không nhiều. Trong thơ ông chỉ xuất hiện 2 bài thơ “Vô đề”: Vô đề I đề II. Vô đề I là lời kêu gọi thúc giục mở đường xây dựng quê hương làng xóm sau những tổn thất chiến tranh. Vô đề II khẳng định sức mạnh của những đoàn quân đi chiến đấu như “đàn trâu mộng”. Có những bài khác không đánh đố người đọc nhưng cũng cần phải đọc kỹ tìm hiểu toàn bài để tìm ra ý nghĩa tiêu đề chứa đựng. Đó là những bài như: Lửa đèn, Vầng trăng và những quầng lửa, Những bông hoa không hỏi, Người ơi người ở,.... “Lửa đèn” có thể coi là bức tranh toàn cảnh về chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ tiến hành trên miền Bắc nước ta. “Những bông hoa không hỏi” là lời ngợi ca về những người nữ chiến sĩ thanh niên xung phong.

“Người ơi người ở” là tình cảm thương mến, bịn rịn không muốn chia tay của những người lính với đồng đội của họ. “Vầng trăng và những quầng lửa” lại là sự

đối lập giữa yên bình và dữ dội. “Vầng trăng” là một cái gì đó thanh cao, đại diện cho tâm hồn, ý chí đấu tranh của người dân Việt Nam, đang đi lên sáng ngời từ dưới những hy sinh đau thương mất mát của ngọn lửa chiến tranh Mỹ xâm lược. Đây là một tiêu đề hay có ý nghĩa sâu sắc và có lẽ vì thế nó được Phạm Tiến Duật chọn làm tên cho tập thơ của mình: “Vầng trăng và những quầng lửa”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật (Trang 53)